Trước đó, Saudi Arabia từng muốn đấu thầu chung với Ai Cập và Hy Lạp để đăng cai World Cup 2030. Vừa tận dụng những cơ sở hạ tầng đã từng đầu tư vào World Cup 2022.
Quốc gia này cũng đã nỗ lực tổ chức những sự kiện thể thao hàng đầu để tăng sức hút và uy tín của đất nước. Saudi Arabia đổ tiền vào hệ thống giải LIV Golf, hai chặng F1 và trận đấu quyền anh giữa Anthony Joshua cùng Oleksandr Usyk vào tháng 8/2022.
Messi và Argentina vô địch World Cup 2022 tại Saudi Arabia (Ảnh: Reuters).
Các CLB ở giải Saudi Pro League cũng được chính phủ hậu thuẫn để chiêu mộ những ngôi sao tên tuổi ở châu Âu. Động thái này nhằm nâng cao vị thế và tăng sức hấp dẫn của giải đấu. Cristiano Ronaldo, Karim Benzema hay N’Golo Kante là những ngôi sao chấp nhận đến Saudi Arabia chơi bóng tính từ đầu năm nay.
Al Hilal, CLB giàu thành tích nhất Saudi Arabia, cũng từng sẵn sàng chi rất nhiều tiền để thuyết phục Lionel Messi về thi đấu nhưng bất thành.
Tuy nhiên việc Ban tổ chức World Cup 2030 sẽ lựa chọn Saudi Arabia, Ai Cập và Hy Lạp để đăng cai sẽ rất ít có khả năng xảy ra. Vì trong lịch sử cũng chưa bao giờ giải đấu này lại tổ chức cùng một khu vực cho hai mùa giải liên tiếp.
Một số nguồn tin nói trên cho biết lý do khiến Saudi Arabia rút lui vì nhận ra không thể cạnh tranh với nhóm các quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco.
Đây là liên minh đã nghiên cứu và làm việc cùng nhau trong một thời gian dài, đồng thời là ứng viên nặng ký để đăng cai World Cup 2030.
Mundo Deportivo tin rằng, Saudi Arabia rút lui sẽ là tin vui cho Tây Ban Nha và 2 quốc gia còn lại. Lúc này, đối thủ còn lại sẽ là liên minh 4 quốc gia đến từ Nam Mỹ, bao gồm Argentina, Uruguay, Chile và Paraguay. Dự kiến, quốc gia chiến thắng trong cuộc đua đăng cai World Cup 2030 sẽ được công bố vào tháng 9/2024.
Việc Saudi Arabia rút lui khỏi World Cup 2030 khiến dư luận bất ngờ.