Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê Việt Nam năm nay giảm khoảng hơn 7%, sẽ là vụ thu hoạch thấp nhất trong 4 năm, đã khiến lo ngại nguồn cung toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu cà phê robusta ngày càng cao hơn.
Giá cà phê thế giới phiên cuối tuần này, robusta biến động mạnh đảo chiều tăng vọt trên sàn London ngoài mọi dự đoán, arabica phục hồi nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 7/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 tăng 111 USD, giao dịch tại 2.621 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 tăng 69 USD, giao dịch tại 2.475 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 tiếp tục điều chỉnh nhẹ, tăng 0,45 Cent, giao dịch tại 160,9 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 0,4 Cent, giao dịch tại 160,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng cao.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.800 – 1.900 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần (8/7). (Nguồn: praguemonitor) |
Mức tồn kho do ICE – London quản lý liên tục nhận “tin xấu”, giảm liên tục, xuống ở mức 62.130 tấn vào ngày 6/7, ngày 7/7 lại giảm thêm 2.250 tấn xuống tồn kho ở mức 59.880 tấn. Giới chuyên gia đánh giá, báo cáo tồn kho ICE giảm mạnh đôi khi lại là cơ hội dành cho đầu cơ kích các giá kỳ hạn tăng vọt để thu lợi do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.800 – 1.900 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần (8/7).
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Nguồn cung thiếu hụt ở Việt Nam, quốc gia trồng robusta lớn nhất thế giới, được xem là động lực chính cho giá mặt hàng này tăng mạnh thời gian qua.
Theo Bloomberg, Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ đã xác nhận hiện tượng thời tiết cực đoan El Niño (nắng nóng và khô hạn) đã quay trở lại, với mức độ được dự báo là từ trung bình đến mạnh. Điều này đe doạ nguồn cung của các khu vực trồng cà phê chính như Việt và Indonesia.
Nguồn cung suy giảm, trong khi đó, bối cảnh suy thoái kinh tế khiến nhu cầu người tiêu dùng chuyển sang dùng hạt robusta để phối trộn với arabica hoặc thay hoàn toàn arabica vì giá rẻ ngày càng cao.
Ngoài ra, chi phi phí trồng thời gian qua cũng bị đẩy lên do giá phân bón, xăng dầu tăng. Tổng hoà các yếu tố này đã khiến giá cà phê thiết lập kỷ lục thời gian qua. Giới thương nhân cho rằng thời điểm hiện tại, giá cà phê sẽ vẫn giữ ở mức cao và chưa có dấu hiệu đi xuống. Mặc dù giá liên tục tăng nhưng doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân không mấy hưởng lợi. Đối với người dân, họ đã bán hết hàng từ trước đó. Còn với doanh nghiệp xuất khẩu, do chi phí tài chính tăng cao nên họ không có vốn để nhập hàng ở giai đoạn trước đó.