Trang chủChính trịNgoại giaoThương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn...

Thương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn chăng?


Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc bùng nổ từ năm 2018 tới nay chưa hạ nhiệt và ngày càng có dấu hiệu leo thang. Tương lai của quan hệ thương mại giữa hai nước sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 là vấn đề được quan tâm.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn chăng? (Nguồn: Getty)
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng nào sau năm 2024? (Nguồn: Getty)

Với tư cách là nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới, Mỹ và Trung Quốc đã có một lịch sử “đối đầu chiến lược” lâu dài. Sự bùng nổ thương mại giữa hai nước diễn ra vào những năm 1990, khi Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn và là điểm đến quan trọng cho đầu tư của Washington.

Điều này đã tạo ra mối lo ngại ngày càng tăng ở Mỹ về sự mất cân bằng thương mại và tác động tiêu cực đến một số ngành công nghiệp địa phương.

Vào thời điểm Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở đầu năm 2021, quan hệ của Mỹ với Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Mặc dù việc đàm phán và ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc nhằm giải quyết một số mối quan tâm thương mại lớn hơn của mỗi quốc gia, chính quyền ông Trump lúc đó vẫn có lập trường cứng rắn về các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến Bắc Kinh.

Điều này bao gồm nhắm mục tiêu vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và những lo ngại về ảnh hưởng của quốc gia Đông Bắc Á đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi khi dịch Covid-19 bùng phát và Tổng thống Trump chỉ trích cách xử lý đại dịch của Bắc Kinh.

Cuối tháng 1/2021, khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, mặc dù ngôn ngữ và cách cư xử có thể ít mang tính “gây chiến” hơn ông Trump, nhưng Tổng thống Biden đã áp dụng cách tiếp cận thận trọng tương tự người tiền nhiệm trong quan hệ với Trung Quốc.

Ông Biden cũng đã nỗ lực kể từ khi lên nắm quyền để bảo vệ các lợi ích địa chính trị của Mỹ. Có vẻ như mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là một trong số ít các vấn đề nhận được sự đoàn kết trong lưỡng đảng chính trường Mỹ.

Cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trên khắp nước Mỹ vào năm 2024, với các ứng viên của đảng Dân chủ (như đương kim Tổng thống Biden) và đảng Cộng hòa (như Thống đốc bang California Ron DeSantis), những người đều có quan điểm khá cứng rắn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Vậy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng nào sau năm 2024?

Nước Mỹ dưới thời ông Biden: Phải ngăn chặn Trung Quốc

Có vẻ như kỷ nguyên hợp tác mong manh giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi vào bế tắc. Chính quyền của Tổng thống Biden đang ráo riết theo đuổi chiến lược hạn chế sự thống trị của Bắc Kinh, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Đây được đánh giá là một bước đột phá khá lớn so với chính sách của Mỹ trong 30 năm qua.

Để hạn chế điều mà Washington cho là sự trỗi dậy về kinh tế và chính trị của Bắc Kinh, ông Biden đã thực hiện chiến lược “Bảo vệ và Thúc đẩy”.

Để bảo vệ lợi ích của Mỹ, một loạt mệnh lệnh và quy tắc hành pháp đang được thực hiện nhằm làm chậm sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Trong số các biện pháp mới này có cái được gọi là Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDPR). Quy tắc thương mại được cho là “hà khắc” này nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất chip trên toàn cầu cung cấp chip máy tính tiên tiến cho Trung Quốc.

Ngoài ra còn có một sắc lệnh hành pháp tạo ra thẩm quyền liên bang để điều chỉnh các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc (lần đầu tiên chính phủ liên bang có khả năng can thiệp vào ngành công nghiệp Mỹ) và thỏa thuận lưỡng đảng về các bước sàng lọc đầu tư vào quốc gia Đông Bắc Á, cũng như các hạn chế đối với việc sử dụng phần mềm và ứng dụng của Trung Quốc tại Mỹ (như Tik Tok).

Hợp tác với các sáng kiến “bảo vệ” này là chương trình nghị sự của ông Biden nhằm “thúc đẩy” khả năng cạnh tranh của Washington. Điều này liên quan đến việc thực hiện các chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ, bao gồm giảm áp lực lạm phát và duy trì sự ổn định về giá trong các lĩnh vực công nghệ cao chiến lược.

Ví dụ: Đạo luật Tạo ra các khuyến khích hữu ích để sản xuất chất bán dẫn cho Mỹ (còn gọi là Đạo luật CHIPS và khoa học) nhằm củng cố ngành công nghiệp bán dẫn nội địa ở nước này bằng cách cung cấp các ưu đãi tài chính và tài trợ để khuyến khích sản xuất, nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn trong nước. Bộ luật bao gồm các điều khoản về trợ cấp và tín dụng thuế trị giá hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ ngành.

Đạo luật CHIPS và khoa học là một kế hoạch đầy tham vọng của Washington nhằm đưa nước này quay lại thời hoàng kim, trở thành nước dẫn đầu không chỉ về các phát minh và sở hữu bản quyền công nghệ, mà còn là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu trong thập niên tới.

Đạo luật này đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành thành luật từ ngày 9/8/2022 và vào thời điểm đó, quy mô của đạo luật lên tới 280 tỷ USD, trong đó riêng phần dành cho sản xuất chất bán dẫn đã lên tới 39 tỷ USD.

Mặc dù ngành công nghệ cao hiện đang nằm trong danh sách mục tiêu của chính quyền ông Biden, nhưng chính sách này cũng đặt mục tiêu triển khai chiến lược “Bảo vệ và Thúc đẩy” sang các lĩnh vực chính khác như công nghệ sinh học và năng lượng sạch – hai ngành mà Mỹ không muốn để Trung Quốc chiếm lấy vị trí dẫn đầu.

Ông Ron DeSantis sẽ nói gì?

Cách tiếp cận của ông Biden đối với thương mại và hợp tác với Trung Quốc có vẻ cứng rắn, tuy nhiên, vẫn có những người muốn có một lập trường thậm chí còn khắc nghiệt hơn đối với Bắc Kinh. Thống đốc bang California Ron DeSantis, người được coi như “ngôi sao đang lên”, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa, dường như là một trong số họ.

Trung Quốc cảnh báo: Nếu Canada chặn Huawei tham gia 5G sẽ phải trả giá. (Nguồn: Quartz)
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei là mục tiêu trong thương chiến Mỹ-Trung. (Nguồn: Quartz)

Trang web của bang Florida tuyên bố rằng, Thống đốc DeSantis đã ký ba dự luật “…để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại bang Florida”. Đây rõ ràng là sự leo thang căng thẳng và gợi nhớ lại thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Với tư cách là Thống đốc bang Florida, ông DeSantis đã thể hiện rất rõ lập trường của mình liên quan đến quan hệ với Trung Quốc. Ba bộ luật chính ở Florida mà ông đã thông qua bao gồm:

Cấm các thực thể Trung Quốc mua đất nông nghiệp, đất gần trường học hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc đất gần căn cứ quân sự ở Florida.

Cấm bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào được lưu trữ trên các máy chủ có liên quan đến Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào.

Loại bỏ mọi ảnh hưởng của Trung Quốc trong hệ thống giáo dục Florida bằng cách cấm các nhân viên của các tổ chức giáo dục ở Florida nhận bất kỳ quà tặng nào từ các thực thể Trung Quốc.

Chặn quyền truy cập vào những ứng dụng mà ông coi là nguy hiểm, chẳng hạn như Tik Tok, trên bất kỳ máy chủ hoặc thiết bị nào của chính phủ hoặc cơ sở giáo dục.

Mới đây nhất, ngày 9/7, ông DeSantis cho biết sẽ rút lại quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn (PNTR – còn gọi là quy chế tối huệ quốc) với Trung Quốc nếu đắc cử vào năm sau.

Trong quan hệ thương mại với Mỹ, chỉ có một số ít đối tác không hưởng quy chế này. Các khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ một nước hưởng quy chế PNTR sẽ thấp hơn nhiều so với hàng nhập khẩu từ một nước không hưởng quy chế.

Rõ ràng, Thống đốc DeSantis coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với Mỹ, cả về kinh tế và văn hóa. Ông đưa ý tưởng về sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vượt ra ngoài các hiệp định thương mại đơn giản và biến nó thành một cuộc chiến ý thức hệ, tác động đến mọi khía cạnh của đời sống Mỹ – từ thương mại và giáo dục đến niềm tin và lối sống của người dân nước này.

Nếu Thống đốc bang California của đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, chắc chắn quan hệ với Trung Quốc sẽ là một vấn đề quan trọng đối với ông và những nỗ lực cắt giảm thương mại giữa hai nước sẽ được khuếch đại.

Tuy nhiên, có khả năng là vào năm 2024, Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm giảm khối lượng thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao (kéo theo các lĩnh vực quan trọng khác).

Có khả năng các quy trình hải quan sẽ ngày càng trở nên phức tạp khi hai bên đều đưa ra các biện pháp để bảo vệ nền kinh tế của chính họ và thúc đẩy phát triển tại địa phương. Nếu Thống đốc DeSantis đắc cử chức Tổng thống Mỹ, chắc chắn căng thẳng Mỹ-Trung Quốc sẽ leo thang đáng kể.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine...

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận trực tiếp, Nga cáo buộc Mỹ "nháy mắt" cho Ukraine tấn công vào Dòng chảy phương Bắc, Indonesia giải cứu công dân mắc kẹt ở Myanmar, Na Uy đóng cửa cơ quan đại diện tại Palestine... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Chiến dịch của bà K. Harris tập trung vào giá thực phẩm, nhà ở và chăm sóc y tế

Trong bài phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở bang North Carolina vào ngày 16/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ trình bày một số chi tiết trong chương trình nghị sự kinh tế của mình. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử tại Las Vegas, bang Nevada ngày 10/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trong đó, việc giải quyết tình trạng giá thực phẩm và nhà ở cao được xem là...

Thủ tướng Kishida và Tổng thống Biden không tái tranh cử, thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn liệu có diễn ra trong năm nay?

Ngày 15/8, một quan chức thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng đã gợi ý khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vào cuối năm nay.

Bà Harris đồng ý ‘thượng đài’ 2 lần với ông Trump, tung thêm chiêu hút cử tri

Chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 15.8 cho hay bà sẵn sàng 'thượng đài' hai lần với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong một tuyên bố ngày 15.8, Giám đốc truyền thông của chiến dịch Harris-Walz 2024 Michael Tyler cho biết quá trình bàn thảo về các cuộc tranh luận đã kết thúc và bà Harris sẵn sàng thượng đài lần 2 với ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump. "Giả sử ông Donald Trump...

Cuộc bầu cử ‘khoét sâu’ chia rẽ thế hệ và văn hóa của Mỹ

Hai ứng cử viên và phong trào cùng các cuộc vận động của họ thể hiện hai bản sắc rất khác nhau, tạo ra sự tương phản rõ rệt giữa những nhóm người ủng hộ họ. Trong cuộc vận động ngày 9/8 tại bang Montana, ông Donald Trump từng bước lên sân khấu với bài hát “God bless America” của Lee Greenwood từ năm 1984 và được hoan nghênh bởi đám đông chủ yếu là người da trắng và lớn tuổi. Ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine...

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận trực tiếp, Nga cáo buộc Mỹ "nháy mắt" cho Ukraine tấn công vào Dòng chảy phương Bắc, Indonesia giải cứu công dân mắc kẹt ở Myanmar, Na Uy đóng cửa cơ quan đại diện tại Palestine... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu

Một hệ thống tiền tệ và thanh toán toàn cầu mới do BRICS thiết lập và phát triển có triển vọng không?

Mở “kho báu” Đắk Lắk

Một góc TP. Buôn Ma Thuật, Đắk Lawsk. (Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk) Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk sở hữu vị trí địa lý chiến lược về kinh tế, quốc phòng - an ninh cùng hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối dễ dàng với các tỉnh Tây...

Choản Thèn – Điểm du lịch cộng đồng hấp đẫn nơi vùng cao biên giới Lào Cai

Tuy nằm ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Lào Cai, Choản Thèn vẫn nổi tiếng bởi khung cảnh biển mây bồng bềnh hư ảo cùng những ô ruộng bậc thang mỗi mùa một sắc thái...

Bài đọc nhiều

Báo Mỹ nhắc đích danh Tổng thống Ukraine; Ba Lan xác nhận một tin từ Đức

Tờ Wall Street Journal tiết lộ, chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phê duyệt kế hoạch phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).

Kinh tế Nhật Bản gây bất ngờ, tiêu dùng là “sao sáng” thúc đẩy tăng trưởng

Theo số liệu công bố ngày 15/8, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2024, phục hồi mạnh mẽ so với quý trước nhờ sự gia tăng của tiêu dùng.

Củng cố và phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến...

“Bị bỏ lại phía sau”, bi quan bao trùm, kinh tế Đức đang kéo lùi cả Khu vực đồng Euro?

Đức- đầu tàu tăng trưởng châu Âu tiếp tục phải đối mặt với một loạt thách thức kinh tế, làm lung lay đà phục hồi vốn đã yếu ớt của nước này vào năm 2024.

Nga áp dụng lệnh cấm mới với xăng, khẳng định không ảnh hưởng tới Belarus, Kazakhstan…

Ngày 14/8, chính phủ Nga tuyên bố sẽ tái áp dụng lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong 6 tháng tới để “duy trì tình hình ổn định” trên thị trường nhiên liệu trong nước sau những đợt tăng giá mạnh.

Cùng chuyên mục

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu

Một hệ thống tiền tệ và thanh toán toàn cầu mới do BRICS thiết lập và phát triển có triển vọng không?

Mở “kho báu” Đắk Lắk

Một góc TP. Buôn Ma Thuật, Đắk Lawsk. (Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk) Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk sở hữu vị trí địa lý chiến lược về kinh tế, quốc phòng - an ninh cùng hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối dễ dàng với các tỉnh Tây...

Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp công nghệ thí nghiệm, phân tích và chẩn đoán

Triển lãm quốc tế hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán, Analytica Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ 2-4/4/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.

Giá cà phê robusta nối đà tăng gần 100 USD, xuất hiện diễn biến mới liên quan Luật EUDR của châu Âu

Thị trường toàn cầu đang phải đối mặt với thời điểm quan trọng, các dự báo cho thấy giá cà phê sẽ còn giữ mức cao. Các yếu tố cơ bản góp phần giữ giá cao mới được cho là do tình trạng hạn chế về nguồn cung và xu hướng tiêu dùng thay đổi, đặc biệt ở châu Á.

Mới nhất

Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo

Tham dự có Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, các thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện UNICEF Việt Nam, một số cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia… Đại biểu dự hội nghị Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định: Giáo dục là một trong những ngành...

Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, định hướng lớn trong xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, báo...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày 08/8/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 8 năm 2024 và thời gian tới, trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ...

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương : Phiên họp lần thứ 9 (Nhiệm kỳ 2021

  Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương trong công tác thi đua-khen thưởng thời gian tới. Phiên họp lần thứ 9, nhiệm kỳ 2021-2026 đánh giá kết quả phong trào thi đua yêu nước từ năm 2021 đến nay;...

Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine...

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận trực tiếp, Nga cáo buộc Mỹ "nháy mắt" cho Ukraine tấn công vào Dòng chảy phương Bắc, Indonesia giải cứu công dân mắc kẹt ở Myanmar, Na Uy đóng cửa cơ quan đại diện tại Palestine... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V

Thái Bình: Làng nghề thực hiện tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn Hà Nội: Công nhận Trung tâm thiết kế sáng tạo, làng nghề gắn với phát triển du lịch xã Phú Nghĩa Tham dự đại hội có các đại...

Mới nhất