Trang chủDestinationsTrà VinhThủ tướng đồng ý vay 2,53 tỷ USD cho 16 dự án...

Thủ tướng đồng ý vay 2,53 tỷ USD cho 16 dự án ODA vùng đồng bằng sông Cửu Long


 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án cao tốc và triển khai các dự án ODA vùng ĐBSCL.

 

Chiều ngày 08/7, tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án cao tốc và triển khai các dự án ODA vùng ĐBSCL.

Cùng tham dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Lê Minh Hoan, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham dự hội nghị.

 

Trước đó, sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ khảo sát và làm việc với UBND thành phố Cần Thơ về tình hình triển khai một số dự án ODA trên địa bàn Thành phố gồm dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Ung bướu Cần Thơ có quy mô 500 giường, sử dụng vốn vay ODA của Hungary, dự án kè bờ sông Cần Thơ sử dụng vốn vay của Pháp, dự án công trình cầu Trần Hoàng Na sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

8 dự án đang triển khai với tổng vốn hơn 94.000 tỷ đồng

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp thống nhất đánh giá, ĐBSCL là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, là vùng nông nghiệp nổi tiếng thế giới; nhưng chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, trong đó có nguyên nhân do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ (thiếu và yếu) và việc huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển còn hạn chế, trong đó có nguồn vốn ODA. Có thể nói, hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là điểm nghẽn, cản trở ĐBSCL phát triển.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL. Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng bằng các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện rất tích cực và có hệ thống.



Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị.

 

Đến nay, vùng ĐBSCL đã hoàn thành và đưa vào khai thác 171km cao tốc theo quy mô phân kỳ giai đoạn 1 (4 làn xe). 8 dự án đang được triển khai, bảo đảm cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025, đưa vào khai thác trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km (tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng). Như vậy, đến năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc.

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án giao thông tại ĐBSCL còn một số khó khăn như giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường, công tác quản lý dự án, năng lực của nhà thầu, tư vấn, thủ tục giải ngân, điều kiện thi công phức tạp…

Các dự án tại vùng ĐBSCL đi qua khu vực địa chất yếu, việc xử lý lún nền đường mất nhiều thời gian; tiến độ hoàn toàn phụ thuộc vào việc bàn giao mặt bằng. Đến nay, phần lớn mặt bằng đã được bàn giao, cơ bản đáp ứng yêu cầu về thi công; tuy nhiên, đối với phần mặt bằng còn lại là các khu vực đất ở, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật là khó khăn nhất và mất nhiều thời gian nhất.

Nút thắt lớn nhất của các dự án là bảo đảm nguồn vật liệu cát đắp, đến nay, mặc dù các dự án đã được xác định nguồn cung, tuy nhiên, các địa phương triển khai các thủ tục để giao mỏ cho các nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ thi công. Nếu không nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc, hoàn thành các thủ tục để khai thác trong tháng 7/2023 sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án.

Về vốn ODA, trong giai đoạn 2021-2025, vùng ĐBSCL có 62 dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài đang triển khai với tổng mức vốn nước ngoài là 56.442 tỷ đồng (tương đương 2,8 tỷ USD), kế hoạch đầu tư công trung hạn đối ứng vốn nước ngoài từ nguồn ngân sách Trung ương được giao là 15.174 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA của vùng ĐBSCL còn thấp, hết tháng 6/2023, giải ngân vốn trong nước là 10.107,89 tỷ đồng (đạt 36,29%), giải ngân vốn nước ngoài là 153,910 tỷ đồng (đạt 5,34% – thấp hơn nhiều bình quân chung cả nước là 15,7%).

Các đại biểu cho rằng, còn nhiều tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, nhất là công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án đầu tư; làm giảm hiệu quả của đầu tư công và vốn ODA.

Theo các đại biểu, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn đối với triển khai các dự án đầu tư công, trong đó có các dự án ODA; nhiều dự án chuẩn bị đầu tư không kỹ, áp dụng các công nghệ nhanh chóng thay đổi dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, tăng chi phí, phải gia hạn thời gian thực hiện dự án; thể chế, pháp luật về vốn ODA, vốn vay ưu đãi chưa điều chỉnh kịp thời theo yêu cầu thực tiễn, các dự án ODA phải áp dụng đồng thời quy trình thủ tục trong nước và quy định của nhà tài trợ nên mất nhiều thời gian; vướng mắc trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay; ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh…

Nghiên cứu xây dựng cầu cạn cao tốc khi thiếu nguồn vật liệu

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh vai trò chiến lược của vùng ĐBSCL, ý nghĩa quan trọng của việc phát triển hạ tầng giao thông đối với vùng khi tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các điểm nghẽn của vùng, nhất là về hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.

Thủ tướng nêu rõ, các công việc đã được các bộ, ngành và các địa phương vùng ĐBSCL triển khai thời gian qua về đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cơ bản là suôn sẻ, đúng hướng, đạt những kết quả rất cơ bản, đáng mừng, đáng hoan nghênh. Thủ tướng cảm ơn và đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm, sự vào cuộc của các bộ, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các địa phương vùng ĐBSCL, các doanh nghiệp.

Tính chung trên cả nước, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.729 km. Nếu chúng ta quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt thì mục tiêu 3.000 km vào năm 2025 là khả thi cao và có thể vượt, tạo tiền đề, cơ sở để thực hiện thành công mục tiêu 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030.

Bên cạnh đó, khối lượng công việc lớn và phức tạp nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc và các ý kiến tại cuộc làm việc về cơ bản đã tìm được “đầu ra” cho các vấn đề cần giải quyết cho các dự án tại ĐBSCL.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp.

Trước hết, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo về bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng. Thủ tướng chỉ đạo và phân công Phó Thủ tướng  Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý bảo đảm nguồn vật liệu cho các dự án trọng điểm ngành GTVT, trong đó có các dự án vùng ĐBSCL. Nghiên cứu phương án sử dụng cát biển làm nguyên vật liệu đắp nền và nghiên cứu các phương án xây dựng cầu cạn cao tốc.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Bộ GTVT và các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án tập trung quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất trong triển khai các dự án, hoàn thiện các thủ tục quy định.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần nghiêm túc quán triệt các yêu cầu trong triển khai các dự án: Phải bảo đảm chất lượng; phải bảo đảm tiến độ và phấn đấu sớm hơn; phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường sinh thái và đặc biệt không để thiếu nguyên vật liệu; không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí ở tất cả các khâu; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; kịp thời khen thưởng khi làm tốt và kịp thời xử lý sai phạm.

Rút kinh nghiệm từ việc triển khai các dự án cao tốc giai đoạn trước và phát huy tối đa những kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu cần bám sát thực tiễn, bám sát dự án, quyết liệt trong điều hành, quản lý trong suốt quá trình thực hiện dự án. Đồng chí Bí thư cấp ủy trực tiếp chỉ đạo, chính quyền vào cuộc, tích cực đi kiểm tra thường xuyên, vừa xây dựng kế hoạch, vừa xây dựng chương trình, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giám sát, quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua sớm hoàn thành các nhiệm vụ được giao (giải phóng mặt bằng, tái định cư, thẩm định các dự án thành phần,…); tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, vượt qua mọi thách thức để triển khai dự án, kiểm soát tiến độ. Các nhà thầu khẩn trương huy động nhân lực, phương tiện thi công 3 ca 4 kíp. Các đơn vị tư vấn nâng cao trách nhiệm, làm việc chuyên nghiệp, độc lập, thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ; tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân, không hạ thấp tiêu chuẩn, hạ thấp giám sát, tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Đối với các dự án chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng, UBND các tỉnh, thành phố triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng trong quý III/2023 (chậm nhất trước ngày 31/12/2023). Đặc biệt quan tâm đến công tác tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất để người dân có nơi ở mới, có công việc mới, sinh kế mới ít nhất bằng và tốt hơn nơi cũ.

Đồng ý vay 2,53 tỷ USD cho 16 dự án ODA vùng ĐBSCL

Cho ý kiến về một số dự án cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, với dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo chủ đầu tư dự án phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng điều chỉnh chủ trương đầu tư trong tháng 7/2023.

Với dự án cao tốc đoạn Cần Thơ – Cà Mau, UBND các tỉnh tập trung giải quyết các vướng mắc để bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 7/2023; UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành căn cứ các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai thủ tục giao mỏ nguyên vật liệu cho các nhà thầu khai thác, không để phát sinh các thủ tục hành chính làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án; các tỉnh An Giang, Vĩnh Long sớm xác định nguồn cấp cho khối lượng cát còn lại của các dự án, trong đó ưu tiên cấp đủ nhu cầu năm 2023; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các thủ tục để nhà thầu dự án Cần Thơ – Cà Mau có thể khai thác các mỏ trong tháng 7/2023.

Với các dự án thành phần thuộc cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng bám sát tiến độ đã lập để thực hiện công việc liên quan, đảm bảo bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023; UBND Thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang sớm làm việc với UBND tỉnh An Giang để xác định cụ thể các mỏ cấp cho dự án và hoàn thành thủ tục khai thác.

Với các dự án ODA, Thủ tướng nêu rõ chúng ta còn nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng, linh hoạt hơn trong việc vay vốn ODA khi nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt theo Nghị quyết của Quốc hội giao.

Thủ tướng đồng ý chủ trương vay ODA từ 6 đối tác phát triển lớn nhất (đã có cam kết) với mức vốn 2,53 tỷ USD cho 16 dự án phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL để thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ; đồng ý cấp phát 90% vốn cho các dự án này.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan, cá nhân tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, với ngành, với Nhân dân, với Tổ quốc; nỗ lực cao hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, đổi mới tư duy, sáng tạo hơn nữa trong cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần triển khai các dự án, góp phần hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng đã đề ra, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Theo baochinhphu.vn



Source link

Cùng chủ đề

Kỷ luật cảnh cáo một Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

(NLĐO) - Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Lữ Minh Thư, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa ...

Đồng Tháp đưa ‘đàn chim cao nhất biết bay’ quý hiếm từ Thái Lan về Tràm Chim

UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ đưa sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng từ Thái Lan trở về Tràm Chim để bảo tồn. Ngày 12/12, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Sếu đầu đỏ với dáng vẻ kiêu hãnh, chiều cao đến 1,8m và có màu đỏ đặc trưng trên đầu - được coi...

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng cao nhất 1 tháng, vượt 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn hôm nay (12/12) vẫn tiếp đà tăng nhanh từ hai hôm trước, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, có thương hiệu vượt 86 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC cũng tăng vượt mốc 87 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn sáng nay vẫn được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng của giá vàng thế giới. Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ...

Thông tươi nhập khẩu ồ ạt tràn về Việt Nam, giá lên đến cả trăm triệu đồng

200 triệu đồng một cây thông nhậpGiáng sinh đến gần cũng là lúc thị trường cây thông trang trí nở rộ với nhiều loại khác nhau, từ cây giả bằng giấy, nhựa đến cành hoặc cả cây thông tươi nguyên gốc…Trong đó, “sang xịn” nhất phải kể đến những cây thông tươi nhập khẩu có giá “trên trời”, đang được rao bán rầm rộ, phục vụ khách nhà giàu.Chị Đỗ Thị Mai, quản lý hệ thống cửa hàng...

Cao thủ tung hư chiêu cực đỉnh, đối thủ chưa kịp nhìn đã bị hạ gục

Sergio Pettis đánh bại Horiguchi bằng "hư chiêu" ngoạn mục.Sergio Pettis là em trai của Anthony Pettis - võ sĩ sinh năm 1987 đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng các võ sĩ đánh đứng xuất sắc nhất của MMA theo Tapology. Sergio Pettis từng thi đấu tại UFC trước khi chuyển sang hệ thống Bellator MMA. Anh từng giành đai vô địch "hạng gà" (bantamweight, 52-56 kg) và bảo vệ thành công danh hiệu này 2 lần.Giống như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi nhằm phát hiện và tôn vinh những khoảnh khắc, những câu chuyện có ý nghĩa về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Việt Nam, nhằm khẳng định với thế giới rằng Việt Nam là một đất nước thanh bình, tươi đẹp, đang phát triển năng động và là một quốc gia hạnh phúc... Việt Nam hiện là một trong 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc cam...

Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy.   Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế và giám định viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định tình trạng này đúng như các đại biểu phản ánh....

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  Đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.   Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên,...

Ra quân tổng kiểm soát xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách, ô-tô vận tải hàng hóa bằng container

  Quang cảnh Lễ ra quân.   Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Công an các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kế hoạch, trong thời gian tổng kiểm soát từ ngày 15/8/2023 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ doanh nghiệp, cá nhân...

Hội nghị trực tuyến góp ý kiến về bổ sung, sửa đổi Quy định số 04-QĐi/TW của Ban Bí thư

  Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh.   Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh, đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo đại diện...

Bài đọc nhiều

Kết quả đạt được qua nửa nhiệm kỳ thể hiện sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu quyết liệt của toàn Đảng bộ Khối...

  Chủ tọa điều hành hội nghị.   Các đồng chí: Nguyễn Văn Tám, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối; Trần Thị Kim Phượng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối; Lữ Công Tạo, Phó Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các...

Tăng cường xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

  Cảnh sát đường thủy kiểm tra nồng độ cồn đối với người lái phương tiện   Trước tình hình trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn đường thủy mùa mưa, bão, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện...

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh kỷ niệm 20 năm thành lập

  Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường qua các thời kỳ.   Đến tham dự buổi lễ có các đồng chí: Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Thị Ngọc Thơ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn...

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2023

    Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Cổng 1400) tổ chức phát động Chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2023”. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tài chính của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các thành...

Mượn tiền để cá cược trên mạng lãnh án 12 năm tù

  Bị cáo Lâm Thị Hoài Thu tại phiên tòa xét xử.   Theo cáo trạng, từ ngày 04 - 07/3/2022 để có tiền tiêu xài cá nhân, tham gia đặt cược trên mạng xã hội, nạp tiền chứng minh thu nhập vào app vay tiền online, bị cáo Thu đã thực hiện hành vi gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà D.T P (ngụ cùng địa phương) số tiền 372 triệu đồng và bà H.T H ( xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải) số...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khơ-me

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khơ-me, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày cho đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo. Các ngôi chùa Khmer là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tinh thần của...

Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy.   Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế và giám định viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định tình trạng này đúng như các đại biểu phản ánh....

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  Đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.   Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên,...

Ra quân tổng kiểm soát xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách, ô-tô vận tải hàng hóa bằng container

  Quang cảnh Lễ ra quân.   Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Công an các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kế hoạch, trong thời gian tổng kiểm soát từ ngày 15/8/2023 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ doanh nghiệp, cá nhân...

Mới nhất

Xây dựng, phát triển con người Cà Mau giàu bản sắc, hội nhập bền vững

Công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người Cà Mau luôn được chú trọng nâng cao trong thời kỳ hội nhập.

Đầu tư phát triển giao thông mở đường để Cà Mau cất cánh

Nhận diện giao thông là điểm nghẽn chính trong phát triển kinh tế - xã hội, với sự hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn lực xã hội, Cà Mau đang tập trung nguồn lực, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông cho tăng trưởng kinh tế vùng cực Nam của Tổ quốc. Nhận diện giao thông là...

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế

VSIP đang cho thấy dấu ấn của một nhà phát triển có tầm nhìn khi vừa tiếp tục đưa vào hoạt động khu đô thị Sun Casa Central phục vụ cho khu vực bao gồm Khu công nghiệp VSIP III. Đô thị công nghiệp - mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tếVSIP đang...

Doanh nghiệp dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục

Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục tiếp tục được doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng đã ký. Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục...

Mới nhất