Theo chân người dân đi tuần rừng
Rừng bao đời này rừng vẫn là nơi nuôi dưỡng và gắn bó với cuộc sống đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao… đem đến cho họ cuộc sống ấm no, nhiều gia đình đã thoát nghèo và có cuộc sống khá dần lên nhờ rừng. Với Giang A Chơ, 31 tuổi, ở Nậm Tha, Văn Bàn( Lào Cai), nếu chỉ trông chờ vào mấy thửa ruộng bậc thang có lẽ gia đình anh sẽ trong cảnh triền miên nghèo. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi Giang A Chơ bén duyên nghề chăm sóc bảo vệ rừng.
Một tháng Giàng A Chơ chỉ ở nhà với vợ con khoảng 10 ngày thời gian con lại Chơ ở trong rừng để bảo vệ khoảng đồi rừng mà gia đình và thôn mình được giao khoán. Chơ chia sẻ được giao khoán chăm sóc và bảo vệ cùng đội của thôn với hơn 500 ha rừng do vậy hơn 10 năm qua Chơ cứ đi đi, về về như thế. Nghề bảo vệ và chăm sóc rừng rất vất vả, có lúc bị rắn cắn, có lúc bị sốt rét hành hạ, nhưng A Chơ vẫn kiên trì bám rừng để bảo vệ. Bởi Giàng A Chơ nghĩ “muốn có tiền nuôi con ăn học, cho gia đình bớt nghèo thì cực nhọc một chút có đáng là bao”. Có lẽ hiểu được nỗi vất vả của chồng, vợ và 2 con của Chơ, chẳng trách gì khi Chơ không ở nhà vợ Chơ lại thay Chơ chăm sóc mẹ già và 2 con. Các con của Chơ cũng như trưởng thành hơn so với tuổi, khi bố lên rừng, hai cháu đều tự giác đi học và làm những công việc nhà mà không cần phải nhắc nhở.
Theo chân Giàng A Chơ cùng các anh em trong tổ bảo vệ men theo con đường mòn ngược núi để tuần rừng. Sau trận mưa đêm hôm trước, cả núi rừng, cây cối đều ẩm ướt, dưới mặt đất thỉnh thoảng có một vài chú sâu róm bò lổm ngổm, thỉnh thoảng chúng lại cùng nhau đánh đu trên những ngọn cỏ. Tôi chợt “hết hồn” hét to khi nhìn thấy trên mái tóc của Giàng A Chơ bỗng xuất hiện một con vắt ngọ nguậy, anh vội dùng tay gỡ con vật vứt xuống đất, lấy chân dẫm rồi quay lại trấn an: Không sao đâu, đừng lo, cứ quấn khăn kín là không sợ vắt và sâu tấn công… Cho dù leo núi nóng toát mồ hôi tôi vẫn không dám bỏ chiếc khăn quấn kín đầu vì sợ những con vật vô tình chui vào người. A Chơ đeo một chiếc túi, trong có nước, đồ dùng đi rừng và một chai rượu .”rượu này là để nếu như gặp mưa rừng hoặc những đêm ngủ trong rừng lạnh quá thì lấy ra uống cho đỡ lạnh” A Chơ phân trần.
Đường càng lên cao càng heo hút, dốc như dựng đứng hơn sau mỗi bước chân, phải đi đến 12h chúng tôi mới đến lán chỗ mọi người dừng để nghỉ trưa. Vừa lúi húi lấy đồ ăn A Chơ vừa tâm sự: “Người tuần rừng thường ngày ngày ở chốn “thâm sơn cùng cốc” nên cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Đồ ăn thường chuẩn bị cho 3,4 ngày sau khi đi tuần một vòng về. Hôm nào gặp mưa rừng thì việc tuần rừng sẽ chậm hơn những hôm khô ráo. Chúng tôi đi tuần thường đi theo một đội khoảng 5,6 người vừa giúp đỡ lẫn nhau, vừa có thể ứng cứu khi gặp lâm tặc, cháy rừng…
Giữ rừng như giữ nguồn sống của dân nghèo
Theo chân đoàn tuần rừng của Giàng A Chơ vào sâu trong rừng, chúng tôi gặp bạt ngàn những cây vầu già đường kính 16cm A Chơ tâm sự: “ Vầu là cây rừng quý mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Văn Bàn chúng em, toàn huyện Văn Bàn hiện có hơn 2.500ha rừng tự nhiên hỗn giao có phân bố cây vầu. Cây vầu không chỉ là cây rừng mà cây vầu còn là cây tạo ra kế sinh nhai giúp bà con Văn Bàn chúng em thoát nghèo nữa.
Mỗi năm vào tháng 11 đến tháng 3 bà con nông dân chúng em lại vào rừng vầu khai thác măng mang về bán. Mỗi người một ngày cũng đào được mấy chục kg thu nhập được 200-300 nghìn đồng. 1ha vầu sẽ đào được khoảng 500kg măng trong một năm. Với hơn 2.500 ha người dân sẽ khai thác được khoảng 1.880 tấn măng vầu, tính giá trung bình khoảng 7.000 đồng/kg thì số tiền thu được khoảng 13 tỷ đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ góp một phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân sống trong và gần rừng.
“Xã Nậm Tha chúng em là xã có diện tích rừng vầu lớn nhất huyện Văn Bàn. Trước đây, bà con chủ yếu khai thác về ăn và bán trong huyện nên giá trị kinh tế không cao. Vài năm trở lại đây, măng vầu Văn Bàn được biết đến như loại cây đặc sản, ăn giòn, ngọt, thanh mát và đặc biệt là rất sạch, mọc trong rừng tự nhiên không có bàn tay chăm sóc của con người. Vì vậy, cứ đến mùa măng là thương lái khắp nơi tìm về thu gom, giá măng cũng tăng cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong thôn”. Do đó, những năm gần đây tỉ lệ hộ nghèo của Nậm Tha giảm đi đáng kể, người dân cũng có ý thức hơn với việc giữ rừng để thoát nghèo.
Cùng đi trong cùng đi trong đoàn tuần rừng chúng tôi có anh Hoàng Công Tưởng cán bộ kiểm lâm của huyện, anh Tưởng cho biết, những năm gần đây, do măng vầu đem lại giá trị kinh tế cao nên người dân khai thác khá bừa bãi. Việc đào bới vô tội vạ không có ý thức đã chặt đứt nhiều rễ chính khiến măng không thể tiếp tục nảy mầm mà còn huỷ diệt cả sức sống của cây mẹ. Trong khi đó, Văn Bàn hiện không có diện tích trồng vầu mà đều là diện tích rừng tự nhiên. Để bảo vệ và gìn giữ rừng, UBND huyện Văn Bàn xây dựng phương án quản lý khai thác măng vầu. Người dân được phép khai thác măng trong rừng vầu, bán thương mại vào thời điểm từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
Các tháng còn lại để cho cây măng phát triển trở lại, tạo thành tầng thứ sinh cho rừng vầu phát triển và có nguồn thu cho năm sau.
Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ đã thành lập 7 chốt bảo vệ rừng/2 tổ bảo vệ rừng bán chuyên trách, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn 3 chốt, duy trì lực lượng trực 24/7 tại các chốt và thường xuyên tổ chức tuần tra các diện tích rừng được giao, nhờ đó, những vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp luôn được phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời. Do vậy, đến nay diện tích rừng trên địa bàn được giữ vững, không còn điểm nóng về khai thác, săn bắn, phát, phá rừng… trái phép “anh Tưởng cho biết thêm”.
Với người dân huyện Văn Bàn, Lào Cai rừng đã thực sự là rừng vàng khi nó tạo ra thu nhập cho người dân, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Còn với tôi chuyến đi rừng này tôi đã được chứng kiến, trải nghiệm sự vất vả của nghề chăm sóc bảo vệ rừng, được nghe kể nhiều kỷ niệm mà người đi tuần rừng trải qua. Đây thật sự là một chuyến đi khó quên với tôi trên miền núi vùng cao Lào Cai.
Rừng vầu thuộc loài thứ sinh, hình thành sau nương rẫy hoặc sau khi rừng nguyên sinh đã khai thác. Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm nằm dưới mặt đất 20-30cm, đôi khi có thân ngầm chồi lên trên mặt đất. Mùa sinh trưởng từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, mầm măng phát triển dưới mặt đất, sau đó phát triển nhô nên khỏi mặt đất. Theo các kỹ sư nông nghiệp, thời điểm thu hái măng tốt nhất vào buổi sáng, khi măng bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất 10 – 20cm. Vị trí cắt măng là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng.