Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững điều suy ngẫm từ đề môn văn

Những điều suy ngẫm từ đề môn văn


Trước những góp ý về đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, ngành giáo dục cần tiếp thu sâu sắc, thẳng thắn, cởi mở để từ đó cải thiện cấu trúc đề thi văn, tiếp tục đổi mới dạy – học – kiểm tra môn văn trong nhà trường vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội vừa thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Những điều suy ngẫm từ đề thi môn văn  - Ảnh 1.

Thí sinh trao đổi sau giờ thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

 Cấu trúc đề thi “thân quen” vì mục đích… an toàn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 và những năm gần đây theo mục đích “2 trong 1”, xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để các trường đại học tuyển sinh. Lẽ tất nhiên, đề thi bám sát mục đích đó ở tất cả môn thi (bài thi). Thế nên nguyên tắc học gì thi đó áp dụng khi ra đề thi văn thì không có gì lạ.

Cần có cuộc khảo sát đầy đủ nhưng qua thực tiễn công tác tôi thấy, học sinh tự giác và học tốt môn văn, tỷ lệ không vượt quá 25%. Có trường chất lượng cao về các môn tự nhiên thì môn văn… học chỉ là ghi nhớ, kiểm tra là trả bài theo nội dung được định hướng sát sao. Các trường khó về chất lượng thì học sinh thi văn được 4, 5, 6 điểm là thắng lớn lắm rồi!

Trong bối cảnh đó, đề thi văn cho hơn một triệu thí sinh thì an toàn ra đề phải là ưu tiên của mọi ưu tiên. An toàn cho nhà quản lý, cho thầy cô, và cho học sinh 12. Thôi thì gom lại “dăm, bảy” tác phẩm, góp thêm hành trang cho thí sinh vào đời. Trên hành trình đó, khi có nhu cầu, các em tiếp tục tìm hiểu, đọc, học thêm. Muốn an toàn thì cấu trúc đề thi phải “thân quen”, chứ ra “là lạ” thí sinh “cắn bút” rồi sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Những điều suy ngẫm từ đề thi môn văn  - Ảnh 2.

Thí sinh chuẩn bị vào phòng thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Chưa thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học

Đề văn thi tốt nghiệp THPT năm nay như thừa nhận thực tế rằng đổi mới phương pháp dạy học các môn khác nói chung, nói riêng với môn văn, triển khai nhiều năm nay nhưng kết quả còn khiêm tốn. Thay đổi chỉ mới dừng ở kế hoạch, mấy tiết thao giảng chứ đại trà thì chưa nhiều. Chương trình, sách giáo khoa, quản trị trường học, năng lực và động lực của đội ngũ giáo viên… chưa là một thể thống nhất, chưa tạo hợp lực theo hướng ưu tiên phát triển năng lực và phẩm chất.

Như thế, muốn có đột phá trong đề văn thi tốt nghiệp THPT thì… hãy đợi đấy! Bộ GD-ĐT, các vụ chức năng cần có lộ trình, với quyết tâm cao, dài kiên trì, chắc giải pháp, rất chính trực, sáng mục tiêu thì mới có thể thay đổi triệt để dạy – học văn hiện nay.

Dạy văn theo mẫu, dạy “tủ” là căn bệnh trầm kha từ nhiều năm nay. Học vì điểm số, thành tích, đối phó với kiểm tra, thi cử làm lệch lạc động cơ của học sinh, phụ huynh và cả thầy cô. Hệ lụy là dạy – học văn mà còn ít giáo viên, học sinh có thói quen đọc sách. “Vốn” của thầy cô ít ỏi và cũ kỹ, kiến thức của trò là những mảnh ghép. Thực trạng này rất cần thay đổi.

Để không còn những yêu cầu trong đề thi văn “quá xa” với tuổi 18

Hằng năm, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT có ban hành đề tham khảo, các nhà trường theo đó dạy – học – ôn luyện học sinh 12 sát với yêu cầu của kỳ thi. Từ năm sau, nên công bố đề tham khảo vào đầu năm học. Được vậy, thầy trò lớp 12 có đích cụ thể, đủ thời gian giảng dạy, học hành, bám sát, vận dụng các yêu cầu của Bộ GD-ĐT.

Tổ ra đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT cần bổ sung nhân sự tham gia, có đại diện các vùng, miền; có giáo viên lâu năm, dày dạn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc chuyên môn; có giáo viên trẻ, chắc tay nghề, nhạy đổi mới. Để có sự hài hòa giữa các thế hệ giáo viên, đòi hỏi “tổng đạo diễn” dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có như thế mới không có những yêu cầu trong đề thi văn “quá xa” với tuổi 18 như đề thi văn năm nay.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Những điều suy ngẫm từ đề thi môn văn  - Ảnh 3.

Đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Cần đổi mới thi theo hướng đẩy mạnh đánh giá quá trình, trao quyền tự chủ

Năm nào, gần ngày thi, thí sinh cũng đua nhau đoán để xem tác phẩm nào được gọi tên. Sau khi thi văn thì thí sinh lại đua nhau than “tủ đè”, nơi than khó, nơi đánh giá dễ, nơi “trật tủ” nhưng lội ngược dòng…

Kỳ thi “2 trong 1” đã hoàn thành sứ mạng, lúc này đây, việc cần kíp là đổi mới thi theo hướng đẩy mạnh đánh giá quá trình tại cơ sở giáo dục phổ thông và trao quyền tự chủ tuyển sinh về cho các cơ sở giáo dục đại học.

Năm học 2023-2024 sẽ khép lại chương trình phổ thông hiện hành, từ năm học 2024-2025 lứa học sinh đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018  sẽ hoàn tất lớp 12. Thời gian không còn nhiều, nhìn từ dạy học – đánh giá môn văn và nói chung ở các môn học khác để thấy rằng thay đổi là mệnh lệnh của giáo dục hiện nay.



Source link

Cùng chủ đề

Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều thay đổi

NDO - Ngày 31/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2024 trở về trước, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông triển khai theo Chương...

Có thật là hay, lạ khiến nhiều người ‘choáng’?

TPO - Bộ GD&ĐT đã công bố hệ thống các đề thi tham khảo cho kì thi tốt nghiệp THPT 2025 dành cho các học sinh học theo chương trình mới. Theo nhiều giáo viên, chuyên gia đánh giá, đề năm nay khá lạ và "choáng". ThS. Nguyễn Thành Công, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm nhận định, với hầu hết các môn thi, phản hồi chung của các thầy cô và học sinh là...

Công bố đề thi tham khảo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức Kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch,...

Dạy học chuyển mình theo chương trình mới

Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT triển khai theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT vừa công bố, kỳ thi có nhiều thay đổi so với các năm trước. Trên cơ sở đó, các trường THPT điều chỉnh kế hoạch dạy học để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Sớm xác định tổ hợp xét...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

BHXH Hà Nội cảnh báo chiêu lừa tinh vi nhắm đến học sinh, sinh viên

BHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, gần đây, đơn vị nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở giáo dục về việc có đối tượng mạo danh cơ quan BHXH Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin...

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên

(ĐCSVN) – Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025, chiều 4/11. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn...

Ra mắt FSEL – nền tảng học ngoại ngữ cùng AI

Ngày 3/11, nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến tương tác cùng AI - FSEL ra mắt, hứa hẹn mang lại bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ, góp phần thu hẹp khoảng cách học tiếng Anh ở mọi vùng miền trên cả nước. Buổi lễ ra mắt FSEL gây ấn tượng mạnh mẽ với màn trình diễn kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại cùng hệ thống âm thanh và ánh sáng độc...

Mới nhất

Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân tối cao Nguyễn Hải Trâm giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang

Chiều 4/11, Đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang để công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. ...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

TPO - Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. 04/11/2024 | 17:11 ...

Tân Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình là ai?

Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an vừa được điều động đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình. ...

Sản xuất của Việt Nam phục hồi trở lại trong tháng 10/2024

Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng mạnh lên 51,2 điểm trong tháng 10, một sự phục hồi tích cực sau khi phải đối mặt với gián đoạn bởi bão Yagi gây ra trong tháng trước. Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng mạnh lên 51,2...

Sabeco sắp tạm ứng cổ tức 20%, cổ đông Thái Lan nhận về gần 1.400 tỷ đồng

Với gần 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco dự kiến sẽ chi gần 2.600 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức lần này. Trong đó, với tỷ lệ sở hữu lớn nhất, Vietnam Beverage sẽ nhận về gần 54% tổng lượng cổ tức trên Sabeco sắp tạm ứng cổ tức 20%, cổ đông Thái Lan nhận...

Mới nhất