Trang chủDestinationsNinh ThuậnKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi Luật Đất...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi Luật Đất đai phải xóa bỏ ‘quy hoạch treo’

Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại phiên họp sáng 21/6, các đại biểu Quốc hội khẳng định, quy hoạch sử dụng đất là nội dung đặc biệt quan trọng và được thể hiện xuyên suốt trong dự thảo Luật. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng để có điều chỉnh phù hợp, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quản lý, sử dụng hiệu quả.

Theo đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh), quy hoạch sử dụng đất được phân thành 3 cấp gồm: Cấp quốc gia – cấp tỉnh – cấp huyện. Để thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan Trung ương và chủ động trong tổ chức thực hiện của địa phương, đại biểu Trần Đình Gia đề nghị, quy hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh quy định giới hạn một số nhóm đất chính cần thiết để đảm bảo mục tiêu quốc gia và cấp tỉnh, không quy định quá chi tiết về các loại đất, chỉ tiêu sử dụng đất cấp trên phân bổ cho cấp dưới, chỉ phân bổ theo các chỉ tiêu chi tiết, không khống chế chỉ tiêu tổng của từng loại đất như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được thể hiện chi tiết ở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần có cơ chế linh hoạt trong việc đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm rõ vị trí, thứ bậc, mối liên hệ của các quy hoạch sử dụng đất với nhau và với các quy hoạch khác trong hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật…

Góp ý về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho biết, đây là vấn đề được người dân quan tâm, trong đó có thực trạng quy hoạch đã được lập, phê duyệt, nhưng trên thực tế việc tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện được một số nội dung của quy hoạch. Việc thực hiện chậm này không chỉ là 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí còn lâu hơn. Người dân vẫn thường gọi trường hợp này là “quy hoạch treo”.

Đại biểu nhấn mạnh, “quy hoạch treo” không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, mà còn gây khó khăn, làm đảo lộn cuộc sống người dân. Những cư dân trong khu vực quy hoạch treo sống trong cảnh thấp thỏm, khổ sở, “đi không được mà ở cũng không xong”. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai cần có quy định rõ ràng, khả thi để xóa bỏ tình trạng này.

Vì vậy, đại biểu đề nghị bỏ tầm nhìn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 62 dự thảo Luật, bởi tầm nhìn chỉ mang tính ước lượng, dự báo, mà dự báo có thể chính xác, có thể không chính xác. Như vậy, đây có thể là một tác nhân của quy hoạch treo. Người dân chỉ mong muốn Nhà nước xác định rõ quy hoạch đất đai cụ thể là bao lâu và quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch. Việc bỏ tầm nhìn quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch, cần chỉnh lý, bổ sung thêm tại Khoản 3 Điều 76 dự thảo Luật theo hướng: Khi quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng, thực hiện các quyền sử dụng đất quy định tại Điều 38 của Luật này và pháp luật liên quan.

Đại biểu cho biết, “pháp luật liên quan” rất rộng, người dân khó tiếp cận; vì vậy cần quy định trong dự thảo Luật một điều về quyền của người sử dụng đất; đồng thời bổ sung vào Khoản 3 Điều 76 nội dung: Hết kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, mà không thực hiện kế hoạch, dự án thì hủy bỏ quy hoạch.

Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Đào Chí Nghĩa phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Liên quan đến quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) cho biết, Khoản 3 Điều 66 dự thảo Luật quy định: Đối với quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì không lập quy hoạch sử dụng đất, nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng của địa phương. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu kỹ hơn về những bất cập nếu triển khai áp dụng trong thực tế.

Đại biểu phân tích, hiện nay chúng ta đang gặp một số vướng mắc trong công tác tích hợp quy hoạch, quy hoạch sau chồng lên quy hoạch trước. Chính việc này đã dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án không thể thực hiện được. Thực trạng này đang diễn ra tại một số địa phương, các dự án kinh doanh bất động sản không được giao đất, cho thuê đất vì quy hoạch xây dựng thủy lợi 1/500 của dự án mâu thuẫn với quy hoạch đô thị dẫn đến các dự án này gần như tê liệt. Nếu thay quy hoạch sử dụng đất bằng quy hoạch đô thị thì sẽ gặp một số vướng mắc.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng và nên để quy hoạch sử dụng đất thực hiện đúng sứ mệnh của mình. Đối với công tác quy hoạch chung của từng địa phương, xác định quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền, quy hoạch cụ thể mục đích sử dụng đất của từng khu chức năng, từng vị trí lô đất. Quy hoạch đô thị sẽ là lớp quy hoạch chồng lên quy hoạch nền, xác định trong từng vị trí cụ thể được xây dựng bao nhiêu tầng, có tầng hầm hay không… Đó là nhiệm vụ của quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; còn đất sử dụng với mục đích gì là nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất.

Góp ý về nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị giảm bớt thủ tục hành chính và thực hiện chủ trương của Đảng về phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương. Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật không nên quy định nội dung, phải xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với nhiệm vụ lập quy hoạch, sử dụng đất cấp tỉnh.

Đồng thời, đại biểu đề nghị quy định như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và phê duyệt nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng đất cấp tỉnh.

Về kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện quy định tại Điều 67, đại biểu Trần Thị Hiền đề nghị cần đơn giản hóa các tiêu chí và nội dung của kế hoạch, không nên quá chi tiết, cụ thể vì sẽ gây rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Hiện nay, việc lập kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào danh mục thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng; đây đang là vấn đề gặp nhiều vướng mắc của các địa phương. Vì vậy, trong kế hoạch sử dụng đất, đại biểu đề nghị chỉ cần quy định Hội đồng nhân dân thông qua danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trước khi quyết định thu hồi đất là đủ.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Temu và thách thức về quản lý

Temu, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) từ Trung Quốc đang gây sốt tại Việt Nam. Với ưu đãi khủng và giá cực thấp, Temu đã dễ dàng thu hút người tiêu dùng Việt dù nền tảng này chưa hề đăng ký chính thức tại Bộ Công Thương.

Thu giữ hàng trăm đồng hồ, túi xách, mắt kính có dấu hiệu giả nhãn hiệu ở chợ Bến Thành

Kiểm tra đột xuất nhiều quầy sạp kinh doanh túi xách, quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ... tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) vào lúc chiều tối, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện nhiều điểm bán vi phạm. Trao đổi...

Ngân hàng Nhà nước thông tin tiến độ sửa Nghị định 24/CP quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (SBV) vừa gửi Quốc hội Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó đề cập tới tiến độ sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. ...

Sóc Trăng kiến nghị Bạc Liêu, Trà Vinh phối hợp để quản lý khai thác, vận chuyển cát biển

Ngày 22/10, đoàn công tác của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Chuyện kể về ‘cây đa kiên trì’ trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên con đường tới nhà sàn của Bác Hồ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, khách thăm quan rất thích thú khi cạnh một khóm tre tươi tốt có một cây đa lớn với dáng vẻ rất lạ. Cây đa này, thân rất to cao và có ba nhánh rất thẳng, cắm xiên xuống đất như ba chân kiềng chụm vào nhau tạo thành một khung tựa vòm cổng dẫn lối đến khu nhà sàn của Bác.

Những công trình mang tên 16 Tháng 4

Trải qua 47 năm giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975–16/4/2022) và 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992–01/4/2022), cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh nhà đã đoàn kết, nỗ lực chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định vị thế của tỉnh trong khu vực và cả nước. Phóng viên Báo...

Những lưu ý khi gửi thực phẩm đi Canada bạn cần phải biết

Hiện nay, giao thương giữa Việt Nam và Canada ngày càng mở rộng, nhiều hàng hóa, trong đó có lương thực, thực phẩm được luân chuyển giữa hai nước. Vậy gửi thực phẩm đi Canada cần lưu ý những gì? Thực phẩm nào được phép gửi và thực phẩm nào không? hãy đọc ngay bài viết này nhé.

Chuyển biến tích cực từ công tác chuyển đổi số

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo (BCĐ), Ban Điều hành chuyển đổi số (CĐS) tỉnh, cấp ủy, chính quyền và cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện công tác CĐS đạt kết quả trên các mặt công tác.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Bạn có biết vì sao bầu cử Mỹ lại rơi vào thứ Ba, sau thứ Hai của tháng 11?

Trong khi hầu hết các nước tổ chức bầu cử vào cuối tuần để thuận tiện cho cử tri thì ngày bầu cử Mỹ luôn diễn ra vào thứ Ba đầu tháng 11. Tại sao lại có điều này? Đây có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay còn sự sắp đặt nào khác?   Quyết định lịch sử từ năm...

Lo sốt vó học phí cho con, cha ‘đơn thân’ rảo xe khắp xóm coi có ai kêu mần việc không

Khi hay tin con vào đại học, anh Lê Văn Nghiên hốt hoảng vì lo. Nhà không có bò để bán, căn nhà tình thương nếu cầm cố cũng chẳng được bao nhiêu, lấy đâu cho con học. ...

Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông

DNVN - FPT vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với THIQAH, nhà cung cấp giải pháp kinh doanh thông minh tại Saudi Arabia, nhằm mở ra những cơ hội kinh doanh mới...

Nhiều nơi ở Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học vì đường ngập

Sáng 5-11, phụ huynh quận Hải Châu, Liên Chiểu chuẩn bị đưa con đến trường thì nhận được thông báo nghỉ học. Theo đó,...

Lợi ích bất ngờ của trứng, đặc biệt quan trọng cho người lớn tuổi

Đối với người lớn tuổi, suy giảm trí nhớ, xương yếu đi hay thị lực kém dần là những vấn đề khó tránh...

Mới nhất