Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Trường chuyên không phải con đường duy nhất vào ĐH danh tiếng'

‘Trường chuyên không phải con đường duy nhất vào ĐH danh tiếng’


TS toán Trần Nam Dũng: 'Trường chuyên không phải con đường duy nhất vào ĐH danh tiếng' - Ảnh 1.

Tiến sĩ Trần Nam Dũng (bìa phải), bà Đàm Bích Thủy (chính giữa) tại talkshow

Tiến sĩ (TS) toán học Trần Nam Dũng là Chủ tịch kỳ thi toán học AMO Việt Nam (American Mathematics Olympiad), Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), chuyên gia kiến tạo chương trình STEAM cho ngôi trường này.

Cuộc talkshow hôm qua cũng có nhiều ý kiến đặc biệt thú vị đến từ bà Đàm Bích Thủy, nguyên Chủ tịch sáng lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam, thành viên Hội đồng quản trị của tập đoàn giáo dục EQuest.

“Học sinh trường không chuyên có thể cạnh tranh sòng phẳng với học sinh trường chuyên”

TS toán học Trần Nam Dũng, người được đến là người thắp lên tình yêu tình yêu toán học với hơn 30 năm kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán, đồng thời đang là cố vấn chương trình Tài năng toán – STEM (AIMS) Trường Albert Einstein (thuộc hệ thống Trường quốc tế Canada) cho hay, ngay cả vào các trường ĐH trong nước cũng có nhiều phương thức. Và không phải chỉ học sinh trường chuyên mới là những người có điểm cao nhất. Nhiều bạn học không chuyên vẫn nằm trong những bạn tốp đầu điểm cao.

Còn vào các trường ĐH danh tiếng của nước ngoài thì yêu cầu tuyển chọn của họ rất rộng, điều kiện xét tuyển là từ điểm trung bình, IELTS, SAT… các hoạt động xã hội, kỹ năng lãnh đạo. Do đó học sinh trường không chuyên có thể cạnh tranh sòng phẳng với học sinh trường chuyên.

TS toán Trần Nam Dũng: 'Trường chuyên không phải con đường duy nhất vào ĐH danh tiếng' - Ảnh 2.

Tiến sĩ toán học Trần Nam Dũng trao đổi với các phụ huynh sau chương trình

Theo TS toán Trần Nam Dũng, các học sinh không phải tập trung học chuyên sâu thì trong một số vấn đề có thể có lợi thế hơn. Ông nêu một tình huống điển hình là nhiều bạn học sinh trường chuyên, lớp 11 đi thi học sinh giỏi và có giải nhưng tới lớp 12 đã xin từ giã không ở đội tuyển nữa để tập trung ôn thi ĐH hay để tập trung chuẩn bị hồ sơ du học. Hay trước đây, khi Bộ GD-ĐT cho phép có hệ không chuyên trong trường chuyên, thì nhiều học sinh đã đậu các lớp chuyên vẫn xin học lớp không chuyên (dù không được). “Nói như vậy để thấy, học sinh trường chuyên có lợi thế nhưng cũng có những áp lực, khó khăn riêng”, TS Trần Nam Dũng nói.

“Nếu có một ngôi trường, ở đó tạo môi trường học tập có tham vọng, có cạnh tranh, cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động xã hội, phát triển năng lực của mình thì đó là đích đến đáng tin cậy mà học sinh chưa đạt vào trường chuyên có thể hướng tới. Trường chuyên rất tốt nhưng không phải cơ hội duy nhất cho các em học sinh”, TS Dũng thẳng thắn.

“ĐH danh tiếng tìm kiếm cá nhân độc đáo chứ không phải tròn trịa”

Trao đổi tại talkshow, bà Đàm Bích Thủy khẳng định “trên thực tế các trường không chuyên cho các học sinh một lợi thế khác mà một thời gian dài chúng ta bỏ qua”.

Nguyên Chủ tịch sáng lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam dẫn chứng những ĐH hàng đầu khi tuyển sinh sẽ tìm kiếm những cá nhân độc đáo chứ không phải tròn trịa, điểm tất cả đều 10, làm 100 công việc cũng giống như 1.000 các bạn khác đang làm. Do đó, phụ huynh hãy tin vào sự độc đáo của con em mình.

TS toán Trần Nam Dũng: 'Trường chuyên không phải con đường duy nhất vào ĐH danh tiếng' - Ảnh 3.

Bà Đàm Bích Thủy có nhiều chia sẻ thú vị

Theo bà Thủy, để phát triển cái độc đáo thì trước hết các em học sinh cần có thời gian phát triển cá nhân của mình. Thứ hai, điều các trường tìm kiếm là học sinh đó có thể mang lại những gì cho cộng đồng mà các em sắp gia nhập. Nếu chỉ giỏi toán, em học sinh sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều em học giỏi toán khác. Nhưng nếu biết đủ môn toán, mà em biết chơi cờ giỏi, chơi golf tốt, thì đây lại là những lợi thế giúp em nổi bật hơn trong quá trình ứng tuyển. Nên ngoài thời gian, điều các em cần là môi trường giáo dục.

“Một môi trường giáo dục cởi mở, cho các em được phát triển hết năng lực, và mang những đặc điểm tốt nhất tới phòng tuyển sinh thì đây chính là cơ hội cho các em vào các trường ĐH hàng đầu. Vậy thì lựa chọn giữa đầu tư 100% để cho con em học 1-2 môn chuyên sâu, hay cho con môi trường để học nhiều môn, tìm ra môn thấy mình thích thú nhất, để mang được tất cả khả năng, sự say mê của con với môn đó để tới phòng tuyển sinh… thì tôi nghĩ là cách 2 giúp các em nổi trội hơn trong quá trình tuyển sinh để vào trường tốp đầu”, bà Đàm Bích Thủy phân tích.

Bà nêu thêm một dẫn chứng sống động là Trường ĐH Fulbright Việt Nam tới các tỉnh để tuyển sinh thì các bạn học sinh trường chuyên đến rất đông đảo. Nhưng sau 4 năm, ở lứa sinh viên đầu tiên mới tốt nghiệp hôm 24.6 vừa qua thì những bạn không học trường chuyên lại có những thành công rất khác biệt so với các bạn học chuyên.

“Quan trọng không phải là trường chuyên hay không chuyên mà quan trọng là môi trường giáo dục từ ngôi trường đó mang lại cho học sinh là cái gì, như thế nào”, bà Đàm Bích Thủy khẳng định.

TS toán Trần Nam Dũng: 'Trường chuyên không phải con đường duy nhất vào ĐH danh tiếng' - Ảnh 4.

Bà Đàm Bích Thủy trò chuyện với các phụ huynh bên lề chương trình

Điểm đặc biệt nhất không nhất thiết phải là cái rất xuất sắc

Phụ huynh Trần Đạt có con sắp vào lớp 2 đặt câu hỏi tại chương trình: “Các trường danh tiếng trên thế giới tuyển sinh trên điểm nổi bật của con, vậy làm sao phát hiện được? Nếu con mình thích lịch sử, địa lý, hay các môn thể thao vận động mà không muốn học khoa học công nghệ thì có thể học toán tài năng STEM không?”.

Bà Đàm Bích Thủy, thành viên Hội đồng quản trị của tập đoàn giáo dục EQuest, trả lời rằng điểm đặc biệt không nhất thiết phải là cái cái rất xuất sắc.

“Tôi chứng kiến hồ sơ của một em bình thường nếu nhìn ở góc ‘con nhà người ta’, nhưng lý do cháu được chọn vào 3 trường tốp hàng đầu của Mỹ đó là suốt 6 năm, gần nhà cháu có 1 cụ hàng xóm, độc thân, bị bệnh Alzheimer, mất trí nhớ, cháu luôn sang giúp đỡ cụ, mua đồ ăn cho bà cụ. Cháu đã có một điểm đặc biệt là yêu thương vô điều kiện người khác. Do đó, học sinh khi làm hồ sơ, hãy tìm một điểm độc đáo của mình – là chính mình chứ không ai khác”, bà Thủy khuyên.

Còn TS toán Trần Nam Dũng chia sẻ với yêu cầu của giáo dục phổ thông là cần nền tảng, chưa cần quá sâu, nên với các bạn học khoa học xã hội thì chương trình toán tài năng – STEM (AIMS) cũng có thể giúp ích cho các bạn.

“Tôi có nhiều cựu học sinh chuyên toán, nhưng sau này ra ngoài lại chuyển sang nhiều ngành khác và rất thành công. Có bạn rẽ sang làm phóng viên, trở về phỏng vấn thầy giáo. Hay có bạn chuyên toán lại rẽ sang làm giáo dục, đi học thạc sĩ tại Anh vừa rồi được Trường Phổ thông năng khiếu mời về phụ trách đội tuyển học sinh giỏi tiếng Anh. Những gì học ở phổ thông đều giúp bạn sau này. Bây giờ hãy học đầy đủ, học rộng, chứ đừng học chuyên sâu ngay từ ghế phổ thông”.



Source link

Cùng chủ đề

Nam sinh Fulbright tốt nghiệp cùng lúc 3 ngành, điểm top 5% cao nhất

Hỗ trợ sinh viên khóa sau* Việc học phải chăng đã chiếm hết thời gian của Thuận. Ngoài việc học, bạn còn có những hoạt động nào khác không?- Ngoài việc học, tôi đăng ký làm trợ giảng cho một số thầy cô. Việc làm trợ giảng giúp tôi vừa ôn lại kiến thức, vừa có thể giúp đỡ, truyền đạt kiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump chọn ông Kennedy làm Bộ trưởng Y tế

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thông báo đã chọn ông Robert Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. ...

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này. Theo tờ The Hill, dù đưa ra một vài chi tiết cụ thể về kế hoạch của mình đối với AI, nhưng liên minh giữa ông Trump với tỉ phú công nghệ Elon Musk cùng với cam kết trước đây của phe ông...

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, ngày 13.11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Peru; có các cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chánh án Tòa án tối cao Peru. Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao VN tại...

Định hướng ôn tập từ đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Từ cấu trúc và đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, giáo viên đưa ra những định hướng cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu cầu kiến thức cũng như...

Đoàn kết là giá trị tinh thần, cốt lõi của dân tộc

Sáng 14.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, TT.Na Sầm, H.Văn Lãng, Lạng Sơn. "Đã đoàn kết rồi phải đoàn kết hơn nữa" Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy tiếp tục được phát huy cao độ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Định hướng ôn tập từ đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Từ cấu trúc và đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, giáo viên đưa ra những định hướng cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu cầu kiến thức cũng như...

Nguyên nhân Việt Nam tụt 5 bậc chỉ số thông thạo tiếng Anh

Theo bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đã quay trở lại nhóm các quốc gia có mức độ thông thạo tiếng Anh thấp, đánh dấu bước thụt lùi sau 2 năm liên tiếp đạt thứ hạng trung bình. Bảng xếp hạng về chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm 2024 đạt 498 điểm, đứng thứ 63 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm có mức độ thông thạo thấp. Như vậy,...

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị. ...

Trường trung học đầu tiên ở Hải Dương cho nghỉ học thứ Bảy

Tại tỉnh Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie đã cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy. Đây là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng lịch học này. Gần đây, một số tỉnh thành triển khai cho học sinh cấp trung học nghỉ học ngày thứ Bảy như: Lào Cai, Lai Châu, Khánh Hoà, Hà Tĩnh... Tại Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie (TP Hải Dương) là trường đầu tiên cho học sinh nghỉ thứ Bảy. Theo...

Tôn vinh cống hiến của các nhà giáo trẻ tiêu biểu

(ĐCSVN) - Chương trình tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm nay đã nhận được 286 hồ sơ ứng viên nhà giáo trẻ tiêu biểu trên toàn quốc giới thiệu để xét chọn bao gồm những tấm gương điển hình tại mỗi tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Hội đồng đã chọn ra 99 nhà giáo từ 66 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc để vinh danh. Tối 14/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh...

Mới nhất

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này. Theo tờ The Hill, dù đưa ra một vài chi tiết cụ thể về kế hoạch của mình đối với AI,...

Tháo ghim bao quy đầu, khi nào cần thực hiện?

Phẫu thuật bao quy đầu thường được áp dụng đối với các trường hợp viêm bao quy đầu hay tái diễn hoặc bị hẹp bao quy đầu. Sau phẫu thuật, việc tháo ghim bao...

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, ngày 13.11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Peru; có các cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chánh án Tòa án tối cao Peru. Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra...

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công

Cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công, các ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công. Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Mới nhất