Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm nhà máy Omsktransmash vào ngày 17/6 để giám sát việc thực hiện mệnh lệnh quốc phòng. Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng: “Bộ trưởng Shoigu đã kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh quốc phòng nhà nước tại một nhà máy ở vùng Omsk, chuyên sản xuất xe tăng và hệ thống súng phun lửa hạng nặng”.
Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hơn nữa năng lực sản xuất xe tăng và hệ thống súng phun lửa hạng nặng của Nga, những phương tiện này chủ yếu dựa trên khung gầm của xe tăng T-72. Đồng thời thông báo cho ban quản lý tại một cơ sở giấu tên khác rằng “Lệnh Quốc phòng Nhà nước” phải được thực hiện đúng tiến độ.
Ông Shoigu nhấn mạnh thêm rằng, điều quan trọng là phải đặc biệt chú ý đến việc tăng cường khả năng bảo vệ cho kíp lái xe. Ông Shoigu cũng đã kiểm tra thêm tình trạng của các thiết bị đang được chuẩn bị điều động đến các đơn vị tiền tuyến.
Nhà máy sản xuất xe tăng Omsktransmash
Nhà máy sản xuất xe tăng Omsktransmash là cơ sở công nghiệp quân sự lớn nhất trong khu vực và là một trong những nhà máy lớn nhất ở Nga hiện nay, cũng là trọng tâm chính trong chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Shoigu.
Omsktransmash là một trong năm cơ sở sản xuất xe tăng lớn của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và là một trong ba cơ sở sản xuất thiết bị quốc phòng lớn nhất cùng với nhà máy Uralvagonzavod nằm ở dãy núi Ural và Malyshev nằm ở Ukraine ngày nay.
Cơ sở này đã sản xuất xe tăng T-54/55 trong Chiến tranh Lạnh và là cơ sở cuối cùng vẫn hoạt động sản xuất những chiếc T-54/55 vào cuối những năm 1970. Sau đó dây chuyền của nhà máy đã chuyển sang sản xuất những chiếc T-80 đắt đỏ hơn với mục tiêu xuất khẩu.
Là một trong những nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới, Omsktransmash là nhà máy duy nhất sản xuất T-80 cho đến năm 1988, sau đó nhà máy Malyshev cũng chuyển sang T-80 sau khi dừng sản xuất T-64.
Tuy nhiên, T-80 được sản xuất ở Malyshev chủ yếu là phiên bản chạy bằng động cơ diesel với chi phí sản xuất và vận hành thấp hơn. Trong khi Omsktransmash đã sản xuất biến thể chạy bằng tuabin khí với khả năng cơ động vượt trội và hiệu suất cao trong điều kiện thời tiết lạnh, nhưng phiên bản này có chi phí cao hơn nhiều.
Sau khi Liên Xô tan rã, các đơn đặt hàng xe tăng T-80 đã giảm đi đáng kể, qân đội Nga đã bán phần lớn số xe tăng T-80 trong kho của mình cho Hàn Quốc và Đảo Síp.
Đối với Ukraine, sau khi kế thừa nhà máy Malyshev, phần lớn xe tăng tồn kho cả đã hoàn thành và hoàn thiện một phần, đều được sử dụng để đáp ứng đơn đặt hàng của Pakistan vào năm 1996, bao gồm 320 chiếc T-80.
Mặc dù T-80 là xe tăng mạnh nhất của Liên Xô và biến thể T-80UK được đánh giá là xe tăng có khả năng chiến đấu cao nhất thế giới, nhưng vì có chi phí sản xuất và chi phí hoạt động cao nên cả quân đội Nga và các khách hàng nước ngoài chủ yếu lựa chọn T-72 với chi phí thấp hơn nhiều.
Trong khi đó, biến thể mới nhất của T-72 là T-72BU, sau đó được đổi tên thành T-90 cũng đã được Bộ Quốc phòng Nga và nhiều khách hàng nước ngoài lựa chọn.
Sau khi Liên Xô tan rã
Sau khi Liên Xô tan rã, Omsktransmash cũng chuyển hướng sang sản xuất thiết bị dân dụng, đồng thời cung cấp dịch vụ tân trang cho các phương tiện thời Liên Xô và cung cấp các gói nâng cấp mới cho T-55 và T-80. Tuy nhiên việc duy trì hoạt động của nhà máy vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Công ty đã nộp đơn xin phá sản vào đầu những năm 2000 và nhiều cơ sở chế tạo xe tăng của nó đã bị sáp nhập vào Uralvagonzavod.
Trong khi đó, Uralvagonzavod vẫn có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu T-90 chủ yếu từ Ấn Độ và Algeria. Trái ngược với tình trạng của nhiều nhà máy xe tăng khác, Uralvagonzavod vẫn là nhà máy sản xuất xe tăng hoạt động tích cực nhất trên thế giới và là nhà máy duy nhất từ thời Liên Xô cũ vẫn sản xuất xe tăng.
Mặc dù vậy, cho đến tận năm 2019 khi những chiếc xe tăng T-90M đầu tiên được chuyển giao cho quân đội Nga, thì các biến thể nâng cấp của T-80 vẫn được đánh giá là những chiếc xe tăng có năng lực nhất trong quân đội Nga.
Quân đội Nga trong những năm 2010 từng cân nhắc nghiêm túc việc loại bỏ hoàn toàn T-80 khỏi biên chế và giảm đáng kể tỷ lệ các xe tăng khác đang phục vụ, để tái trang bị thêm T-72 ra khỏi kho dự trữ do chi phí vận hành thấp hơn.
Tuy nhiên, T-80 vẫn được giữ lại trong biên chế, chủ yếu do khả năng phù hợp tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhờ động cơ tua-bin khí, vì vậy T-80 trở thành xe tăng tối ưu cho các hoạt động ở vùng Bắc Cực rộng lớn của Nga.
Do đó, có thể lý giải tại sao quân đội Nga đang đẩy mạnh sản xuất tới 1.000 xe tăng T-90 để đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên nhà máy Omsktransmash lại không đóng vai trò gì trong việc này.
Thay vào đó, cơ sở này dự kiến sẽ tiếp tục là trung tâm hiện đại hóa và tân trang hàng nghìn phương tiện quân sự bao gồm xe tăng và pháo tự hành để đáp ứng nhu cầu của mặt trận Ukraine, cũng như chuyển đổi khung gầm xe tăng T-72 thành xe phun lửa TOS-1A.
Lê Hưng(Bulgarian Military)
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo