Theo thông tin công bố từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thì tính từ nay cho tới cuối năm 2023 sẽ có khoảng 116,5 nghìn tỷ đồng nợ trái phiếu được đáo hạn.
Ước tính áp lực trả nợ trái phiếu sẽ được dồn vào tháng 9 với giá trị đáo hạn lên tới 32,6 nghìn tỷ đồng. Theo sau đó là tháng 12 với áp lực khoảng 24,4 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng 7 tới đây, dự kiến tổng lượng trái phiếu đáo hạn sẽ là khoảng 19,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là lô trái phiếu trị giá 3,75 nghìn tỷ của Setra; lô trái phiếu 3,45 nghìn tỷ của CTCP Đầu tư Quang Thuận. Đây là 2 công ty thuộc nhóm doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Lô trái phiếu của hai doanh nghiệp này được phát hành vào năm 2020 và dự kiến đáo hạn vào cuối tháng 7 năm nay.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7 cũng sẽ chứng kiến thêm nhiều sự thay đổi. Theo Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Đức Tri thì trong tháng 7 này sẽ khai trương sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.
Thông tin đã được đưa ra trong buôi họp báo thường kỳ Quý 2 năm 2023 của Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 16/6/2023. Bên cạnh đó, Thứ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng khẳng định khó khăn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến từ nội tại của một số doanh nghiệp, đồng thời cũng xuất phát từ thực trạng kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Do đó, để khắc phục khó khăn thì cần có giải pháp đồng bộ ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.