Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDùng "đòn độc" với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh...

Dùng “đòn độc” với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh thương mại, phương Tây đang dựng lên một NATO kinh tế?


Đối mặt với những thách thức do Trung Quốc và Nga đặt ra – hai nước đang tìm cách thay đổi trật tự hiện có và thách thức lợi ích của phương Tây, G7 đã áp dụng một chiến lược mới: trở thành một “NATO kinh tế” gắn an ninh kinh tế với an ninh quân sự, dùng “đòn độc” hạn chế thương mại và đầu tư với các quốc gia không phải là đồng minh.

aaaa
Dùng ‘đòn độc’ và tấn công Nga bằng cuộc chiến thương mại, một NATO kinh tế đang hình thành? (Nguồn: brookings.edu)

G7, một nhóm không chính thức gồm 7 quốc gia phương Tây giàu có, đang đấu tranh để duy trì sự liên quan và ảnh hưởng của họ trong trật tự thế giới đang thay đổi.

Chiến lược này phản ánh nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của họ đối với thế giới và đối đầu với cả Trung Quốc, Nga bằng cách huy động các đồng minh ở châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, chiến lược này bị giới chuyên gia đánh giá là thiếu sót và đầy rủi ro, vì nó bỏ qua thực tế của một thế giới đa cực và lợi ích của hợp tác thường lớn hơn nhiều so với đối đầu.

Bước ngoặt đối với G7

G7 khởi đầu là một diễn đàn điều phối kinh tế vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khi thế giới phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng như khủng hoảng dầu mỏ và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Sang thập kỷ 80, G7 đã mở rộng chương trình nghị sự bao gồm các vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh, chẳng hạn như khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và nhân quyền.

Năm 1998, Nga gia nhập nhóm, biến nhóm này thành G8, nhưng tư cách thành viên của Moscow đã bị đình chỉ vào năm 2014 sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea.

Cuộc khủng hoảng Ukraine là một bước ngoặt đối với G7 vì nó phơi bày những hạn chế của nhóm G20 bao trùm hơn, bao gồm cả các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. G20 được thành lập vào năm 2008 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng đã thất bại trong việc đưa ra một phản ứng thống nhất đối với xung đột Nga-Ukraine, vì một số quốc gia thành viên chọn con đường trung lập không tham gia con đường đối lập với Nga hoặc ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại nước này từ Mỹ và phương Tây.

Do đó, Mỹ và các đồng minh đã quyết định hồi sinh G7 như một nền tảng để gắn kết các lợi ích và giá trị của phương Tây chống lại các đối thủ của họ. Kể từ đó, G7 đã và đang dần trở thành một NATO kinh tế tìm cách bảo vệ lợi ích của phương Tây bằng cách liên kết an ninh kinh tế với an ninh quân sự.

Ý tưởng này lần đầu tiên được đề xuất bởi cựu Ngoại trưởng Anh Liz Truss như một chiến lược kinh tế của phương Tây để chống lại thế lực kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc. Theo ý tưởng này, nếu một quốc gia đối thủ tấn công nền kinh tế của một trong các đối tác, NATO và G7 sẽ cùng hỗ trợ đồng minh bị ảnh hưởng dựa trên Điều 5 của NATO về quân sự và kinh tế. Những người ủng hộ ý tưởng này lập luận rằng, nó sẽ ngăn chặn những ai có ý đồ vi phạm, bằng cách làm cho họ nhận thức được cái giá phải trả nếu vi phạm và bằng cách đẩy nhanh thời gian áp dụng các biện pháp trừng phạt và cấm vận kinh tế.

Giới quan sát bình luận rằng, sự chuyển đổi của G7 thành một NATO kinh tế đã được thể hiện rõ tại Hội nghị mới đây ở Hiroshima (Nhật Bản) – nơi Nhóm đã không chỉ đưa ra những quyết định chiến lược về kinh tế mà còn đưa ra tuyên bố đầy thách thức về mặt quân sự, an ninh; đề cập các vấn đề vũ khí hạt nhân, Hiệp ước START mới, thỏa thuận AUKUS…

Chẳng hạn, G7 đã bày tỏ sự ủng hộ vững chắc đối với Ukraine và sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow. Nhóm này cũng cam kết phối hợp các nỗ lực để ngăn chặn các nước thứ ba có quan hệ với Nga, tung gói trừng phạt thứ 11 – thực hiện các biện pháp chống lại những quốc gia có quan hệ kinh tế với Moscow trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Cơ hội mới của một thế giới đa cực

Giới phân tích đánh giá, Tuyên bố của G7 phản ánh tâm lý Chiến tranh Lạnh và mục tiêu của họ là kiềm chế các quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, chiến lược này là thiếu sót và rủi ro vì nó bỏ qua thực tế của một thế giới đa cực và lợi ích to lớn của hợp tác so với đối đầu.

Trước tiên, chiến lược của G7 dựa trên giả định rằng, họ có thể duy trì sự thống trị về kinh tế và quân sự đối với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, giả định này bị nghi ngờ vì tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu đã giảm từ 65% năm 1980 xuống còn 40% vào năm 2020.

Ngoài ra, G7 còn phải đối mặt với những thách thức nội bộ như Brexit, chủ nghĩa dân túy, bất bình đẳng và nợ.

G7 cũng phụ thuộc vào thương mại và đầu tư với Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác để tăng trưởng kinh tế. Do đó, G7 không thể tự cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới hoặc chống lại các đối tác thương mại lớn của họ.

Thứ hai, chiến lược của G7 dựa trên giả định rằng, họ có thể tập hợp các đồng minh ở châu Âu và châu Á để đối đầu với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, tiền đề này là đáng nghi ngờ vì trong chính một số đồng minh của họ cũng có những lợi ích và lập trường khác nhau về Trung Quốc và Nga.

Ví dụ, Đức và Pháp đã phản đối cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc và đã tìm cách theo đuổi đối thoại và hợp tác với Bắc Kinh về các vấn đề như biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư. Tương tự, một số nước châu Á như Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan vẫn duy trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc nhưng vẫn tham gia các sáng kiến an ninh do Mỹ dẫn đầu trong khu vực.

Do đó, G7 không thể cho rằng họ có thể lên tiếng hoặc lãnh đạo các đồng minh của họ trong một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc và Nga.

Thứ ba, chiến lược của G7 dựa trên ý tưởng rằng, họ có thể đạt được mục tiêu bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt và cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, quan điểm này là đáng ngờ vì các biện pháp trừng phạt và bao vây kinh tế đã được chứng minh trên thực tế là không hiệu quả hoặc phản tác dụng trong việc thay đổi hành vi của Trung Quốc và Nga.

Chẳng hạn, các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu áp đặt lên Nga đã đẩy Moscow xích lại gần hơn với Trung Quốc và tăng cường khả năng phục hồi và tự chủ của nước này.

Tương tự, cuộc chiến thương mại do Mỹ dẫn đầu chống lại Trung Quốc đã không thể buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ về các hoạt động thương mại. Thay vào đó, cuộc chiến thương mại đã gây tổn hại cho cả hai nền kinh tế và làm gia tăng sự cạnh tranh chiến lược của họ.

Giới phân tích kết luận rằng, chiến lược của G7 trở thành một NATO kinh tế là một chiến lược sai lầm và nguy hiểm, sẽ chỉ làm trầm trọng hơn tình hình thế giới và làm suy yếu lợi ích của chính họ.

Thay vì theo đuổi đối đầu và chèn ép, G7 nên tìm kiếm sự hợp tác và thỏa hiệp với Trung Quốc và Nga về những thách thức chung như biến đổi khí hậu, ứng phó với đại dịch, không phổ biến vũ khí hạt nhân và ổn định khu vực.

G7 cũng nên tôn trọng sự đa dạng và phong phú của thế giới và tham gia với các chủ thể khác như G20, BRICS và các tổ chức khu vực. G7 nên nhận ra rằng họ không còn là lực lượng thống trị hay duy nhất trong các vấn đề toàn cầu và họ cần phải thích nghi với thực tế mới và những cơ hội mới của một thế giới đa cực.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, Washington tung “đòn” mới với Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ “dậy sóng”

Ngày 13/9, chính phủ Mỹ có quyết định mới về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách “bảo vệ chính mình”

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự báo, đây sẽ là tổn thất lớn với Nga - quốc gia đang bị mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine Chuyên gia quân sự Nga Anatoly Matviychuk cho biết, các công ty quân sự tư nhân phương Tây (PMC) hiện diện ở Ukraine có thể là lực lượng ngụy trang của lực lượng chính quy của từng quốc gia NATO. “Ngày càng có nhiều thông tin cho rằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không...

Gần 200 đại biểu quốc tế bàn về đổi mới công nghệ ngành đường

Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 diễn ra từ 16 đến 19-9, nằm trong khuôn khổ các sự kiện khoa học của chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 20.Hội nghị do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng Hiệp...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT...

Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

Đây là văn bản kiến nghị lần thứ ba của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này. Trong đó có hai văn bản kiến nghị khẩn.Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp để giải quyết dứt điểm Cụ thể, tại văn bản kiến nghị được gửi đến UBND TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM tổ chức...

Mới nhất

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

Mới nhất