Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’,...

Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ


Dù đến nay, “đòn trừng phạt liên hoàn” từ Mỹ và phương Tây không thể khuất phục Nga, cũng không thể kết thúc xung đột ở Ukraine, nhưng ít nhất đã góp phần lớn hạn chế năng lực của Moscow về kinh tế, về thay thế các thiết bị quân sự bị phá hủy và tài trợ cho chiến dịch quân sự.

Lệnh trừng phạt chống Nga: Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ. (Nguồn: economicsobservatory)
Lệnh trừng phạt chống Nga: Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ. (Nguồn: economicsobservatory)

Những “vết thương” kinh tế

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác đã đưa ra nhiều vòng trừng phạt sâu rộng, vòng nọ chồng lên vòng kia. Các biện pháp trừng phạt đã phát tác, cản trở nhiều ngành sản xuất, dẫn đến thâm hụt ngân sách của Nga ngày càng lớn.

Trên thực tế, loạt đòn trừng phạt quốc tế dù được đánh giá là khắc nghiệt chưa từng có nhưng rõ ràng không đủ để khuất phục Nga, ngăn chặn Tổng thống Putin triển khai các kế hoạch quân sự. Nhưng không thể nói rằng, loạt lệnh trừng phạt chồng trừng phạt lên nền kinh tế Nga là vô tác dụng.

Sự thật thì các biện pháp đó đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế và cả nguồn tài trợ để Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine (bắt đầu từ tháng 2/2022). Việc hạn chế xuất khẩu sang Nga đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh – và trong một số trường hợp, là sự sụp đổ – sản xuất trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.

Giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển nhập khẩu từ Nga khi lệnh trừng phạt được đưa ra lần đầu tiên vào tháng 12/2022 – đã có tác động tiêu cực lớn đến nguồn thu thuế liên bang của quốc gia. Điều này rất quan trọng, vì có tới 40% doanh thu thuế liên bang của Nga đến từ lĩnh vực năng lượng trước xung đột.

Vì vậy, chiến dịch phản công kinh tế từ phương Tây dường như đang phát huy tác dụng đối với kinh tế Nga – nhưng ở mức độ nào?

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã phát lệnh ngăn chặn nhiều loại hàng hóa xuất khẩu sang Nga, chẳng hạn, hàng và linh kiện công nghệ cao… có khả năng khiến kinh tế Nga bị tổn thương. Trong 30 năm qua, nhiều bộ phận của nền kinh tế Nga đã hội nhập chặt chẽ với phần còn lại của thế giới. Ngành sản xuất của nước này phụ thuộc lớn vào “dòng chảy ổn định” các bộ phận và linh kiện từ nước ngoài.

Cuộc xung đột đã làm thay đổi tất cả. Nhiều bộ phận quan trọng hiện đang bị cấm xuất khẩu, các biện pháp trừng phạt tài chính khiến thương mại trở nên khó khăn hơn hoặc không thể thực hiện được, và không ít công ty nước ngoài đã hoàn toàn rời bỏ thị trường Nga.

Tất cả những diễn biến trên có thể được nhìn thấy rõ ràng trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Hầu như tất cả các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã hoạt động tại Nga trước xung đột Nga-Ukraine, phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa Nga rộng lớn.

Nhưng vào mùa Xuân năm 2022, sản lượng ô tô giảm gần 90% so với mức trước xung đột và đến nay nó mới chỉ phục hồi một phần. Trong quý đầu tiên của năm 2023, sản lượng ô tô chỉ còn dưới 25% so với mức trước xung đột Nga-Ukraine. Tất cả các thương hiệu ô tô phương Tây đã rời khỏi thị trường, trong số 14 thương hiệu ô tô còn lại ở Nga, 3 thương hiệu của Nga và 11 thương hiệu của Trung Quốc.

Ngành sản xuất ô tô không phải là ngành duy nhất “trúng đạn” trừng phạt từ phương Tây. Tình hình tương tự cũng xảy ra trong ngành điện tử và máy móc. Chẳng hạn, Nga sản xuất ít toa xe lửa, ti vi, thang máy và cáp quang hơn trước rất nhiều, đồng thời, nhập khẩu xe Trung Quốc tăng vọt.

Tuy nhiên, sản lượng sản xuất tổng thể không giảm nhiều. Hai tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất chỉ giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều lĩnh vực có sản phẩm được sử dụng trong xung đột quân sự – như luyện kim, dệt may và hàng y tế – đã có sự gia tăng lớn về sản lượng.

Kinh tế Nga vẫn khá tự tin bởi sở hữu nguồn lực dồi dào và khả năng duy trì sản xuất hàng hóa chế tạo tương đối đơn giản, ngay cả khi phải đối mặt với những hạn chế thương mại khắc nghiệt nhất.

Lợi hại như “đòn giá dầu”

Vậy giới hạn giá dầu đã ảnh hưởng đến tài chính nhà nước Nga như thế nào?

Từ sau cuộc xung đột, giá năng lượng toàn cầu tăng vọt. Nhiều khách hàng châu Âu chủ động giảm mua dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

Và vào mùa Hè năm 2022, dòng khí đốt tự nhiên từ Nga đến các nước EU đã ngừng lại do các công ty năng lượng châu Âu từ chối thanh toán tiền khí đốt của họ bằng đồng Ruble.

Những đòn liên hoàn này đã làm giảm đáng kể doanh thu xuất khẩu và thuế của Nga. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều là quyết định của Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) nhằm hạn chế giá dầu nhập khẩu bằng đường biển từ Nga ở mức 60 USD/thùng. Quyết định này có hiệu lực vào ngày 5/12/2022. Đồng thời, các nước EU áp đặt thêm lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển.

Một lệnh cấm tương tự đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga được áp dụng vào ngày 5/2/2023, mặc dù đóng góp của dầu thô vào ngân sách Nga luôn lớn hơn nhiều so với các sản phẩm dầu mỏ.

Năm 2022, thâm hụt ngân sách liên bang của nước này lên tới 2,3% GDP. Thâm hụt gia tăng đặc biệt vào cuối năm, khi chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, giá dầu thấp hơn và hoạt động kinh tế nói chung yếu hơn dẫn đến doanh thu thuế giảm mạnh.

Trong khi đó, chi tiêu chính phủ tiếp tục tăng rất nhanh, đặc biệt là vào tháng 1 và 2/2023. Trong quý đầu tiên của năm 2023, chi tiêu danh nghĩa của chính phủ liên bang đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, trần giá dầu của G7 và lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU đã có tác động đáng kể đến doanh thu thuế của Nga. Nhìn chung, doanh thu thuế danh nghĩa đã giảm 15% trong quý đầu tiên.

Doanh thu từ lĩnh vực năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề – giảm 43% so với quý đầu tiên của năm 2022. Thâm hụt ngân sách liên bang Nga lên tới 2.400 tỷ Ruble trong quý đầu tiên của năm 2023 – tương đương hơn một nửa thâm hụt ngân sách trong cả một năm.

Theo lý thuyết, trong các mô hình chi tiêu theo mùa, thâm hụt nhà nước thường lớn nhất vào quý cuối cùng của năm. Nga hiện đã hoàn chỉnh công thức xác định số tiền thuế mà các công ty dầu mỏ phải trả để tăng thuế năng lượng kể từ thời điểm này. Ngoài ra, nhiều công ty nhà nước đã phải chia cổ tức vượt quá lợi nhuận…

Đó là những vấn đề kinh tế Nga đang gặp phải, vì thế có thể nói, xung đột, kéo theo các lệnh trừng phạt đã có tác động khá tiêu cực đến tài chính nhà nước Nga.

Nếu không có những thay đổi đáng kể trong kế hoạch chi tiêu, thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang Nga có thể dễ dàng lên tới 4-5% GDP trong năm nay.

Tuy nhiên, đây không phải là một thảm họa đối với chính phủ của Tổng thống Putin, Moscow có đủ nguồn lực để lấp đầy những khoảng trống đó. Nhưng xung đột quân sự và lệnh trừng phạt càng kéo dài, tình hình tài chính sẽ càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi 1/3 số tiền ngân sách phải được phân bổ cho quân đội và an ninh nội bộ.

Về lý thuyết, hiệu ứng này sẽ tích lũy theo thời gian. Cuộc giao tranh có vẻ sẽ còn tiếp diễn trong nhiều tháng tới, nhưng càng ngày, sự kìm kẹp của các biện pháp trừng phạt kinh tế càng cho thấy, đây dường như mới là “chiến dịch phản công chính” trong các chính sách của phương Tây đối với Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu “quay xe” với Kiev nếu ông Trump đắc...

Ngày 3/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã chiếm làng Vyshneve ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine. Cùng ngày, Thủ tướng Hungary đề nghị châu Âu cân nhắc lại việc ủng hộ Kiev nếu ông Trump đắc cử.

Nga “bật mí” điều khiện gia nhập BRICS, không có rào cản với EU hay NATO, nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ

Mới đây, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov thông tin, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không đưa ra điều kiện cho những quốc gia muốn trở thành thành viên và đối tác của nhóm.

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

4 cách kiểm tra pin OPPO hiệu quả và chính xác nhất

Kiểm tra tình trạng pin OPPO giúp bạn sử dụng smartphone hiệu quả và kịp thời xử lý sự cố. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra dung lượng pin OPPO!

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Ngày 3/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar Assad chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.

Tổng thống Ukraine trách móc việc “khoanh tay đứng nhìn”, Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng phàn nàn về thông tin quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga, trong khi Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi tránh "quốc tế hóa" cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Vàng nhẫn bám trụ đỉnh cao, thế giới giảm

Giá vàng hôm nay 26/10/2024 trên thị trường thế giới giảm. Giá vàng nhẫn mất mốc 89 triệu đồng/lượng nhưng vẫn bám trụ trên vùng đỉnh lịch sử, còn giá vàng miếng SJC đứng im. Giá vàng thế giới đầu phiên giao dịch tại Mỹ giảm nhẹ. Một số nhà giao dịch tương lai ngắn hạn chốt lời sau những đợt tăng giá gần đây. Theo các chuyên gia, không có thị trường nào tăng giá thẳng đứng và điều...

Trinity Forum 2024 đem cơ hội hút vốn quốc tế vào hàng không, bán lẻ du lịch

Diễn đàn Trinity Forum 2024, sự kiện quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và bán lẻ du lịch, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 5 đến 6-11, quy tụ hàng loạt thương hiệu lớn L'Oréal, Qatar Airways, Mondelēz, Diageo, Dubai Duty Free, China Duty Free... ...

Vẻ đẹp siêu thực của Cầu Hôn trước ngày khai trương

ANTD.VN - Chỉ một tuần nữa, Cầu Hôn- Kiss Bridge tại Thị trấn Hoàng Hôn - Sunset Town sẽ chính thức đón khách, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hoàng hôn ngoạn mục của vùng biển Phú Quốc, hứa hẹn là điểm đến check-in ngọt ngào nhất trong mùa lễ hội năm nay. Từng xuất hiện trong MV I do của ca...

Những mảnh ghép tạo nên chất sống nghỉ dưỡng toàn thời gian của cư dân Vịnh Thiên Đường

ANTD.VN - Sống đẳng cấp phong cách nghỉ dưỡng 5 sao ngay giữa lòng Đô thị ở tốt nhất thế giới Ocean City chính là trải nghiệm độc đáo của cư dân Vịnh Thiên Đường, Vinhomes Ocean Park 3. Chất sống đặc quyền đang thu hút mạnh mẽ dòng chuyển cư về phía Đông Hà Nội. Hệ tiện ích nghỉ dưỡng đặc quyền đa lớp “Đằng sau cánh cổng của Vịnh Thiên Đường là một cuộc sống...

Cùng chuyên mục

Sabeco sắp tạm ứng cổ tức 20%, cổ đông Thái Lan nhận về gần 1.400 tỷ đồng

Với gần 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco dự kiến sẽ chi gần 2.600 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức lần này. Trong đó, với tỷ lệ sở hữu lớn nhất, Vietnam Beverage sẽ nhận về gần 54% tổng lượng cổ tức trên Sabeco sắp tạm ứng cổ tức 20%, cổ đông Thái Lan nhận về gần 1.400 tỷ đồng Với gần 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco dự kiến sẽ chi gần...

50 mini bus mang thương hiệu Việt mới nhất thị trường sắp lăn bánh ở TP.HCM

50 chiếc mini bus mang thương hiệu Việt mới nhất thị trường Kim Long X9 sắp được lăn bánh tại TP.HCM phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách, đưa đón học sinh, cán bộ công nhân viên và dịch vụ du lịch. Ông...

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Phiên đấu giá 20 lô đất Hoài Đức vừa kết thúc với 12 vòng đấu. Theo đó, 2 thửa đất ở vị trí góc có giá trúng cao nhất là 103 triệu đồng/m2, tương đương 15 tỷ đồng/lô, cao gấp hơn 14 lần khởi điểm.Theo công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt, lô đất có giá trúng thấp nhất là trên 85,3 triệu đồng/m2, cũng gấp hơn 11,6 lần so với giá khởi điểm.Các nhà đầu tư...

Mua bán vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 ở đâu giá cao nhất?

(NLĐO) - Giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 99,99 có sự cách biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại ...

Chứng khoán Việt tăng sức hấp dẫn với ‘cá mập’ ngoại từ thông tư mới

Việc chính thức cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua cổ phiếu mà không cần phải có đủ tiền trong tài khoản trở thành cột mốc quan trọng trong hành trình nâng hạn thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng sức hút với 'cá mập' ngoại. ...

Mới nhất

Trả nhiều tiền khám bệnh nên ‘bên trọng bên khinh’?

Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến về việc nhân viên bệnh viện 'bên trọng bên khinh' khi bệnh nhân đăng ký khám thường và khám với chuyên gia. ...

Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Các đại biểu tập trung thảo luận về nội dung: công tác đối ngoại năm 2024; vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững... Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Cải thiện năng lực phòng thủ cho nhân sự bảo vệ hệ thống của Vietnam Airlines

Diễn ra trong 5 ngày, diễn tập thực chiến quốc gia lần 2 năm 2024 hướng tới mục tiêu cải thiện năng lực phòng thủ cho đội ngũ nhân sự đảm trách bảo vệ các hệ thống thông tin của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines. Lễ bế mạc chương trình diễn tập thực chiến quốc...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Sydney

(MPI) - Ngày 31/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp xã giao Phó Hiệu trưởng phụ trách quốc tế, Đại học Công nghệ Sydney (UTS) Iain Watt. Thứ trưởng Trần...

Mới nhất