Trang chủChính trịNgoại giaoKhông có Nga, khí đốt vẫn ngập tràn tại EU, Ukraine sẽ...

Không có Nga, khí đốt vẫn ngập tràn tại EU, Ukraine sẽ là “bến đỗ”?


Giá năng lượng tại châu Âu đã tăng đột biến trong năm 2022, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hiện tại, khu vực này phải đối mặt với nguy cơ dư cung khí đốt và cần thêm nhiều điểm lưu trữ khí đốt hơn.

Cơ sở lưu trữ khí đốt Bilche-Volytsko-Uherske ở Ukraine có công suất cao gấp 4 lần so với cơ sở trữ khí đốt lớn nhất ở Đức. Ảnh: Ukrtransgaz
Cơ sở lưu trữ khí đốt Bilche-Volytsko-Uherske ở Ukraine. (Nguồn: Ukrtransgaz)

Akos Losz và Ira Joseph, hai nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cảnh báo: “Khi mùa Hè đến gần, Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt với một tình huống bất thường: Quá nhiều khí đốt”.

Việc dự trữ nhiên liệu sẽ giúp khối 27 thành viên tránh lặp lại cuộc khủng hoảng năng lượng của năm 2022. Kho dự trữ khí đốt của khối hiện đã được lấp đầy hơn 70% và dự kiến ​​sẽ đạt 100% công suất vào cuối tháng 8/2023.

Tháng 8 năm ngoái, giá khí đốt của EU đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại 350 Euro (380 USD) mỗi megawatt giờ, do Nga cắt giảm nguồn cung. Sau đó, giá đã sụt giảm vào năm 2023, một phần do thời tiết mùa Đông ôn hòa hơn dự kiến.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel, mức tăng đột biến vào năm 2022 đã khiến lãnh đạo các nước phải “ra tay”. Cụ thể, các chính phủ EU đã chi 646 tỷ Euro để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng.

Ông Kamil Lipinski từ Viện Kinh tế Ba Lan (PIE) nhận định, kho chứa khí đốt của Đức – chiếm 22% tổng dung lượng lưu trữ của EU – có thể cung cấp đủ nguồn cung cho khối. Tuy nhiên, kho chưa này không đủ để cân bằng sự dao động giá cả trên toàn EU, vì vậy khối đang nhìn xa hơn.

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Tim McPhie tiết lộ, các quốc gia thành viên EU sẽ cần lấp đầy tới 90% công suất các kho lưu trữ vào tháng 11/2023.

Ông Jacopo Casadei của tổ chức tư vấn năng lượng Energy Aspects nhận định: “Châu Âu cần tận dụng càng nhiều khả năng lưu trữ dưới lòng đất của Ukraine càng tốt, để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến trong mùa Đông”.

Năm 2020, Ukraine đã hài hòa hóa khung pháp lý với EU. Kiev cũng đã cắt giảm chi phí lưu kho khí đốt, giảm thuế quan và thuế hải quan tại các cơ sở lưu trữ nội địa cho các thương nhân đến từ 27 nước thành viên EU.

Hai tháng trước, Ukrtransgaz – một nhà điều hành kho chứa khí đốt tại Ukraine – đã được chứng nhận theo các quy định về kho chứa khí đốt của EU. Thị trường Ukraine cũng cung cấp dung lượng lưu trữ ở mức cố định, giúp tránh những biến động của thị trường giao ngay.

Bên cạnh đó, đất nước này sở hữu mạng lưới vận chuyển khí đốt lớn. Trong nhiều thập niên, Ukraine là quốc gia trung chuyển năng lượng của Nga sang châu Âu. Công suất lưu trữ khí đốt của Ukraine hiện đạt tới 31 tỷ m³ (bcm) – lớn nhất ở châu Âu.

Hiện tại, Ukrtransgaz, công ty điều hành các kho trữ khí đốt của Ukraine, đang sẵn sàng cho thuê 1/3 công suất kho, đủ để đáp ứng khoảng 10% nhu cầu khí đốt của EU trong tháng 3/2023.

Trong khi đó, Naftogaz, công ty mẹ của Ukrtransgaz, có thể cung cấp 10 bcm dung lượng lưu trữ cho các nước trong khu vực.

Về phía châu Âu, hãng Bloomberg đưa tin, các quan chức nước này đang có kế hoạch vận chuyển khí đốt tự nhiên dư thừa đến cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm (UGS) Bilche-Volytsko-Uhersky của Ukraine, nằm cách biên giới với Ba Lan 96 km.

Tuy nhiên, kế hoạch nói trên vẫn có thể vấp phải “đá tảng”.

Để việc trữ khí đốt ở Ukraine trở nên khả thi, giá nhiên liệu này cần phải giảm đủ thấp, giúp trang trải chi phí thuê không gian lưu trữ. EU cũng có thể sẽ cần phải can thiệp để cung cấp các biện pháp hỗ trợ những tổn thất tiềm ẩn liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Bà Anna Mikulska, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng thuộc Viện Chính sách Công Baker – Đại học Rice cho hay, Nga vẫn gửi khí đốt qua Ukraine. Trong điều kiện thị trường khi đốt eo hẹp, đây có thể trở thành một cách khác để gây áp lực lên châu Âu.

Trong khi đó, ngành bảo hiểm đang tránh xa Ukraine. Các công ty kinh doanh cơ sở dự trữ khí đốt ở Ukraine cũng sẽ “để mắt” tới giá cả và việc liệu EU có sẵn sàng cung cấp hỗ trợ về vấn đề bảo hiểm hay không.

Về vấn đề này, theo ông Tim McPhie, EU khám phá cách thức đảm bảo do các tổ chức công đưa ra có thể cung cấp bảo hiểm đầy đủ cho khí đốt tự nhiên được lưu trữ ở Ukraine.

“Nhưng thời gian không còn nhiều”, người phát ngôn của EC nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.

Sau phán quyết không có lợi, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo

OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo chiếm khoảng 40% lượng khí đốt của Nga qua Ukraine tương đương 17 triệu m3 mỗi ngày.

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng “tạm biệt” khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) vừa có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên, với phần lớn nguồn cung cấp được ưu tiên dành cho Ukraine.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Nhu cầu yếu tiếp tục kìm hãm thị trường, xuất khẩu tiêu Việt sang nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai...

Giá vàng hôm nay 19/11/2024, giá vàng tăng mạnh sau khi ghi nhận mức lỗ trong 6 phiên trước đó. Các chính sách mà ông Donald Trump từng tuyên bố có khả năng gây lạm phát, điều này sẽ có lợi cho kim loại quý. Giá vàng nhẫn đi lên. Một quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới.

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga từ chối bán uranium cho Mỹ, Washington đã “đi” nhanh hơn

Ngày 18/11, hãng thông tấn TASS đưa tin, tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tuyên bố tiếp tục cung cấp uranium cho tất cả các nước khách hàng, ngoại trừ Mỹ.

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Bài đọc nhiều

Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa

Ấn Độ đã ghi nhận một cột mốc ấn tượng trong thương mại quốc tế khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 39,2 tỷ USD, mức cao nhất trong suốt thập kỷ qua.

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á

Ngày 15/11, Nepal bắt đầu xuất khẩu điện sang Bangladesh, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia thuộc dãy Himalaya này xuất khẩu điện sang một nước thứ ba ngoài Ấn Độ.

Lo ngại cầu yếu từ Trung Quốc, giá dầu lao dốc hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 16/11, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc yếu và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chậm tốc độ cắt giảm lãi suất.

Cùng chuyên mục

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai...

Giá vàng hôm nay 19/11/2024, giá vàng tăng mạnh sau khi ghi nhận mức lỗ trong 6 phiên trước đó. Các chính sách mà ông Donald Trump từng tuyên bố có khả năng gây lạm phát, điều này sẽ có lợi cho kim loại quý. Giá vàng nhẫn đi lên. Một quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới.

Nhu cầu yếu tiếp tục kìm hãm thị trường, xuất khẩu tiêu Việt sang nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga từ chối bán uranium cho Mỹ, Washington đã “đi” nhanh hơn

Ngày 18/11, hãng thông tấn TASS đưa tin, tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tuyên bố tiếp tục cung cấp uranium cho tất cả các nước khách hàng, ngoại trừ Mỹ.

Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” khơi dậy dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc

(ĐCSVN) – “Cùng nhau giữ nước” là chương trình nghệ thuật có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là hoạt động sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống, lịch sử, giúp khán giả được trải nghiệm một hành trình đầy gian khó nhưng rất đỗi tự hào và vinh quang của dân tộc Việt Nam. Tối 18/11, tại Hoàng...

Công bố danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2024

(ĐCSVN) – HLV trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Theo tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), chiều 18/11, HLV trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách...

4 điều chỉnh lối sống giúp nam giới giảm ngủ ngáy

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí...

Đa dạng thị trường hoa, quà tặng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

TPO - Trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thị trường hoa tươi và quà tặng tại Hà Nội nhộn nhịp với nhiều mẫu mã, từ hoa tươi, hoa sáp đến giỏ trái cây... tất cả đều được trang trí bắt mắt với mức giá từ 100.000 đến vài triệu đồng. ...

Mới nhất