Trang chủNewsNhân quyềnXây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ...

Xây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp”


(Dân sinh) – Ngày 30/6/2023 tại Hà Nội, UNICEF cùng với Cục Trẻ em tổ chức Hội thảo tham vấn Xây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp”. Đây là một trong những nhiệm vụ lãnh đạo Chính phủ giao tại Quyết định số 23 (phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030) nhằm phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà dự và chỉ đạo Hội thảo.

Tham dự Hội thảo còn có: ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em; bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam); các chuyên gia, đại diện một số Bộ, ngành, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà  phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo

Tổ chức UNICEF trong nhiều năm qua luôn đồng hành với Bộ LĐTBXH trong công tác xây dựng và trình ban hành nhiều văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án quan trọng về trẻ em, trong đó có Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 (QĐ số 23/TTg) và Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 (QĐ số 1863/TTg).

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Chiến lược bảo vệ trẻ em toàn cầu của UNICEF đã đặt nền móng cho các quốc gia, vùng lãnh thổ triển khai mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em liên ngành – cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp. Khi một trẻ em bị xâm hại, bị tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm thì trẻ em và gia đình cần được cung cấp dịch vụ bảo vệ trên các lĩnh vực khác nhau để bảo đảm sự an toàn, phục hồi về thể chất và tinh thần; đồng thời giúp trẻ em và gia đình tiếp cận với các dịch vụ thuận lợi hơn, bảo đảm tính liên tục, không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm nguy cơ tái tổn thương, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và đây cũng là xu hướng tất yếu.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chúng ta đã có:

Luật Trẻ em; Luật Trợ giúp pháp lý; Nghị định số 56 (năm 2017) của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 06 (năm 2018) của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH; Thông tư liên tịch số 01 (năm 2022) của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH; Thông tư số 43 (năm 2021) của Bộ Công an và một số văn bản hướng dẫn của Bộ LĐTBXH.

16 tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành quy chế, quy định quy trình phối hợp trong hỗ trợ, can thiệp, giải quyết đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại trên địa bàn đáp ứng yêu cầu “tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em” mà Quốc hội quy định trong Nghị quyết số 121 (ngày 19/6/2020).

Ông Đặng Hoa Nam: Hội thảo lần này chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các địa phương để tiến tới xây dựng được tài liệu hướng dẫn và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp một cách hiệu quả để mọi gia đình và trẻ em có thể tiếp cận thuận tiện.

Ông Đặng Hoa Nam: Hội thảo lần này chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các địa phương để tiến tới xây dựng được tài liệu hướng dẫn và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp một cách hiệu quả để mọi gia đình và trẻ em có thể tiếp cận thuận tiện.

Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đa ngành đã được thực hiện ở một số địa phương có sự hỗ trợ của quốc tế (như Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh) nên việc phối hợp liên ngành, chuyển gửi khá thuận lợi.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong thực tiễn chúng ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn đó là: Vai trò phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật tốt, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hay bắt buộc; chưa chủ động, tích cực với việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao; chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy trình; thiếu các cam kết phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại.

Bà Lê Hồng Loan Trưởng Chương trình BVTE (UNICEF) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp

Bà Lê Hồng Loan Trưởng Chương trình BVTE (UNICEF) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp

Tại hội thảo, bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam) đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp. Theo đó, nhu cầu đa chiều của trẻ em bị bạo lực, xâm hại chỉ có thể được đáp ứng tốt hơn trong phương thúc xử lý đa ngành, phối kết hợp hiệu quả theo hướng điều phối và tích hợp nhằm giúp trẻ em, gia đình có thể tiếp cận tất cả các dịch vụ cần thiết nhanh chóng và dễ dàng. Trên thế giới đã có mô hình Trung tâm xử lý khủng hoảng một cửa, đây là chiến lược toàn diện nhất để cung cấp dịch vụ tích hợp, là địa chỉ duy nhất mà trẻ em cùng gia đình có thể tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu tại cùng một địa điểm mà không cần di chuyển đến nhiều địa chỉ khác nhau; các dịch vụ chủ chốt được cung cấp tại chỗ, bổ sung các dịch vụ khác nếu thấy cần thiết thông qua chuyển gửi đến các cơ quan tổ chưc cung cấp dịch vụ.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Một số quốc gia đã có trung tâm xử lý khủng hoảng một cửa chuyên biệt cho trẻ em, trong đó tiêu biểu mô hình Barnahus (Ngôi nhà) là một trung tâm thân thiện với trẻ em – địa điểm làm việc chung cho cả công an/cảnh sát, cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ y tế và cán bộ chuyên về sức khỏe tâm thần để hỗ trợ trẻ em bị bạo lực. Đây là một sáng kiến đa ngành, được vận hành theo một thỏa thuận được ký kết giữa các ban ngành tham gia.

Bà Trần Thị Kim Thanh - Sở LĐ-TB&XH TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ BVTE một cửa của TP. Hồ Chí Minh

Bà Trần Thị Kim Thanh – Sở LĐ-TB&XH TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ BVTE một cửa của TP. Hồ Chí Minh

Các đại biểu tại hội thảo cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm triển khai về việc xây dựng và vận hành mô hình Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa và Quảng Ninh, mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa tại TP.HCM cùng nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia và đại diện các bộ, ngành. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng, bên cạnh những kết quả về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đa ngành ở một số địa phương thì trong thực tiễn chúng ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Vai trò điều phối của cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu mối chưa được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn, năng lực điều phối các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; việc huy động sự tham gia của các ngành còn khó khăn, nhiều nội dung hoạt động cần có sự tham gia liên ngành nhưng ít được thực hiện hoặc thực hiện chưa bảo đảm chất lượng. Vai trò phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật tốt, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hay bắt buộc; chưa chủ động, tích cực với việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao; chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy trình; thiếu các cam kết phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại.

Ông Nguyễn Hải Hữu - Chuyên gia độc lập nêu ý kiến tại Hội thảo

Ông Nguyễn Hải Hữu – Chuyên gia độc lập nêu ý kiến tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà yêu cầu lãnh đạo Cục Trẻ em tiếp thu tối đa các ý kiến đã phát biểu, phối hợp chặt chẽ với UNICEF để xây dựng tài liệu hướng dẫn, mô hình thí điểm; đồng thời tập trung vào các vấn đề lớn sau đây: Xác định nhóm đối tượng thụ hưởng của mô hình (như: trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán, lao động trái quy định của pháp luật…); Hướng dẫn cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của mô hình (cần lồng ghép, phát huy hiệu quả và gắn với cơ sở/trung tâm hiện có của địa phương); Cụ thể hóa các loại hình dịch vụ cung cấp tại cơ sở/trung tâm, các loại hình dịch vụ cung cấp tại các cơ quan tổ chức khác; Hướng dẫn cơ chế hợp tác với các cơ quan tổ chức liên quan gồm: công an, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tạm lánh, pháp y, trợ giúp pháp lý, cơ quan tư pháp trong việc cung cấp dịch vụ tích hợp cho nạn nhân và gia đình các em. Đặc biệt là điều kiện bảo đảm thực hiện như: nhân sự, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho triển khai mô hình.

THÙY HƯƠNG



Source link

Cùng chủ đề

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Người phụ nữ rao bán đứa con chưa chào đời với giá ‘150 USD’

(CLO) Một phụ nữ tại Texas, Mỹ đã bị bắt sau khi các nhà chức trách cho biết cô cố gắng bán đứa con chưa sinh của mình qua Facebook. ...

Dịch vụ sàng lọc phôi thai IQ cao vượt trội cho người giàu gây tranh cãi

DNVN - Heliospect Genomics, một công ty khởi nghiệp của Mỹ, hiện đang tính phí tới 50.000 USD cho dịch vụ sàng lọc phôi thai với các đặc điểm mong muốn, bao gồm chỉ số IQ cao, dành cho các gia đình có điều kiện tài chính tốt. ...

HMD Global hợp tác xây dựng giải pháp không gây nghiện smartphone cho trẻ em

Mục tiêu của HMD Global là tạo ra smartphone có thể không gây nghiện. Điều này bắt nguồn từ một nghiên cứu của HMD và Perspectus Global gần đây cho thấy, hơn 10.000 phụ huynh từ năm quốc gia (Anh, Mỹ, Ấn Độ, Đức và Australia) đã bày tỏ những mối quan tâm của họ.Tổng giám đốc điều hành HMD, Jean-Francois Baril, bày tỏ sự phấn khích khi tạo ra công nghệ đặt giá trị “con người” vào...

Dạy trẻ tự tin bước vào thời đại số…

Thời đại công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể thích nghi và phát triển.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội sẽ hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng với Cảnh sát hình sự và Cảnh sát PCCC

Dự kiến sẽ hỗ trợ hàng tháng mức cao nhất là 3,6 triệu đồng/người với lực lượng Cảnh sát hình sự và Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Công an thành phố Hà Nội. HĐND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CN-CH)...

Nâng cao chất lượng văn bản, đồng thuận của xã hội khi xây dựng chính sách

(LĐXH) - Tăng cường công tác phản biện xã hội, truyền thông để thông tin về chính sách, từ đó nâng cao chất lượng các văn bản, đồng thuận của xã hội trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH và...

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải trọng tâm, có dấu ấn

Các hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải được tổ chức sâu rộng, hiệu quả nhưng đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, mang tính giáo dục truyền thống cao. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VI ngành LĐ-TB&XH (Ban chỉ đạo) diễn ra chiều 6/11 tại...

Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực

Kế hoạch Chiến lược ASCC sau năm 2025 khi thông qua sẽ góp phần tạo ra Cộng đồng năng động và tự cường, không chỉ bảo vệ phúc lợi của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là Cơ quan chủ trì Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Kế hoạch Chiến lược...

Nâng tuổi hưu sĩ quan quân đội 1-4 tuổi, tăng thêm sẽ “ùn tắc”, dôi dư

Đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội cấp úy, cấp tá lên 1- 4 năm, theo Bộ Quốc phòng là phù hợp, vì nếu tăng thêm sẽ gây ùn tắc, dôi dư trong đội ngũ sĩ quan quân đội. Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sáng 5/11. Dự thảo luật này...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(MPI) - Ngày 08/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng...

Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn”

(MPI) - Trong khuôn khổ các hoạt động của chuỗi sự kiện Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024, chiều ngày 08/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc đã diễn ra Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược...

Mới nhất