Não bộ được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, giữ nhiệm vụ điều khiển các hoạt động, cử động phản xạ hay cảm xúc của con người. Tuy nhiên, trong các hoạt động thường nhật, nhiều người có những thói quen tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ, dẫn đến những chứng bệnh về trí não, phổ biến nhất là chứng suy giảm nhận thức và thậm chí là sa sút trí tuệ ở người tuổi trung niên.
Dưới đây là những thói quen xấu làm “tàn phá” trí nhớ và sự tập trung (triệu chứng chính của suy giảm nhận thức), mà bạn có thể chủ động thay đổi để có một tinh thần và trí lực bền vững hơn.
Ngủ không đủ giấc
Một nghiên cứu trên tạp chí Sleep số ra tháng 12.2018 cho thấy các kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như trí nhớ, lý luận và giải quyết vấn đề sẽ suy giảm khi có giấc ngủ kém chất lượng và ít hơn bảy tiếng mỗi đêm.
Chị Mỹ Hạnh (Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết gần đây bản thân hay gặp phải tình trạng “nhớ nhớ, quên quên” khi thường xuyên quên những vật dụng cần thiết như điện thoại, ví, chìa khóa. Chia sẻ về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chị Hạnh cho biết bản thân vừa làm việc tại công ty vừa nhận làm thêm vào buổi tối nên thường đi ngủ lúc 1-2 giờ sáng. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài khiến khả năng tập trung của chị suy giảm đáng kể và phải nhờ đến điều trị của bác sĩ để cải thiện tình hình. Câu chuyện của chị Mỹ Hạnh có lẽ là vấn đề chung của rất nhiều người trưởng thành – giảm chất lượng giấc ngủ dẫn đến uể oải, hoạt động trì trệ và suy giảm trí nhớ đáng kể.
Ít vận động
Thiếu hoạt động thể chất có khả năng gia tăng nguy cơ của chứng mất trí nhớ, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh về suy giảm nhận thức. Một người trưởng thành trung bình dành gần bảy tiếng mỗi ngày để ngồi làm việc, ăn uống, và tất cả thời gian ngồi trên ghế này tác động lên não bộ. Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí PLOS One ( xuất bản bởi Thư viện Khoa học Công cộng Hoa Kỳ) cho thấy ngồi quá nhiều có liên quan đến những thay đổi trong một phần não cần thiết cho trí nhớ.
Thiếu giao tiếp xã hội
Bạn có để ý rằng những người lớn tuổi có hoạt động giải trí, giao lưu với hội đồng niên thường xuyên thường giữ được sự tươi tắn, tích cực và có trí nhớ tốt hơn những người sống khép kín, hướng nội? Thật vậy, một nghiên cứu vào tháng 7.2021 trên Tạp chí Lão khoa: Series B của học viện Oxford cho thấy việc thiếu hoạt động xã hội sẽ khiến não bộ mất đi đáng kể lượng chất xám – lớp ngoài cùng đảm nhận vai trò xử lý thông tin của não.
Cải thiện sức khỏe trí não bằng chiết xuất cao bạch quả EGb761
Nhận thức và từ bỏ sớm được những thói quen có hại kể trên chính là bí quyết đầu tiên giúp bạn sở hữu một trí lực khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc bổ sung các dược liệu chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa EGb 761 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được chứng minh và công nhận hiệu quả đối với điều trị suy giảm nhận thức trong dài hạn.
Thêm nữa, các chuyên gia về rối loạn thần kinh và nhận thức châu Á (ASCEND) dựa trên những dữ liệu bằng chứng có được, đã đồng thuận và khuyến cáo chiết xuất cao bạch quả EGb 761 là một phần trong điều trị đa mô thức, nhằm cải thiện chức năng nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.
Trong khi các tác nhân như tuổi tác, di truyền và giới tính là không thể thay đổi, thì việc thay đổi lối sống và chủ động bảo vệ cơ thể bằng những dược liệu hữu ích lại nằm trong tầm tay của bạn.
Tanakan là thương hiệu dược phẩm lâu đời đến từ Pháp với hành trình gần 30 năm đồng hành cải thiện trí nhớ và hỗ trợ khả năng tập trung cho người Việt. Với chiết xuất Ginkgo Biloba chuẩn hóa EGb 761 theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có nồng độ Ginkgolic acid ở ngưỡng 2ppm, an toàn để sử dụng lâu dài. Tìm hiểu thêm về hợp chất Ginkgo Biloba chuẩn hóa EGb 761 tại: http://bit.ly/pharmacity-thuoc-dieu-tri-suy-giam-nhan…
Chống chỉ định: phụ nữ có thai, bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Văn phòng đại diện IPSEN PHARMAR tại TP.HCM
Địa chỉ: Số 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TP.HCM
Số GPQC: 307e/2021/XNQC/QLD