Trang chủNewsNhân quyềnTập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến...

Tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật


Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023 - Ảnh 1.

Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Tại Nghị quyết số 95/NQ-CP, Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, rà soát, có phương pháp chuyên nghiệp, phối hợp từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận cao, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực khắc phục các bất cập về vật chất, kinh phí, nhân lực để đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, các bộ, ngành cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ để khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khả thi, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát các quy định pháp luật hiện hành tại các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo. Các quy định được sửa đổi, bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; đối với những nội dung mới cần đánh giá kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, con người và các điều kiện cần thiết khác cũng như lộ trình thực hiện để có các quy định phù hợp bảo đảm tính khả thi.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, nhất là các dự án luật khó, phức tạp, có tác động lớn. Các cơ quan chủ trì soạn thảo cần quán triệt chủ trương phân cấp, phân quyền đến các cấp chính quyền địa phương để khai thông các nguồn lực từ thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình xây dựng luật; cần tổng kết toàn diện, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thông thoáng, phù hợp với thực tiễn, có lộ trình phù hợp với điều kiện, văn hóa, truyền thống của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng luật, cơ quan chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau; nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật trình Quốc hội trong năm 2023.

Chính phủ đánh giá cao các Bộ, cơ quan ngang bộ đã chủ động triển khai xây dựng và chuẩn bị tốt các nội dung: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo; Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi); việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.

Xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư

Về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thiện chính sách về lưu trữ tư theo hướng: xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư; cơ chế để Nhà nước mua, bán, sử dụng có thời hạn tài liệu lưu trữ tư; mô hình, các điều kiện hoạt động, trách nhiệm của tổ chức lưu trữ tư; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, cá nhân và doanh nghiệp. Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ bảo đảm nguyên tắc thống nhất, công bằng; bổ sung các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu trữ.

Chính phủ thông qua 5 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo

Về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành luật và 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm: (1) Định danh nhà giáo; (2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; (3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; (5) Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Trong quá trình soạn thảo Luật, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp; nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành.

Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện. Do thời gian dự kiến để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua không nhiều nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động bố trí nguồn lực về tài chính, chuyên gia để soạn thảo luật, bảo đảm đúng tiến độ, nâng cao chất lượng của dự án Luật khi trình Chính phủ.

Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời

Về Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm: (1) Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; (2) Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; (3) Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; (4) Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.

Bộ Công Thương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý cho chính quyền địa phương, tuân thủ các quy luật cạnh tranh, cung cầu của thị trường, sửa đổi toàn diện Luật hóa chất năm 2007 để quản lý theo vòng đời hóa chất, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng, tiêu dùng, lưu trữ và bảo quản hóa chất.

Về xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất nội dung Đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 10/7/2023.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập trung nguồn lực hỗ trợ nhà ở giúp người dân vùng khó

Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc (DTTS) thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên đã tập trung nguồn lực hỗ trợ nhà ở giúp người dân tại các khu vực khó khăn ổn định cuộc sống. ...

Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Phạm Văn Quyến đã báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024. Theo đó, trong 6 tháng...

Chuỗi chương trình đặc biệt trên VTV kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ông Đỗ Đức Hoàng, Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, với tầm vóc và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đài THVN xác định tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là một nhiệm vụ...

Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

Thuộc nhóm đứng đầu về chuyển đổi số Theo Sở TT-TT TPHCM, chuyển đổi số tại TPHCM thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực: đứng thứ 2 cả nước về chỉ số chuyển đổi số; tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước đạt 19% trong năm 2022; thành phố thu hút trên 7.000 doanh nghiệp thông tin và truyền thông đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT

Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT. ...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

dự kiến xem xét, thông qua 13 nghị quyết chuyên đề triển khai Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Ngày 19/11, HĐND TP Hà Nội sẽ tổ chức Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 để xem xét, ban hành các nội dung triển khai thi hành Luật Thủ đô và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ,...

Những bài thơ hay dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11 năm 2024

Những vần thơ chứa chan cảm xúc cũng là lời tri ân chân thành gửi tới thầy cô – những người lái đò thầm lặng. VietNamNet xin chia sẻ một số bài thơ nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cô thầy tôi Trong trường vất vả dạy đàn con Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn Ló sáng bình...

Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Vân Đồn

Khu vực đảo Trà Bản, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có chức năng là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, dân cư, dịch vụ công cộng; khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu bảo tồn đa dạng hệ sinh thái. Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh...

Khám phá công thức cháo tôm rau cải cho trẻ ăn dặm

Với vị ngọt tự nhiên từ tôm tươi, kết hợp cùng hương thơm và màu xanh mát của rau cải, món cháo tôm rau cải không chỉ ngon miệng mà còn cung cấp nhiều...

Chạy bộ sẽ nhanh già đi?

'Vô tình xem clip trên mạng xã hội thấy thông tin cho rằng chạy bộ sẽ nhanh già đi, do bị Runner's face...

Mới nhất