Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông thể đo lường đứa trẻ bằng điểm số qua kỳ thi

Không thể đo lường đứa trẻ bằng điểm số qua kỳ thi

Giáo dục cần phải tập trung vào việc bồi dưỡng và vun trồng nhân cách hơn là đo lường đứa trẻ bằng điểm số sau mỗi kỳ thi…

Không thể đo lường đứa trẻ bằng điểm số sau mỗi kỳ thi
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh cho rằng, không thể đo lường đứa trẻ bằng điểm số sau mỗi kỳ thi. (Ảnh: NVCC)

Để con được nếm trải thất bại

Hồi cấp 1, con trai lớn nhà tôi đi thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường, bị trượt. Con về nhà, cười toe toét khoe với mẹ: “Con bị trượt đội tuyển rồi mẹ ạ”. Thời đó, con chẳng hiểu thế nào là học sinh giỏi, là đội tuyển, chả thấy có gì buồn tủi.

Hè năm lớp 5, lúc tôi đi Mỹ về thì cũng là lúc con đã trượt hết các trường cấp 2. Nhưng con vẫn vui vẻ vô tư, chẳng thấy buồn tủi gì. Con khoe trường con thi đông, con làm được bài nhưng mà bị sai, kéo tụt điểm xuống.

Lớp 7, lớp 8 là thời kỳ khủng hoảng chồng lên khủng hoảng. Covid-19 khiến cho con buộc phải cố thủ trong nhà, học online có lúc tới 8-9 tiếng mỗi ngày. Tôi có thêm em bé, con đến tuổi dậy thì, cả nhà như một con thuyền trong cơn bão. Con cáu kỉnh, bực bội, “đá thúng đụng nia” và nghiện game, học hành chểnh mảng. Kết quả học tập của con lao dốc một cách thê thảm. Tôi không biết phải làm thế nào mỗi lần cô giáo nhắn tin phản ánh về việc học của con.

Lên lớp 9 là thời kỳ ôn thi căng thẳng, cũng là lúc con bắt đầu cảm nhận được áp lực học hành, cảm nhận được vị đắng chát của thất bại và bắt đầu nỗ lực. Một tia hy vọng vừa mới nhen lên chưa lâu, thì một thất bại lại ập xuống. Tôi đọc được sự mặc cảm và thất vọng, thậm chí phẫn uất trong con. Nhưng tôi cũng không còn cách nào khác, ngoài việc để con tự nếm trải thất bại…

Trưởng thành sau mỗi kỳ thi

Nhưng khi con đối mặt với thách thức, tôi bắt đầu nhận ra trong con những phẩm tính của một chàng trai trưởng thành, sự trung thực, lòng tự trọng, tính trách nhiệm, sự quyết tâm và nội lực vượt khó.

“Không thể nói một đứa trẻ 10 điểm sẽ đáng giá hơn một đứa trẻ 2 điểm. Thế nên, nếu chỉ đo toàn bộ sự trưởng thành của trẻ bằng những điểm số của thi cử, thì thực sự phiến diện, nông cạn và mù quáng”.

Tôi vui mừng nhận ra con người bên trong con đã dần hiện lên, ngày một rõ nét, vững vàng. Tôi đã cảm nhận được con người bên trong đó trong suốt hành trình nuôi con, cũng không ngừng chăm sóc, nuôi lớn cho “cái cây nhân cách” đó, nhưng cũng không biết bao lần đã hoài nghi, băn khoăn, thất vọng, thậm chí bế tắc.

Thế nhưng giờ đây, sau một kỳ thi, tôi đã thực sự tin tưởng vào con. Không phải vì những thành tích mà con đạt được, mà vì bản lĩnh và nội lực mà con tự mình khai phá khi đương đầu với thất bại và thách thức.

Tôi không chỉ nhìn thấy kết quả của 9 năm học dựa trên điểm số mà con có được. Con được điểm cao tất nhiên là vui, tất nhiên là tự hào. Con bị điểm thấp và thi trượt, tất nhiên là buồn. Nhưng không thể chỉ đo kết quả của 9 năm học bằng điểm số.

Thế còn sự trưởng thành về thể chất, về cảm xúc, về nhân cách của con thì sao? Giá trị sống, lý tưởng sống của con thì sao? Còn biết bao nhiêu thành tích khác đã không thể hiển lộ qua những con số sơ giản. Còn bao nhiêu trải nghiệm, bài học mà con đã không ngừng học được trong cuộc đời của mình – những cái không đo được bằng điểm số.

“Với một đứa trẻ được đặt lên người quá nhiều kỳ vọng, thì không đỗ được một ngôi trường ‘khó như lên trời’ đã bị coi là thất bại. Đằng sau những thứ chúng ta định nghĩa là thành công hay thất bại, là rất nhiều những định kiến xã hội mà nếu không tỉnh táo, ta sẽ bị nó nhấn chìm”.

Còn bao nhiêu niềm vui và những việc tốt lành mà con từng mang lại cho người khác, cũng không đo lường được bằng các con số. Không thể nói một đứa trẻ 10 điểm sẽ đáng giá hơn một đứa trẻ 2 điểm.

Thế nên, nếu chỉ đo toàn bộ sự trưởng thành của trẻ bằng những điểm số của thi cử, thì thực sự phiến diện, nông cạn và mù quáng.

Hãy vững vàng trước “cơn bão” thi cử

Thất bại hay thành công trong cuộc sống chẳng qua chỉ là một quy ước. Với một đứa trẻ được đặt lên người quá nhiều kỳ vọng, thì không đỗ được một ngôi trường “khó như lên trời” đã bị coi là thất bại. Đằng sau những thứ chúng ta định nghĩa là thành công hay thất bại, là rất nhiều những định kiến xã hội mà nếu không tỉnh táo, ta sẽ bị nó nhấn chìm.

Nếu chẳng may con có kết quả chưa như ý vào thời điểm này, lẽ dĩ nhiên phụ huynh có thể buồn bã, thất vọng và giận dữ, trách móc và tiếc nuối.

Nhưng cũng chính vào thời điểm này, cha mẹ có thể dừng lại một chút để tự hỏi: Con mình đã học được những bài học gì trong suốt những năm đi học? Con đã trưởng thành ra sao? Những phẩm tính tốt đẹp nào đã hình thành trong con? Tiềm năng nào trong con chưa được phát huy hết sức? Làm thế nào để phát huy nó trong những giai đoạn tiếp theo? Con cần thêm những hỗ trợ gì?

Kết quả thi cử không quan trọng, nhưng nó sẽ là một dữ liệu tốt để bạn phân tích và trả lời những câu hỏi này. Khi đặt ra những câu hỏi đó, bạn sẽ nhìn mọi việc theo một cách khác, lạc quan hơn và điềm tĩnh hơn. Và đó chính là lúc cha mẹ có thể cùng ngồi xuống để chuyện trò với con, như những người lớn.

Tôi luôn cho rằng, giáo dục cần phải tập trung vào việc bồi dưỡng và vun trồng nhân cách hơn là đo lường đứa trẻ bằng điểm số. Và nếu ý thức được điều này, chúng ta sẽ có đủ điềm tĩnh và vững vàng trước “cơn bão” thi cử, để có thể bước những bước thảnh thơi trên hành trình làm cha mẹ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh.

Đề nghị đưa thêm 3 môn vào kỳ thi V-SAT

(NLĐO) - Ngoài môn văn được đưa vào tổ chức thi V-SAT, nhiều ý kiến đề nghị đưa thêm môn tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật vào kỳ thi ...

Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.

Dạy trẻ tự tin bước vào thời đại số…

Thời đại công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể thích nghi và phát triển.

Địa phương bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

(NLĐO)- Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, tinh thần kỳ thi lớp 10 từ 2025 sẽ gồm 2 môn văn, toán, môn thứ 3 do các sở lựa chọn ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Trường đại học Ngoại ngữ đoạt quán quân ‘Sinh viên thế hệ mới 2024’

Trải qua những vòng thi đầy kịch tính, đội thi của Trường đại học Ngoại ngữ đã thể hiện sự xuất sắc khi thuyết trình, hùng biện về dự án SignbySign, nhận điểm cao nhất và giành chức quán quân Sinh viên thế...

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Hoàn thành nhà ga hành khách sân bay Long Thành trong tháng 8/2026

Các hạng mục của Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 đang cấp tập triển khai để đáp ứng tiến độ. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Mới nhất