Trang chủChính trịChủ quyềnThúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển tại Việt Nam


img_1745.jpg
PGS.TS Trần Thị Lan Hương – Chủ nhiệm Chương trình, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc

PGS.TS Trần Thị Lan Hương – Chủ nhiệm Chương trình, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, Chương trình đã được triển khai thực hiện trong 3 năm gần đây, tập trung chủ yếu vào các nội dung như: Kinh tế biển phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững ở Việt Nam; Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới; Quan hệ quốc tế trên biển Đông và sự lựa chọn chiến lược của Việt Nam; Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam và Phát triển bền vững biển Việt Nam trong thế kỷ XXI từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Trong đó, có nhiều công trình nghiên cứu của Chương trình biển đã làm rõ mức độ tổn thương sinh kế của người dân sống ở các vùng ven biển đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và quy hoạch biển cùng việc phát triển kinh tế biển ồ ạt,… Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, có khoảng 12 triệu người Việt Nam ở các tỉnh ven biển đang phải chịu ảnh hưởng nguy cơ từ các trận bão lũ nặng nề và tác động lớn đến sinh kế của người dân ven biển trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản, đánh bắt xa bờ.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện những nghiên cứu, trao đổi thảo luận về các vấn đề đã và đang nghiên cứu trong Chương trình biển, Hội thảo khoa học được tổ chức mong muốn nhận được những đóng góp, kiến nghị từ các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, học giả,… để Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

img_1750.jpg
TS. Lê Văn Hùng – Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã trình bày trình bày tham luận 

TS. Lê Văn Hùng – Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã trình bày về Kết quả đánh giá những mặt hạn chế trong phát triển các khu kinh tế (KKT) ven biển Việt Nam, trong đó, vấn đề về kinh tế do các sản phẩm đầu tư tại đây chưa có tính cạnh tranh và chưa thu hút được doanh nghiệp, chưa tạo ra những mô hình đột phá vì không khác biệt nhiều so với các Khu công nghiệp (KCN) mở rộng, các KKT biển chưa tạo ra sự lan tỏa lớn ở cấp vùng (từ khu vực FDI tới khu vực nội địa: Lan tỏa từ các DN trong khu với khu vực bên ngoài). Các dự án đầu tư tập trung nhiều vào những ngành tiêu tốn tài nguyên và năng lượng như hoá dầu, thép, xi măng gây ra tình trạng phát thải cao,… công nghệ chế tạo chưa tiên tiến; Các dự án đầu tư tại Việt Nam chưa có tính cộng sinh, chưa tạo ra một hình thái riêng cho những mô hình du lịch biển, đô thị biển.

Vì vậy, để thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế biển, cần chú ý tập trung xây dựng các mô hình chuyên sâu và có 2 – 3 KKT điển hình xứng tầm, đủ khả năng cạnh tranh quốc tế (về các mô hình du lịch, công nghiệp hay dịch vụ biển) như vùng Nam Trung Bộ cần phát triển nhiều hơn về du lịch, Đồng Bằng sông Cửu Long cần phải thu hút đầu tư về thủy sản, vùng Đông Nam Bộ cần có nhiều hơn sự phân công, kết nối về phát triển hạ tầng và các địa phương phải bám vào quy hoạch vùng để có thể xây dựng các phương án phát triển bền vững.

ThS. Phạm Thị Kim Huế – Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông cho rằng, để Việt Nam phát triển được kinh tế biển trên khu vực biển Đông cần dựa vào sự hợp tác, quan hệ với các nước ASEAN. Đồng thời, cần củng cố vai trò của Việt Nam trong ASEAN trong việc xây dựng và duy trì môi trường hợp tác quốc tế thuận lợi trên biển, điều này có thể củng cố sức mạnh quốc gia, bồi đắp niềm tin chiến lược giữa các nước trong và ngoài khu vực đối với giải quyết các vấn đề trên biển Đông; Tranh thủ sự ủng hộ của tổ chức quốc tế để đảm bảo quyền lợi quốc gia của mình trên biển, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền Quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Tuân thủ vào luật pháp Quốc tế, đặc biệt là nền tảng pháp lý UNCLOS.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý vững chắc cho các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn các tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế biển và thúc đẩy hợp tác kinh tế với các quốc gia trong và ngoài khu vực biển Đông; Nâng cao năng lực quản lý, hoạch định chính sách biển đảo; Trong quan hệ với các nước ASEAN cần thực hiện tốt các biện pháp hoà bình, xây dựng lòng tin, gia tăng gắn kết và phát huy vai trò của ASEAN về nâng cao vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, cố kết nội khối để có phương hướng và biện pháp đúng đắn, phù hợp, thực sự hiệu quả.

img_1753.jpg
TS. Hà Thị Hồng Vân – Trung tâm Phân tích và Dự báo đã đưa ra một số đề xuất cho sinh kế của cư dân ven biển trước tác động của BĐKH 

Trong bối cảnh BĐKH đang tác động mạnh tới đời sống kinh tế – xã hội của đất nước và nhân dân, không chỉ cần sự hợp tác từ các nước ASEAN hay thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế biển trong tình hình mới, mà còn cần phải quan tâm đến việc phát triển đồng bộ sinh kế của của cư dân ven biển. TS. Hà Thị Hồng Vân – Trung tâm Phân tích và Dự báo đã đưa ra một số đề xuất, cần phải có chiến lược bảo đảm sinh kế cho cư dân biển đi cùng với việc khai thác, quản lý, phát triển kinh tế biển ngay từ cấp cộng đồng; Tăng cường năng lực ứng phó và thích ứng với BĐKH, tăng khả năng chống chịu, giảm thiểu tác động tiêu cực của thời tiết cực đoan và hạn chế tính tổn thương từ tác động thời tiết đến người dân.

Hơn hết, các nguồn vốn cần tập trung đầu tư, khai thác là vốn con người, cần phải khuyến khích, tuyên truyền từ các cấp chính quyền đến người dân trong việc nhận thức về việc áp dụng kỹ thuật, nhân rộng các mô hình sinh kế chủ động để thúch ứng với BĐKH, giảm thiểu nguy cơ tác động đến môi trường. Về vốn tự nhiên, một số giải pháp cải thiện trước tác động của BĐKH bao gồm: tại các khu vực ven biển, rừng ngập mặn, bảo tồn rừng ngập mặn có thể được thúc đẩy để tạo ra các rào cản tự nhiên chống lại nước biển dâng và các hiện tượng cực đoan, quy hoạch và quản lý bảo vệ rừng ngập mặn chống xói lở bờ biển, hạn chế tác động của triều cường và xâm nhập mặn.

Bên cạnh đó, Nhà nước và các cấp chính quyền cần tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng quy mô vừa và nhỏ đối với các hộ gia đình, tăng cường khuyến khích cho vay vốn với các hộ gia đình, hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và những hộ có phương án sản xuất các sản phẩm địa phương chuyên sâu, tăng giá trị và có thương hiệu.

img_1738.jpg
Hội thảo khoa học thuộc Chương trình trọng điểm cấp Bộ “Khoa học xã hội và nhân văn về biển của Việt Nam nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ và phát triển đất nước”

Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân ven biển hiện nay, TS. Bùi Thị Vân Anh – Viện Địa lý Nhân văn nhấn mạnh, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chú trọng thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW nêu rõ về định hướng đối với lĩnh vực nuôi trồng và khai thác hải sản. Mặc dù có nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, tuy nhiên tình trạng khai thác, phá huỷ môi trường biển vẫn còn tồn tại do hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên ven biển không bền vững của người dân hiện nay, thể hiện qua nhiều khía cạnh.

Do đó, để thúc đẩy người dân ven biển khai thác tài nguyên biển một cách bền vững, TS. Vân Anh đã đưa ra đề xuất đối với các nhà quản lý nông nghiệp các cấp nói chung, cần tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức các nhà quản lý nông nghiệp các cấp về hiện trạng thái độ sẵn sàng của người dân đối với nuôi trồng thủy sản; Xây dựng các chương trình truyền thông, tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ về nuôi trồng thủy sản cho nông dân và cộng đồng doanh nghiệp tham gia nuôi trồng và phân phối, sản xuất sản phẩm thủy sản an toàn hiệu quả.

Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, thoả đáng để huy động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản; Tiếp tục đầu tư vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; Hỗ trợ chính sách vay vốn đối với người dân nuôi trồng thuỷ sản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 515 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương-Vì tuyến đầu Tổ quốc”

Tại họp báo diễn ra chiều 14/10, ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết, chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” là một trong 8 hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Quỹ, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV1. ...

Đi đâu ở miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm?

Nếu bạn tìm kiếm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc...

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội. Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước...

Tuyên truyền biển, đảo và tặng quà cho ngư dân vươn khơi bám biển

Ngày 20,21/9/2024, tại tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) và Lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực và thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”. ...

Nơi đầu ngọn sóng

Từ bao đời nay, biển đảo quê hương là một phần máu thịt không thể tách rời trong trái tim hàng triệu người dân Việt Nam. Mảnh đất hình chữ S có đường bờ biển dài 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam dọc theo bờ biển phía Đông - Đông Nam và Tây Nam. Vùng biển Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế. Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới, Thủ tướng cho biết. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Đấu tranh từ sớm, từ xa giảm tác hại của ma túy

(TN&MT) - Sáng 8/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh,...

Bài đọc nhiều

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. ...

Cho phép khai thác cát trong mùa mưa lũ

Đáng chú ý, đối với nội dung kiến nghị được khai thác cát trong 3 tháng mùa mưa và bổ sung biện pháp khai thác bơm hút, ông Minh cho rằng, hiện nay không có quy định cụ thể việc cấm khai thác cát trong mùa...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(MPI) - Ngày 08/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng...

Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn”

(MPI) - Trong khuôn khổ các hoạt động của chuỗi sự kiện Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024, chiều ngày 08/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc đã diễn ra Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ...

Mới nhất