Trang chủDestinationsGia LaiNgười dân Ia Piar vượt khó học chữ

Người dân Ia Piar vượt khó học chữ



(GLO)- Đều đặn 3 tháng nay, khi ánh lửa bập bùng trong mỗi nếp nhà sàn cũng là lúc nhiều người dân xã Ia Piar (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) háo hức đi học. Mặc dù đã làm cha, làm mẹ, bàn tay vốn quen cầm cuốc, cầm cày nhưng mong muốn biết được cái chữ để cuộc sống bớt khổ đã thành động lực giúp bà con nơi đây vượt mọi khó khăn đến lớp.

Cả nhà cùng đi học

19 giờ, lớp học xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang sáng ánh điện. Lớp học gồm 50 thành viên (43 nữ và 7 nam), tuổi từ 15 đến 35. Nhiều chị địu theo cả con nhỏ lên lớp. Nhiều gia đình cả nhà cùng nhau đi học. Tiếng đánh vần vang lên đều đều. Những khuôn mặt đen sạm, những bàn tay thô ráp xòe ra làm phép tính đơn giản hoặc vụng về cầm bút tô từng nét chữ chưa tròn. Ai cũng miệt mài, mong học được cái chữ.

Là một trong những học viên được đánh giá tiến bộ nhanh nhất lớp, chị Ksor H’Juôn (SN 1991) kể: Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Vì hoàn cảnh khó khăn nên 2 vợ chồng đều không biết chữ. Biết tin nhà trường tổ chức lớp xóa mù chữ tại buôn Mơ Nai Trang, anh chị cùng đăng ký học. Cô con gái 8 tuổi cũng theo cha mẹ lên lớp để ôn luyện thêm. “Cả nhà mình cùng đi học, cái gì không biết thì nhờ con chỉ thêm. Bây giờ, vợ chồng mình đã thuộc bảng chữ cái, biết đánh vần, biết viết tên của mình và làm được các phép tính đơn giản”-chị H’Juôn khoe.

Còn anh Rmah Dung (SN 2000) thì chia sẻ: “Ban đầu chỉ có vợ mình đi học. Nhưng vợ biết chữ rồi mà mình kém vợ thì xấu hổ lắm nên phải đi học thôi. Mình rủ thêm anh ruột cùng học. Giờ thì trong buôn nhiều người biết chữ rồi. Mỗi lần lên xã làm thủ tục hồ sơ, mọi người có thể tự ký tên, không cần phải điểm chỉ như trước nữa”.

Ông Ksor Ama Liu-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mơ Nai Trang-cho biết: Cả buôn có tới 63 hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ mù chữ lên tới 75% dân số. Không biết chữ, người dân đến các cơ quan làm giấy tờ đều gặp khó khăn; công tác tuyên truyền các chính sách, chế độ cũng gặp không ít trở ngại. Vì vậy, khi Trường Tiểu học Lý Tự Trọng tổ chức lớp xóa mù chữ, hệ thống chính trị thôn đã vào cuộc cùng thầy cô tuyên truyền, vận động bà con đến lớp. Thật mừng vì bà con đi học đều và tiến bộ nhanh.

Quyết tâm “gieo chữ”

Cô Ksor H’Đơi-giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang-tâm sự: Thời điểm mở lớp, chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì phần lớn người không biết chữ đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và là lao động chính trong gia đình. Hàng ngày, bà con đi làm đến tối mịt mới về nên khó sắp xếp thời gian. Nhiều người lại bị chính người thân trong gia đình cấm cản với lý do “phải lên rẫy trồng bắp, trồng mì mới có cái ăn, chứ cái chữ làm sao giúp con mình no bụng được”. Giáo viên phải kết hợp già làng, trưởng thôn đến từng nhà vận động để bà con thấy được lợi ích của sự học mà đến lớp. Sau 3 tháng, học viên đã cơ bản thuộc bảng chữ cái, biết đánh vần, nghe-viết những chữ đơn giản.

Người dân Ia Piar vượt khó học chữ ảnh 1

Cô Ksor H’Đơi hướng dẫn học viên lớp xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang tập viết. Ảnh: V.C

Ông Nguyễn Văn Tỉnh-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Thiện: 2 lớp học xóa mù chữ tại xã Ia Piar được triển khai theo Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu trên 90% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Chương trình gồm các môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý; tổng thời lượng là 1.954 tiết. Học viên được hỗ trợ kinh phí, tài liệu học tập.

Song song với lớp học tại buôn Mơ Nai Trang là lớp xóa mù chữ ngay tại điểm chính Trường Tiểu học Lý Tự Trọng dành cho học viên các thôn, buôn còn lại của xã Ia Piar. Cô Nay HBen là người trực tiếp phụ trách lớp học này. Hơn 20 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên cô HBen đảm nhận giảng dạy lớp xóa mù chữ.

Cô trải lòng: “Sinh ra và lớn lên tại xã, tôi hiểu được sự thiệt thòi của người dân nơi đây khi không biết chữ. Vì vậy, tôi tự nhủ mang con chữ đến với bà con là trách nhiệm của bản thân mình. Mục tiêu của lớp học là dạy cho bà con biết đọc, biết viết và tính toán những phép tính đơn giản”.

Theo thầy Bùi Văn Thắng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp, phối hợp các thôn huy động học viên ra lớp, phân công giáo viên giảng dạy cũng như cán bộ theo dõi, giám sát quá trình thực hiện. Nhà trường đang duy trì 2 lớp xóa mù chữ với 82 học viên.

Do chưa có tài liệu dạy học chính thức nên nhà trường sử dụng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xây dựng kế hoạch dạy học bám sát yêu cầu đặt ra của chương trình. Học viên học vào các buổi tối lúc 19-21 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, kéo dài trong 5 kỳ học (tương đương 20 tháng). Hầu hết học viên đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhà trường tích cực kêu gọi xã hội hóa hỗ trợ bà con hoàn thành chương trình.



Source link

Cùng chủ đề

Cháu gái soi đèn đi trước, ông đi bộ theo sau đến lớp xóa mù chữ

Học viên chia sẻ cảm nghĩ tại Ngày hội giao lưu Toán, tiếng Việt cho học viên xóa mù chữ cấp tỉnh Lạng Sơn năm 2024.Ngày 22/8, Sở GDĐT tỉnh Lạng Sơn tổ chức Ngày hội giao lưu Toán, tiếng Việt cho học viên xóa mù...

Người mẹ gần 60 tuổi đẩy xe lăn cùng con đến lớp xóa mù chữ

Ông Nguyễn Minh Hảo - phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Hải - cho biết ngoài 4 lớp xóa mù chữ ở Trường tiểu học và THCS Mai Thúc Loan, hiện huyện Ninh Hải còn tổ chức 7 lớp xóa mù chữ đợt 1 cho đồng bào Raglai ở thôn Cầu Gãy và Đá Hang (xã Vĩnh Hải)...

Huế từ nay có một ngôi trường mang tên Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh Công Sơn sẽ vang giữa rừngTháng 4, 5 được xem là khoảng thời gian diễn ra nhiều chương trình tưởng nhớ ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1-4). Mùa nhạc Trịnh năm nay có gì mới? Nguồn

3 thế hệ cùng học chung một lớp để mong thoát nghèo, biết đếm tiền Việt

Sáng con đi học, tối bố mẹ cũng đến lớpSau khi hoàn tất công việc gia đình, vợ chồng chị Thào A Pàng (SN 1986, thôn Đắk Snao 2, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) cùng nhau đội đèn pin để đến lớp học xóa mù chữ.Dù ngày mùa bận rộn nhưng từ ngày tham gia lớp học, vợ chồng chị Pàng chưa nghỉ một buổi học nào.Theo lãnh đạo ngành giáo dục, số người...

Lớp học đặc biệt dành cho bà con dân tộc thiểu số huyện Ia Grai

Khi Mặt trời dần khuất, ánh điện trong các buôn làng ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) bừng sáng là lúc những “học sinh lứa tuổi U” sửa soạn đến lớp học.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Mới nhất