Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Nhật Bản tăng từ 29,62% trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 33,16% trong 4 tháng đầu năm 2023, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Giá cà phê thế giới giảm đồng loạt vào phiên giao dịch cuối cùng trong tuần. Đồng Real của Brazil kéo dài đà tăng và áp lực bán hàng vụ mới của nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đã góp thêm phần khiến giá kỳ hạn tiếp tục sụt giảm.
Thông tin thị trường cho thấy, các NHTW lớn trên thế giới sẽ mạnh tay điều chỉnh mức lãi suất, trong khi đó, thị trường hàng thực đang thiếu vắng khách mua hàng giao ngay đã làm ảnh hưởng tiêu cực lên giá cà phê thế giới. Áp lực bán hàng vụ mới hiện đang thu hoạch ở Brazil cũng khiến khách mua chuyển sang các tháng giao xa là chủ yếu do có mức giá chênh lệch đáng kể hơn. Tình hình đang khiến giá cà phê kỳ hạn tiếp tục suy thoái.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này và cũng là phiên cuối cùng của tháng 6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục giảm mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 giảm 79 USD, giao dịch tại 2.491 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 giảm 83 USD, giao dịch tại 2.391 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Sàn giao dịch cà phê arabica kỳ hạn tại New York tiếp tục giảm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 giảm 2,6 Cent, giao dịch tại 159,00 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 giảm 2,15 Cent, còn 158,10 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm mạnh 800 – 900 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. (nguồn: dallas.culturemap) |
Lo ngại lãi suất tiền tệ sẽ sớm được các NHTW nâng lên do cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu vẫn còn khó khăn phức tạp, khiến các quỹ và đầu cơ đã rót vốn trú ẩn trên hai sàn cà phê phái sinh nay cũng vội vàng thanh lý đẩy giá cà phê lao dốc.
Tồn kho dự trữ trên cả hai sàn bắt đầu gia tăng khi các quỹ và đầu cơ lớn có dấu hiệu xả hàng trong thời gian tới. Ngày 30/6, tồn kho cà phê robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 220 tấn, tức tăng 1,30 % so với 2 ngày trước đó, lên đăng ký ở mức 75.950 tấn (tương đương 1.232.500 bao, bao 60 kg), ghi dấu sự kết thúc chuỗi giảm tồn kho liên tiếp tại London.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm mạnh 800 – 900 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, 4 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt xấp xỉ 108.500 tấn, trị giá 443,18 triệu USD, giảm 30,5% về lượng và giảm 29,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
4 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản giảm nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê. Trong đó, nhập khẩu cà phê, trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffein (HS 090111) giảm 30,5% về lượng và giảm 29,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 105.620 tấn, trị giá 400,36 triệu USD. Tỷ trọng nhập khẩu chủng loại cà phê này chiếm tới 97,35% tổng lượng và chiếm 97,45% tổng trị giá trong 4 tháng đầu năm nay.
Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê từ tất cả các nguồn cung lớn. Trong đó: Nhật Bản nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt xấp xỉ 36.000 tấn, trị giá 78,23 triệu USD, giảm 22,1% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù vậy, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 29,62% trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 33,16% trong 4 tháng đầu năm 2023, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất – Nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Tương tự, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê từ Brazil trong 4 tháng đầu năm 2023, giảm 22,3% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 32.750 tấn, trị giá trên 129 triệu USD. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 27,02% trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 30,19% trong 4 tháng đầu năm 2023.