Trang chủNewsKinh tếGiải pháp để cà-phê Việt rộng đường vào thị trường châu Âu

Giải pháp để cà-phê Việt rộng đường vào thị trường châu Âu

NDO – Từ cuối năm 2024, cà-phê Việt cần được truy xuất nguồn gốc, tránh rủi ro gây mất rừng khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Thách thức trên đã mở ra cơ hội, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh.
Cà-phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. (Ảnh: IDH)

Cà-phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. (Ảnh: IDH)

Hội nghị “Sản xuất và cung ứng cà-phê không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì vào cuối tháng 6 vừa qua đã thảo luận về Quy định chống phá rừng châu Âu, đưa ra kế hoạch hành động cấp quốc gia cho ngành cà-phê nước ta.

Đương đầu với nhiều rào cản

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: “Quy định chống phá rừng châu Âu dự kiến có hiệu lực từ tháng 12/2024 sẽ tác động trực tiếp đến các tác nhân trong các chuỗi cung ứng ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, cao-su và cà-phê. Các chuỗi cung ứng ngành hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong các vấn đề về dữ liệu định vị, truy xuất nguồn gốc, hệ thống giám sát, phản hồi chống phá rừng”.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,78 triệu tấn cà-phê với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD – mức cao nhất trong suốt một thập kỷ trở lại đây.

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ cà-phê xuất khẩu lớn nhất của nước ta, với khoảng 39% thị phần. Cụ thể, đã có 689.049 tấn cà-phê trị giá gần 1,5 tỷ USD được xuất khẩu sang EU. Con số này tăng 25,8% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so năm 2021.

Tuy nhiên, cùng với việc siết chặt dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, bao gồm cả cà-phê ở mức 0,1 mg/kg, Quy định chống phá rừng châu Âu sẽ gây ra nhiều khó khăn đáng kể cho nông dân và doanh nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt trong việc tuân thủ tiêu chuẩn bền vững và duy trì quyền tiếp cận thị trường.

Điều này đòi hỏi công tác điều chỉnh các phương thức sản xuất mới sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn phù hợp hoạt động xuất khẩu.

Tổng Vụ trưởng Vụ Môi trường Ủy ban châu Âu Florika Fink-Hooijer chia sẻ, EU nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong vấn đề này. Trong quá trình triển khai, các nghĩa vụ thẩm định và yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sẽ được áp dụng nghiêm ngặt, không phân biệt cho tất cả các sản phẩm liên quan.

Những năm qua, các chính sách tiên phong của EU như: Green Deal, From Farm to Fork, Kinh tế tuần hoàn… đã tạo nhiều cảm hứng, cung cấp nguồn tham khảo quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và chiến lược các tiểu ngành cho nước ta.

“EU cam kết hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững. Thông qua việc kết hợp sức mạnh của cả hai bên, EU và Việt Nam cùng hướng đến mục tiêu giải quyết các thách thức về môi trường một cách hiệu quả, đóng góp vào sự thịnh vượng của nhân dân, cũng như bảo tồn những di sản tự nhiên độc đáo của đất nước Việt Nam”, bà Florika Fink-Hooijer nhấn mạnh.

Có thể thấy, sự chung tay phối hợp giữa chính quyền với khu vực tư nhân, các tổ chức trong và ngoài nước là vô cùng cần thiết để nắm bắt đầy đủ các thông tin, sẵn sàng trong việc chuẩn bị để đáp ứng các quy định mới của EU. Đồng thời, duy trì dòng chảy thương mại nông sản bền vững và bảo đảm sinh kế cho nông dân.

Cần đối sách thích hợp

Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, 90% hoạt động phá rừng là do mở rộng diện tích phục vụ sản xuất nông nghiệp và liên quan đến một số chuỗi nông sản chính. Sản lượng tiêu thụ lớn các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc suy thoái rừng mỗi năm.

Suy xét về trách nhiệm của các quốc gia với môi trường và trách nhiệm của từng cá nhân, doanh nghiệp đối với hệ sinh thái thì việc thay đổi lối sản xuất và cung ứng theo chiều hướng phát triển bền vững là tất yếu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem việc tuân thủ Quy định chống phá rừng châu Âu không chỉ để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực. Thách thức này cũng là cơ hội để đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh.

Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc Vùng Cảnh quan châu Á, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) cũng khẳng định: “Sự ra đời của quy định này sẽ là cú hích quan trọng, tạo bước chuyển căn bản cho toàn bộ ngành hàng theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và nhà mua. Đó là không phá rừng, phát thải thấp và giữ sinh kế nông hộ”.

Giải pháp để cà-phê Việt rộng đường vào thị trường châu Âu ảnh 1

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện các tỉnh Tây Nguyên và các tổ chức nông nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất cà-phê không gây phá rừng.

Tổ chức IDH đã đề xuất 4 giải pháp trọng yếu để quy trình sản xuất và cung ứng cà-phê không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu: Sử dụng phương pháp đối sánh quốc gia để đánh giá từng tỷ lệ liên quan đến phá rừng; Xây dựng dữ liệu quốc gia bao gồm dữ liệu rừng và dữ liệu vườn trồng được xác định thực địa và kiểm tra định kỳ; Truy xuất nguồn gốc theo vùng/nhóm; Tiếp cận cảnh quan để tạo tác động thực tế.

Trong số các phương pháp trên, hoạt động xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để truy xuất nguồn gốc được xem là giải pháp căn cơ, có thể làm thay đổi kết cấu toàn bộ ngành hàng. Phương pháp này giúp xác định cụ thể những khó khăn và hạn chế của việc sản xuất để tăng cường hỗ trợ ở tương lai dài hạn. Đồng thời, các giải pháp cũng được phát triển dựa trên cơ sở khoa học, có dẫn chứng số liệu cụ thể và thực hiện qua cơ chế minh bạch.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai cần sự phối hợp từ các cấp chính quyền, các công ty thu mua cho đến từng hộ dân để tạo thành chuỗi sản xuất và cung ứng hiệu quả. Yêu cầu của người thu mua trực tiếp sẽ tạo ra động lực buộc nông dân phải thay đổi trong sản xuất.

Phản hồi các giải pháp được đề xuất tại hội nghị, Tổng Vụ trưởng Vụ Môi trường Ủy ban châu Âu Florika Fink-Hooijer nhận xét: “Các đề xuất trên đang đi đúng hướng với tình hình thực tế ở Việt Nam và tiêu chuẩn của EU. Những doanh nghiệp cần thẩm tra xác minh, cung cấp thông tin chính xác cho đối tác và chú trọng công tác tuyên truyền cho nông dân để đạt hiệu quả tốt nhất”.

nhandan.vn

Cùng chủ đề

Hạt tiêu, loại gia vị có nhiều công dụng bất ngờ

Hồ tiêu hay hạt tiêu là gia vị quen thuộc với người Việt. Loại gia vị này thường được nêm vào các món ăn, giúp tạo ra vị thơm cho thực phẩm. Không chỉ đơn thuần là gia vị, hạt tiêu còn chứa nhiều...

Các hoạt động của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân trong chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham …

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam trong buổi hội đàm với Tổng Thống Chile (Nguồn: TTXVN)Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Chile, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tháp tùng Chủ tịch nước Lương Cường trong các hoạt động chính thức như thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt, dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh,...

Nuôi trai ngọc nữ trong lồng lưới, chàng trai trẻ ở Phú Quốc thu lợi lớn

Anh Nguyễn Văn Trường (28 tuổi, ở xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Kiên Giang) làm lồng lưới hình trụ, dài hơn 1m rồi treo dây trên bè cá để thả nuôi con trai ngọc nữ. Cách làm mới này anh thu lợi nhuận khi bán với giá 30.000 đồng/con. ...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 18 đến 22/11

NDO - Các ngày trong tuần từ 18 đến 22/11, có 19 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. * Ngày 18/12/2024, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 6.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/11/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/11/2024. * Ngày...

Thủ tướng đến Brazil, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20

(ĐCSVN) - Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị G20 lần này giúp khẳng định đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các thách thức toàn cầu; phát huy ưu thế của Việt Nam trong các nội dung có thế mạnh và kinh nghiệm. Đồng thời, thông qua chuyến công tác, giúp Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác trên nhiều lĩnh vực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 18 đến 22/11

NDO - Các ngày trong tuần từ 18 đến 22/11, có 19 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. * Ngày 18/12/2024, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 6.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/11/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/11/2024. * Ngày...

Hòa Bình gặp gỡ Ấn Độ năm 2024

NDO - Chiều 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Ấn Độ năm 2024”. Dự hội nghị có: Ngài Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ngài Indronil Sengupta, Chủ tịch Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam; đại diện Bộ Ngoại giao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cà Mau

NDO - Chiều 16/11, bắt đầu chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Cà Mau. Tham gia Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên...

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

NDO - Ngày 15/11 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị Cấp cao APEC tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden; Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim; Thủ tướng Singapore Lawrence Wong; Thủ tướng Australia Anthony Albanese; Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk. Tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, lập nghiệp và khởi nghiệp trong sinh viên

NDO - Ngày 16/11, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đánh giá và triển khai Dự án Lập nghiệp và Khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam theo mô hình của Cộng hòa Liên bang Đức". Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 80 đại biểu là các giảng viên, nhà khoa học, nhà quản...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...
16:10:56

Hang Sơn Đoòng – bí ẩn bất tận

Nhiều thông tin về hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được công bố với những bất ngờ mới trong đó có việc phát hiện một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m và nhiều hang động tiếp tục được tìm thấy. Với phát hiện có thể nói gây chấn động này, hang Sơn Đoòng vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn đối với các chuyên gia hang động, giới khoa học trong nước và thế giới... Vietnam.vn

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự hào khi trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Quốc tế Ảnh: BTC Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh...

Cùng chuyên mục

Vietcombank ban hành Khung Trái phiếu xanh

Xây dựng Khung Trái phiếu xanh là hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ của Vietcombank về phát triền bền vững, ưu tiên tăng trưởng tín dụng xanh đồng thời đóng góp tích cực vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo ban hành Khung Trái phiếu xanh Vietcombank tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về trái phiếu xanh,...

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC. Ông Nguyễn Văn Điệp - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam - đã trao đổi với phóng viên, báo chí xung quanh vấn đề này. Xin ông cho biết, đến thời điểm này hoạt động đưa vaccine...

Bạc tiếp tục lao dốc dưới áp lực của đồng USD

Giá bạc hôm nay (17/11), bạc thế giới ghi nhận tiếp tục giảm do chịu áp lực lớn từ sự tăng giá của đồng USD. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.134.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.169.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc...

Giá ngoại tệ ngày 17/11/2024: USD duy trì ổn định ở mức 106,67 điểm

DNVN - Thị trường ngoại tệ ngày 17/11/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD tăng 20 đồng so với tuần trước, hiện đạt mức 24.298 đồng/USD. ...

‘Đặc sản’ Hà Nội tăng giá gấp đôi, mận cành Tây Bắc đắt khách

Cúc họa mi - loại hoa 'đặc sản' của Hà Nội - dù giá tăng gấp đôi vẫn thu hút khách mua. Còn mận cành Tây Bắc về Hà Nội sớm, giá 150.000 đồng/bó cũng đắt hàng. 'Đặc sản' Hà Nội tăng giá gấp đôi, khách vẫn chịu chơi lùng mua Mùa hoa cúc họa mi Nhật Tân (Hà Nội) đã chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi, một số vườn còn sót lại ít ỏi hoa được...

Mới nhất

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC. Ông Nguyễn Văn Điệp - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam - đã trao đổi với phóng viên, báo chí...

Bạc tiếp tục lao dốc dưới áp lực của đồng USD

Giá bạc hôm nay (17/11), bạc thế giới ghi nhận tiếp tục giảm do chịu áp lực lớn từ sự tăng giá của đồng USD. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.134.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.169.000 đồng/lượng (bán ra)...

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Tuần Đại đoàn kết các dân tộc

(Tổ Quốc) - Tối ngày 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban...

Chồng đạp xe 4.400km trong 100 ngày để hàn gắn với vợ sau 2 năm xa cách

Sau 2 năm ly thân, người đàn ông Trung Quốc đạp xe 4.400 km trong hơn 100 ngày để làm hòa với vợ tuy nhiên hành động này lại bị cộng đồng mạng chỉ trích. ...

Mới nhất