Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChặn cơn lốc hàng ngoại nhập, bảo vệ sản xuất trong nước

Chặn cơn lốc hàng ngoại nhập, bảo vệ sản xuất trong nước


 PV. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), về câu chuyện làm thế nào để bảo vệ hàng trong nước trước “cơn lốc” hàng ngoại ồ ạt tràn vào khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.

Nước nào cũng áp hàng rào kỹ thuật

– Ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ cho hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài?

TS. Lê Quốc Phương: Hàng nhập khẩu vào nước ta rất nhiều, trong đó gồm cả những mặt hàng nước ta sản xuất được. Đây là vấn đề tồn tại từ lâu. Chúng ta đã tìm cách ứng phó nhưng chưa hiệu quả hoặc hiệu quả chỉ một phần. Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chính là hàng nước ngoài có giá rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng tương đương hàng trong nước.

Việt Nam đã mở cửa và hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong các FTA ấy, thuế suất giảm bằng 0% hoặc có lộ trình giảm dần về 0%. Chúng ta cũng không được phép phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu.

Khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, nhiều nước gia tăng áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại, trong khi đó hàng rào kỹ thuật của nước ta lại gần như không có hoặc hàng rào rất mỏng.

Ví dụ với hàng thực phẩm, hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng là các biện pháp ATVSTP và kiểm dịch dịch động thực vật (SPS). Còn với hàng phi thực phẩm là các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT).

Gạch ốp lát Việt Nam đang bị gạch giá rẻ nhập từ nước ngoài chiếm thị phần. Ảnh: LB

– Nhiều ngành hàng trong nước đã phải kêu cứu trước sức ép từ hàng nhập khẩu. Vì sao chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cho hàng sản xuất trong nước, thưa ông?

Điều này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ bản thân doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước.

Nếu nước ta áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại như TBT thì có thể một số DN sản xuất trong nước cũng không muốn. Bởi theo quy định của WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do, một nước đặt ra các quy định liên quan đến TBT thì không được phân biệt với hàng nội địa hay hàng nhập khẩu. Tức là, đặt ra tiêu chuẩn TBT với hàng nhập khẩu thì hàng nội địa cũng phải đạt được tiêu chuẩn ấy.

Nhưng trong nước rất nhiều mặt hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn đó. Chính DN đề nghị chưa áp dụng. Cho nên, chúng ta rất khó trong việc này. Nếu áp dụng thì nhiều DN có thể phá sản.

Cách các nước thường sử dụng mà ta chưa làm được nhiều là dựng hàng rào kỹ thuật. Việt Nam hay bất cứ nước nào khác có nền kinh tế mở đều phải sử dụng hàng rào kỹ thuật.

Hàng rào kỹ thuật là biện pháp được phép áp dụng nhưng phải hợp lý, cũng là để bảo vệ người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước. Ví dụ, thực phẩm nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn ATVSTP, các mặt hàng khác phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn, về môi trường, tiêu chuẩn lao động… Các nước sử dụng rất nhiều loại tiêu chuẩn và được WTO cho phép.

Nhìn chung, hàng rào kỹ thuật của chúng ta đã có nhưng rất yếu. Cho nên, hàng nhập khẩu vẫn tràn vào rất nhiều, đe dọa sản xuất trong nước. Tất nhiên, chúng ta hiện tương đối an tâm vì nhập khẩu 90% là tư liệu sản xuất, chỉ 10% là hàng tiêu dùng. Nhưng ngay cả các mặt hàng là tư liệu sản xuất nhập về cũng có khả năng bóp chết hàng trong nước.

“Mở toang cửa mà không có gì bảo vệ thì rất nguy hiểm”

– Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn bất thường, có dấu hiệu bán phá giá thì Việt Nam có nên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không, thưa ông?

Năm 2017, Bộ Công Thương đã thành lập Cục Phòng vệ thương mại, tách ra từ Cục Quản lý cạnh tranh. Đây là một công cụ nhằm hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước khi có hiện tượng gia tăng hàng nhập khẩu một cách bất thường hay đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hàng sản xuất trong nước.

Cục Phòng vệ thương mại đã làm được một số vụ việc chống bán phá giá, nhưng số vụ còn ít, trong khi các nước làm với hàng hóa Việt Nam rất nhiều. Hàng Việt Nam vào Mỹ, Ấn Độ, EU, đều gặp phải các biện pháp phòng vệ thương mại. Khi chúng ta xuất khẩu ồ ạt một mặt hàng nào đó, nếu trong vòng 1 năm tăng quá 10% hoặc 20%, các nước sẽ tiến hành điều tra, căn cứ đơn đề nghị của các DN nước họ.

Năng lực phòng vệ thương mại của Việt Nam vẫn yếu vì DN Việt Nam chưa quen với việc này.

Hơn nữa, năng lực điều tra, khởi kiện, đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại tương đối yếu. Cục Phòng vệ thương mại là đơn vị thành lập chưa lâu, mọi thứ từ con số 0. 6 năm qua, cơ quan này bắt đầu làm được một số vụ nhưng còn rất ít. Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước còn yếu kém, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và DN còn chưa chặt chẽ.

Bản thân DN còn yếu, nhất là DN nhỏ và vừa. Khi hàng nhập vào nhiều, các DN cũng không biết phải xử lý thế nào. Trong nhiều trường hợp, theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá rất tốn kém, phải thuê luật sư, chuyên gia. Chúng ta chưa đủ năng lực, trình độ, chưa có sự chuẩn bị nhiều. 

Nhiều mặt hàng trong nước chịu sức ép lớn từ hàng nhập khẩu (Ảnh: Hoàng Hà).

Tóm lại, trong bối cảnh đang “mở toang cửa”, chúng ta phải nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, và hàng rào kỹ thuật. Nếu mở cửa mà không có gì bảo vệ thì rất nguy hiểm cho nền sản xuất trong nước.

Thép là một ví dụ khá điển hình của việc phải chịu sức ép từ hàng nhập khẩu. Thép có thời kỳ nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Thậm chí thép Trung Quốc muốn đội lốt hàng Việt Nam để xuất đi nước khác vì thép Trung Quốc bị áp thuế rất cao. Giờ đây, việc nhập khẩu thép vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

– Như vậy, các bộ ngành cần phải chú ý hơn đến việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước, thưa ông?

Hàng rào kỹ thuật còn kém, hàng rào thuế quan bị hạ xuống rất thấp đã tạo điều kiện cho thép nước ngoài tràn vào. Do vậy, chúng ta phải tập trung nghiên cứu, đưa ra những biện pháp về hàng rào kỹ thuật, về phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng trong nước.

Bản thân các DN trong nước cũng phải nâng cao năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn cao và cũng phải nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về các biện pháp phòng vệ thương mại. Đó là điều cần làm để có thể bảo vệ được sản xuất trước sức ép từ hàng nhập khẩu.

– Xin cảm ơn ông!

Hàng nhập tràn vào, bóp nghẹt sản xuất trong nướcViệc mở cửa thị trường, gỡ bỏ rào cản thuế quan khiến hàng nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Trong khi đó, các hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước lại không theo kịp, khiến nhiều ngành hàng đứng trước lằn ranh “sống còn”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá. Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ...

Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ. Rủi ro lớn từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại Tại toạ đàm "Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững" ngày 1/11, do Báo Công Thương...

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc. Ngày 1/11, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thông báo gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối...

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam. Chiều ngày 1/11, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 28/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) với sản phẩm đúc bằng sợi nhập...

Tọa đàm “Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá”

Ngày mai (1/11), Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'. Việt Nam là nền kinh tế mở, đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con trai thứ 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm CEO công ty mua bán, cho thuê xe điện

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm tổng giám đốc của công ty chuyên dịch vụ cho thuê xe điện, vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Phạm Nhật Minh Hoàng (SN 2000) là người đại diện và là Tổng giám đốc CTCP Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future). FGF có trụ sở...

Dự báo thời tiết 4/11/2024: Bắc Bộ mưa rét ngày đầu tuần

Dự báo thời tiết 4/11/2024, khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có mưa vào giờ đi làm buổi sáng, trời rét. Trong gần như suốt cả tuần này, Miền Bắc sẽ mưa nhiều. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Từ gần sáng hôm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ; sau đó...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.  Cụ...

Bộ tứ ‘đại gia’ công nghệ Mỹ bỏ 200 tỷ USD chạy đua AI

Vì cuộc đua AI, năm 2024, chi phí vốn của 4 hãng Internet và phần mềm lớn nhất thế giới – Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet – sẽ cao kỷ lục, hơn 200 tỷ USD. Trong báo cáo kết quả kinh doanh tuần trước, lãnh đạo của bốn hãng công nghệ hàng đầu thế giới đều cảnh báo nhà đầu tư về chi phí vốn tiếp tục tăng, thậm chí tăng mạnh. Từ khi ChatGPT xuất hiện cuối năm 2022, doanh...

Bộ trưởng KH&ĐT: Thay cán bộ sợ sai để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, một trong những giải pháp được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu ra là kịp thời thay thế cán bộ, công chức yếu kém, sợ sai, sợ trách nhiệm, đồng thời kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng vừa có báo cáo giải trình ý kiến Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về thực...

Bài đọc nhiều

Nvidia ‘soán ngôi’ Intel trong chỉ số Dow Jones

Nvidia sẽ "soán ngôi" Intel trong chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) từ ngày 8-11 tới, theo thông báo công bố ngày 1-11 của Công ty S&P Dow Jones Indices. Đối với Intel, việc bị Nvidia "hất cẳng" từng là điều...

Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Vàng nhẫn bám trụ đỉnh cao, thế giới giảm

Giá vàng hôm nay 26/10/2024 trên thị trường thế giới giảm. Giá vàng nhẫn mất mốc 89 triệu đồng/lượng nhưng vẫn bám trụ trên vùng đỉnh lịch sử, còn giá vàng miếng SJC đứng im. Giá vàng thế giới đầu phiên giao dịch tại Mỹ giảm nhẹ. Một số nhà giao dịch tương lai ngắn hạn chốt lời sau những đợt tăng giá gần đây. Theo các chuyên gia, không có thị trường nào tăng giá thẳng đứng và điều...

Trinity Forum 2024 đem cơ hội hút vốn quốc tế vào hàng không, bán lẻ du lịch

Diễn đàn Trinity Forum 2024, sự kiện quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và bán lẻ du lịch, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 5 đến 6-11, quy tụ hàng loạt thương hiệu lớn L'Oréal, Qatar Airways, Mondelēz, Diageo, Dubai Duty Free, China Duty Free... ...

Giá vàng hôm nay 1/11/2024 giảm không phanh, miếng SJC bay mất nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay 1/11/2024 trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng do giá vàng thế giới đảo chiều giảm mạnh. Vàng miếng giảm nửa triệu đồng, còn 89,5 triệu đồng/lượng (bán ra) còn giá vàng nhẫn hạ 300.000 đồng/lượng. Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh giảm. Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại...

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỉ đồng, Novaland nói ‘không có căn cứ’

Ngày 3-10, Tập đoàn Novaland đã lên tiếng về việc bà Trương Mỹ Lan đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỉ đồng bằng tiền mặt liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.Theo đó, Novaland cho rằng năm 2022, Tập đoàn Novaland có hợp tác với vai trò là đơn vị phát triển...

Cùng chuyên mục

Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11 ghi nhận lợi suất trái phiếu đang tiếp tục hỗ trợ đồng USD duy trì sức mạnh.

Tin tức sáng 4-11: Ngân hàng đầu tiên nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD

Một số tin tức đáng chú ý: Lần đầu Việt Nam có ngân hàng nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD; Đại gia dầu khí bị 'cuốn' nghìn tỉ lợi nhuận; Hết năm 2024, cả nước có 243km đường ven biển... ...

Đất nền Đông Anh, Hà Nội lại nóng bỏng tay: 2 tỷ đồng không mua nổi

Chị Giang Minh (Đống Đa, Hà Nội) tích lũy được khoảng hơn 2 tỷ đồng. Vì muốn đồng tiền nhàn rỗi sinh lời nên chị quyết định đầu tư vào bất động sản. Chung cư ở Hà Nội đang là mặt hàng “hot", nhưng với số tiền ít ỏi, chị không thể tìm được một căn ưng ý. Vì vậy, chị quyết định đầu tư vào đất nền vùng ven - phân khúc vẫn được coi là nhiều...

Vì sao lợi nhuận Petrolimex giảm mạnh?

(NLĐO)- SK Group của Hàn Quốc đã bán xong 76 triệu cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan. ...

Sửa Luật Điện lực để huy động 70-80 tỷ USD tiền đầu tư

Việc sửa Luật Điện lực nhằm tạo điều kiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo an ninh năng lượng, dự kiến đối với nguồn điện cần khoảng 70-80 tỷ USD. Ủy ban băn khoăn, Bộ vẫn muốn thông qua trong 1 kỳ họp Bộ Công Thương vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo...

Mới nhất

Bê bối thầy giáo làm bài giúp nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu

Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong cuộc thi: "Vừa qua, học trò của thầy Vương Nhuận Thu là Khương Bình đến từ...

Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11 ghi nhận lợi suất trái phiếu đang tiếp tục hỗ trợ đồng USD duy trì sức mạnh.

Trung Quốc “cậy nhờ” Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang hối thúc Cộng hòa Czech đóng vai trò tích cực trong quá trình góp phần giải quyết tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) liên quan xe điện.

Bên trong nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh về các Đảng viên, cán bộ bị Pháp bắt, đày biệt xứ ở các tỉnh Trung Kỳ. Hiện nay, nhà đày Buôn Ma Thuột trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của Đắk Lắk. Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại số 18 đường Tán Thuật...

Thăm dò toàn quốc Trump – Harris trước ngày bầu cử

Ông Trump và bà Harris bám đuổi sít sao trong cuộc thăm dò toàn quốc; Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc 'rất quan ngại' vụ lính Triều Tiên... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 4-11. Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald...

Mới nhất