(BGĐT) – Nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 21/KH-UBND, tập trung cải thiện, nâng cao các chỉ số thành phần “Chi phí thời gian” năm 2023, UBND tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đối với chỉ số thành phần “Chi phí thời gian” năm 2023.
Hướng dẫn tận tình khi người dân, doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính. |
Theo đó, Sở Nội vụ được giao nhiệm vụ nâng cao cải thiện điểm số chỉ số thành phần “Chi phí thời gian” đạt trên hoặc bằng 7,43 điểm.
Sở Tư pháp chủ trì nâng điểm số chỉ tiêu 4.1 “Tỷ lệ Doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước (%)*” dưới hoặc bằng 19.5%.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nâng điểm số chỉ tiêu 4.4 “Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (% đồng ý)” đạt trên hoặc bằng 92%.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì nâng điểm số các chỉ tiêu: Tỷ lệ doanh nghiệp không gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến (% đồng ý), đạt trên hoặc bằng 65,5%. Thực hiện TTHC trực tuyến giúp tiết giảm thời gian cho doanh nghiệp (% đồng ý), đạt trên hoặc bằng 63,5%.
Thanh tra tỉnh chủ trì nâng điểm chỉ tiêu tỷ lệ doanh nghiệp cho biết nội dung làm việc của các đoàn thanh, kiểm tra bị trùng lặp (%), đạt dưới hoặc bằng 5,5%. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết bị thanh kiểm tra trên 3 lần một năm, đạt dưới hoặc bằng 7,0%. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận thấy cán bộ thanh, kiểm tra lợi dụng thực thi công vụ nhũng nhiễu doanh nghiệp (%), đạt dưới hoặc bằng 1,8%.
Cục Thuế tỉnh chủ trì nâng điểm số các chỉ tiêu: Số giờ thanh, kiểm tra thuế mỗi cuộc (trung vị)*, đạt dưới hoặc bằng 5,00
Sở Nội vụ chủ trì nâng điểm số các chỉ tiêu: Cán bộ nhà nước thân thiện (% đồng ý) trên hoặc bằng 92%. Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (% đồng ý) trên hoặc bằng 94%. Thủ tục giấy tờ đơn giản (% đồng ý) đạt trên hoặc bằng 88%. Phí, lệ phí được niêm yết công khai (% đồng ý) đạt trên hoặc bằng 97%. Thời gian thực hiện TTHC được rút ngắn hơn so với quy định, đạt trên hoặc bằng 95%.
Kế hoạch nêu rõ, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì các chỉ tiêu thành phần triển khai các giải pháp để nâng cao điểm số và kết quả xếp hạng đối với từng chỉ tiêu thành phần. Tổng hợp kết quả thực hiện và gửi báo cáo định kỳ hằng quý và hằng năm tới đơn vị đầu mối.
Yêu cầu báo cáo bảo đảm tính thực chất, nội dung kết quả đạt được phải liên quan đến nội hàm các chỉ tiêu thành phần của ngành, lĩnh vực mình được giao nhiêm vụ, đồng thời phân tích, đánh giá, làm rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị hướng giải quyết đối với chỉ tiêu của mình, không xây dựng báo cáo theo hướng báo cáo thành tích, kết quả công việc thường xuyên của ngành, đơn vị mình quản lý.
Thường xuyên tiến hành kiểm điểm các công việc đã thực hiện, chú trọng những chỉ tiêu thành phần thấp điểm hoặc giảm điểm so với năm 2022.
Nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Quyết liệt, rõ trách nhiệm
(BGĐT) – Năm 2019, chỉ số PCI của tỉnh Bắc Giang chỉ đứng thứ 40/63 tỉnh, TP, giảm 4 bậc so với năm 2018 và 10 bậc so với năm 2017. Trước thực trạng đó, năm nay, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các huyện, TP có giải pháp để tăng điểm các chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian… Qua đó từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phát triển.
Vì sao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Giang tăng 29 bậc?
Năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã có bước bứt phá ngoạn mục, vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kết quả này thể hiện bước tiến mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh khi thứ hạng PCI cải thiện 29 bậc và điểm số tăng 8,06 điểm so với 2021.
TS
Bắc Giang, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chi phí thời gian, chỉ số thành phần, thủ tục hành chính trực tuyến, doanh nghiệp, xếp hạng đối với từng chỉ tiêu thành phần, Sở Kế hoạch và Đầu tư