Trang chủDestinationsQuảng NamĐào tạo nghề, giải quyết việc làm: Hướng thoát nghèo ở Đông...

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Hướng thoát nghèo ở Đông Giang | BÁO QUẢNG NAM ONLINE


(QNO) – Mở hướng thoát nghèo, huyện Đông Giang đã và đang chú trọng triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp để người dân địa phương được đào tạo nghề, tìm việc làm ổn định nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

Hai thanh niên người địa phương làm lễ tân tại “Cổng Trời Đông Giang“. Ảnh: CT
Hai thanh niên địa phương làm nhân viên lễ tân tại “Cổng Trời Đông Giang“. Ảnh: CT

Nhiều kết quả

Ông Đinh Ngọc Thanh – Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang cho biết, công tác giáo dục nghề nghiệp luôn được UBND huyện quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện theo kế hoạch đặt ra. Riêng năm 2023, về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, tính đến ngày 31/5, UBND huyện đã phân bổ hơn 180 triệu đồng cho Phòng NN&PTNT Đông Giang để thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động trên địa bàn huyện. Từ đây, phòng chức năng đang phối hợp với các xã, thị trấn tuyển sinh học viên, dự kiến mở 4 lớp đào tạo nghề nông nghiệp.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng được địa phương chú trọng thực hiện theo các tiểu dự án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục trong các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).

Tính đến ngày 31/5/2023, Phòng LĐ-TB&XH Đông Giang đã phối hợp tổ chức xong lớp nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho 35 học viên tại xã Mà Cooih, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 – 2025. Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, ngành chức năng đang phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ  chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề và đã có 56 người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đăng ký tham gia.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, từ nay đến cuối năm 2023, Đông Giang sẽ mở thêm 2 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 56 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 – 2025, huyện dự kiến mở 2 lớp nghề phi nông nghiệp cho 69 lao động thuộc đối tượng người dân tộc thiểu số. Người dân sẽ được đào tạo nghề miễn phí về kỹ thuật chế biến món ăn, pha chế đồ uống, nề hoàn thiện. Học viên được hỗ trợ tiền ăn; còn được hỗ trợ tiền đi lại tùy vào cự ly chi chuyển, địa bàn cư trú. Địa điểm tổ chức lớp đào tạo sẽ diễn ra tại trung tâm xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia.

Còn nhiều trở lực

Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (địa phận 2 xã Mà Cooi, Kà Dăng của huyện Đông Giang) được chính thức vận hành và khai trương vào ngày 29/4/2022.

Cổng Trời Đông Giang cũng là khu du lịch đầu tiên có quy mô lớn nhất khu vực miền núi vùng tây Quảng Nam, được mệnh danh là kiệt tác giữa đại ngàn. Đúng như cam kết và tâm nguyện ban đầu, để vận hành và khai thác phục vụ du khách, chủ đầu tư là Công ty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp (trực thuộc Tập đoàn FVG) đã tuyển dụng, đào tạo và tiếp nhận hàng trăm nhân viên là người dân sinh sống tại địa bàn Đông Giang, trong đó phần lớn là đồng bào Cơ Tu vào làm việc.

Đông Giang đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bằng nhiều nội dung, cách thức đa dạng. Ảnh: CT
Đông Giang đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách giảm nghèo, hành động giảm nghèo bằng nhiều nội dung, cách thức đa dạng. Ảnh: Đ.N.THANH

Như vậy, con em người địa phương không phải đi đâu xa mà vẫn có việc làm ổn định, có điều kiện cải thiện thu nhập, đưa gia đình thoát nghèo. Tuy nhiên, địa bàn Đông Giang lại có ít doanh nghiệp, đơn vị có thể giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân bản địa, bởi việc thu hút đầu tư còn gặp không ít trở lực. Chính vì vậy, chuyện liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo tại địa phương không hề đơn giản.

Theo ông Đinh Ngọc Thanh, nguồn kinh phí từ các chương trình MTQG phân bổ nhiều, trong khi thực tế công tác tuyển sinh học viên hằng năm của các địa phương gặp không ít khó khăn do người dân không mặn mà đăng ký theo học các chương trình đào tạo nghề, dẫn đến áp lực giải ngân cho kịp tiến độ của địa phương là rất lớn. Cạnh đó, người lao động tự đi làm việc tại các tỉnh, thành phố lân cận sẽ không dễ thông tin, tuyên truyền và vận động họ đăng ký học nghề,  đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành  cũng như định hướng nghề nghiệp.           

Hiện nay, người dân đang có xu hướng tự đi tìm việc tại các công ty, nhà máy mà phần lớn những doanh nghiệp vừa đề cập có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông nên lực lượng này chưa được đào tạo nghề. Do vậy, cấp có thẩm quyền cần có chính sách động viên người lao động đi tìm việc tại công ty để họ có ngay thu nhập khi vào làm, tổ chức đào tạo nghề ngay tại doanh nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ để người lao động gắn bó lâu dài với công việc được đào tạo. Khi đó, người có trách nhiệm sẽ giải quyết được cả ba vấn đề: cung ứng lao động cho doanh nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động và giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo. “Song, nói gì thì nói, bản thân người dân trước hết phải có ý chí tự vươn lên, đây là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo bền vững” – ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang từng chia sẻ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao dự án gần 500 tỷ đồng chưa thi công sau 2 tháng khởi công?

Khởi công nhưng vẫn chưa thi công được Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, ngày 24/8, dự án Đường vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 498 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương 398 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 100 tỷ đồng. Công trình do liên danh nhà thầu là Công ty CP Đại Thiên Trường và Công ty CP 873...

Vì sao mỏ cát khủng đấu giá đạt 370 tỉ lại có giá khởi điểm chỉ 1,4 tỉ đồng?

"Họ nói với tôi là cũng muốn được tiếp tục khai thác mỏ. Nhưng khi bỏ giá lên tới đâu đó 50 tỉ đồng thì thấy không thể theo được nữa nên đành bỏ cuộc" - bà Sương nói.Cũng theo bà Sương, sở dĩ mỏ cát ĐB2B được đẩy giá cao lên hàng trăm tỉ đồng có thể xuất phát từ khả...

Phục dựng lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong

Ngày 8/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, nhằm khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong, vừa qua Sở VHTTDL đã tổ chức chương trình phục dựng Lễ mừng lúa mới của dân tộc Ca Dong...

Quảng Nam kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh

Quảng Nam kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnhDoanh nghiệp Nhật Bản hiện chỉ mới đầu tư vào tỉnh Quảng Nam 19 dự án, với số vốn khoảng 140 triệu USD. Vì vậy, tỉnh Quảng Nam tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Món ram tôm đất xứ Quảng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Ở Quảng Nam có một món ăn mà ta dễ gặp bất kỳ đám giỗ nào từ quê ra đến phố, đó là món ram tôm đất. Ram tôm đất Quảng Nam là món ăn mà ai dù không khéo tay cũng có thể làm được bởi chỉ cần có...

Bâng khuâng hương bưởi | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Tôi có một căn nhà ở quê nơi tuổi thơ trải qua cùng những mùa hoa bưởi thơm ngát. Ấy là căn nhà cuối xóm, nơi có cái ngõ nhỏ quanh co, xung quanh được bao bọc bởi một hàng rào mùa nào cũng đỏ rực sắc hoa dâm bụt.  ...

Siro húng chanh tỏi đen hướng tới OCOP | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Lá húng chanh, tỏi, quất, gừng, đường phèn... kết hợp với nhau thành một loại siro có thể giúp trẻ nhỏ, mẹ bầu vượt qua những cơn ho, ốm vặt. Đây là một phương thuốc dân gian được chị Ngô Thị Lộc (SN 1989, xã Bình Trung, huyện...

Vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Hiện nay, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Đáng chú ý là, giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Trung ương và tỉnh giảm mạnh so với trước đây, trong khi đó bộ...

Lá chanh giúp giải cảm, trị ho và có nhiều lợi ích cho sức khỏe | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Lá chanh có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hoá nên khá hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng da. ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Đến du lịch Quảng Bình vào mùa mưa có những trải nghiệm hấp dẫn gì?

(NLĐO) – Mùa mưa có thể không phải là lựa chọn phổ biến cho du khách khi đến Quảng Bình du lịch, nhưng sẽ mang đến cảm...

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ;...

Thuận Châu (Sơn La): Cuộc sống đồng bào DTTS đổi thay nhờ Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã...

Mới nhất