Trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1 triệu tấn với kim ngạch thu về gần 2,4 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu cao nhất ghi nhận được của ngành cà phê trong 6 tháng đầu năm kể từ trước đến nay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Giá cà phê thế giới quay đầu tăng, robusta điều chỉnh nhẹ, arabica tăng mạnh phiên cuối tuần. Đồng USD yếu tiếp tục hỗ trợ giá cà phê. Trong khi lượng tồn kho thấp, liên tục giảm mạnh đã hỗ trợ giá cà phê robusta hồi phục nhẹ.
Giá cà phê thu mua trong nước, sau 4 ngày giảm liên tiếp, phiên cuối tuần này hồi phục nhẹ.
Báo cáo xuất khẩu cà phê các loại của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil cho thấy, trong tháng 6 xuất khẩu của nước này đã tăng 8,6% so với tháng trước, nhưng lại giảm 16,6% so với cùng kỳ, kết hợp với tỷ giá đồng Real tăng khiến nông dân giảm bán xuất khẩu, hỗ trợ thị trường giá tăng.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2023 Việt Nam xuất khẩu 1,01 triệu tấn cà phê với trị giá 2,4 tỷ USD, giảm 2,2% về lượng nhưng lại tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm cao nhất từ trước đến nay.
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/7 tăng 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 tăng 15 USD, giao dịch tại 2.540 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 tăng 5 USD, giao dịch tại 2.405 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 tăng mạnh 3,2 Cent, giao dịch tại 160,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 3,25 Cent, giao dịch tại 160,30 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/7 tăng 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng khá tích cực trong thời gian qua do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu thụ cà phê robusta có giá rẻ hơn so với cà phê arabia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát và lãi suất duy trì ở mức cao tại hầu hết nền kinh tế lớn.
Các nhà rang xay buộc phải đáp ứng theo xu hướng này và mua cà phê robusta nhiều hơn để phối trộn với cà phê arabica nhằm giảm giá sản phẩm cà phê xuống mức thấp có thể để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong khi đó, nguồn cung cà phê toàn cầu được Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. ICO cho biết, sản lượng cà phê robusta dự kiến giảm 2,1% trong niên vụ hiện tại xuống còn 72,7 triệu bao, trong khi arabica tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao. Chính tình hình này đã đẩy giá cà phê nội địa và xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp xô đổ các kỷ lục trong những tháng gần đây.