Trang chủDestinationsQuảng NamHai chọn lựa, một tấm lòng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Hai chọn lựa, một tấm lòng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



Cử nhân Lê Tấn Toán (1837 – 1887) và Khâm sai Nguyễn Hữu Lịch (1840 – 1887) đã ung dung nhận “tam ban triều điển” vì đã ngấm ngầm ủng hộ phong trào Cần Vương. Sự chọn lựa trong “tam ban” của hai vị tuy có khác nhau nhưng đều xuất phát từ một tấm lòng và thể hiện một nhân cách.

Mộ Lê Tấn Toán ở Hà Lộc (Điện Dương,Điện Bàn). Ảnh: L.T
Mộ Lê Tấn Toán ở Hà Lộc (Điện Dương,Điện Bàn). Ảnh: L.T

Tam ban triều điển

Để quản lý xã hội, các nhà nước quân chủ của nước ta đã nhận thức được vai trò của luật pháp nên quan tâm ban hành pháp luật. Trong lịch sử hai bộ luật quan trọng nhất được ban hành là Quốc triều hình luật, thường được gọi là Bộ luật Hồng Đức ban hành trong thời kỳ 1460 – 1497 dưới triều Lê Thánh Tông. Bộ luật thứ hai là Hoàng Việt Luật lệ còn gọi là Luật Gia Long ban hành vào năm 1815.

Bên cạnh những điều luật được ban hành và áp dụng rộng rãi trong công chúng, triều đình phong kiến còn đặt ra các điều lệ. Một điều lệ đặc biệt là Tam ban triều điển. Lệ này lúc đầu đặt ra nhằm tạo điều kiện cho giới vua quan thanh toán lẫn nhau vì khác quan điểm, vì tư thù… mà không cần xét xử có thể gây ồn ào dư luận, xáo trộn nhân tâm. Dần dần lệ này được mở rộng, thành phần bị chi phối ngày càng nhiều hơn.

Tam ban triều điển (三 班 朝 典) là lệ hoàng đế ban “ân sủng” cho thần tử được tự xử để giữ thể diện thông qua việc chọn lựa một trong ba cách chết: dùng dải lụa trắng để tự treo cổ; dùng thanh Long tuyền bửu kiếm để tự đâm vào cổ họng hay tim; tự uống chén độc dược (thường là chén giấm thanh hòa với thuốc phiện).

Ngày trước nhiều người đã chết oan nghiệt vì lệ này do quan điểm “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nhưng phần lớn là do phải ở trong thế “bị cưỡng bức”.

Lê Tấn Toán và chén độc dược

Lê Tấn Toán sinh năm 1837, người làng Hà Lộc, huyện Diên Phước, nay là phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn. Ông thi đỗ cử nhân khoa Tân Dậu 1861 dưới thời Tự Đức nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt. Nổi danh trong số ấy là Nguyễn Duy Hiệu – lãnh tụ của phong trào Cần Vương (1885 – 1888) và Châu Thượng Văn – liệt sĩ của phong trào kháng thuế năm 1908.

Giữa Nguyễn Duy Hiệu và Lê Tấn Toán có mối quan hệ đặc biệt. Lúc nhỏ Nguyễn Duy Hiệu từ Thanh Hà đã khăn gói ra Hà Lộc để được học với thầy Lê Tấn Toán. Ông đã thọ nhận từ thầy những bài học vỡ lòng không chỉ về kiến thức mà cả về tiết tháo, đạo đức của một kẻ sĩ, về lòng yêu nước thương dân. Còn thầy giáo Lê Tấn Toán đã gửi cả hoài bão không thành của mình vào cậu học trò nhỏ khôi ngô tuấn tú và giàu nghĩa khí là Nguyễn Duy Hiệu. Tình thầy trò vì thế đã trở thành tri kỷ.

Khi Nguyễn Duy Hiệu trở thành lãnh tụ của phong trào Cần Vương, bằng uy tín và nhân cách của mình, thầy cử Lê Tấn Toán giúp học trò kêu gọi sĩ phu khắp nơi quay về dưới bóng cờ đại nghĩa. Vì thế, có lời đồn đoán rằng cử nhân Lê Tấn Toán là quân sư của Nghĩa hội Cần Vương.

Tuần phủ Quảng Nam là Châu Đình Kế rất tức giận nhưng không có cớ để bắt Lê Tấn Toán. Y liền bày mưu tổ chức một bữa tiệc cho mời cụ Lê đến vừa để răn đe vừa ép Lê Tấn Toán viết thư gọi học trò về hàng. Giữa bữa tiệc y bảo: “Thiên hạ khen thầy là người đức độ. Triều đình cũng mong thầy dốc sức đào tạo nhân tài ra giúp nước. Nào ngờ thầy lại có hạng học trò như Hường Hiệu, đúng là một thằng giặc!”.

Không dằn được cơn giận, thầy cử Toán đứng vụt dậy, thẳng tay ném ly rượu xuống nền nhà, quắc mắt bảo: “Thời thế này, chẳng biết ai là giặc, ai là vua. Quan Tuần nên cẩn trọng lời nói”. Nói xong, ông đùng đùng bỏ ngang bữa tiệc ra về.

Ngày 6/9/1887 (20/7 Đinh Hợi), thầy giáo Lê Tấn Toán bị bắt giải về tỉnh đường Quảng Nam và bị kết án “tam ban triều điển” vì tội làm “quân sư” cho Ngụy Hội. Ông đã ung dung chọn chén thuốc độc để giữ tròn khí tiết. Nghe tin thầy qua đời, các học trò của Lê Tấn Toán đã tụ tập trước tỉnh đường mua một tấm lụa bạch phong kín thi thể của thầy rồi lấy khăn bịt đầu kết lại thành võng đưa thầy về an táng trọng thể tại quê nhà Hà Lộc.

Sau đó mấy ngày, khi bị bắt, Nguyễn Duy Hiệu đã đề nghị được đến mộ để lạy thầy. Nguyễn Thân không cho. Khi cũi giải qua làng Hà Lộc, Nguyễn Duy Hiệu đã ngồi trong cũi bái vọng thầy. Cảnh tượng làm ai cũng xúc động!

Nguyễn Hữu Lịch và thanh gươm oan nghiệt

Nguyễn Hữu Lịch sinh năm 1840 tại làng Khê Lâm tổng Phước Tường, huyện Hòa Vang (nay là thôn Hòa Khê, xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng). Ông quê gốc ở làng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn. Ông nội ông là cụ Nguyễn Hữu Sao đã rời Thanh Quýt đến miền tây Hoa Vang để khai thác vùng đất mới lập nên làng Khe Lâm.

Mộ Nguyễn Hữu Lịch (cùng phu nhân) ở Khe Lâm (Hòa Sơn,Hòa Vang). Ảnh: L.T
Mộ Nguyễn Hữu Lịch (cùng phu nhân) ở Khe Lâm (Hòa Sơn,Hòa Vang). Ảnh: L.T

Từ nhỏ dù nhà nghèo Nguyễn Hữu Lịch vẫn tỏ ra rất ham học. Ông đã từng một mình lặn lội đến nhiều nơi để “tầm sư học đạo”. Năm 1864 lần đầu tiên ông lều chõng đi thi nhưng phải đợi đến khoa thi năm Đinh Mão (1867) dưới thời Tự Đức mới đỗ cử nhân. Sau đó ông được bổ làm việc ở Bộ Binh dưới quyền của Tôn Thất Thuyết – một người thuộc phe chủ chiến ở triều đình.

Cuối năm 1884 khi đang giữ chức Lang trung Bộ Binh, ông được Tôn Thất Thuyết tiến cử giữ chức Khâm sai Thanh – Nghệ – Tĩnh kiêm Đổng lý Thanh Hóa.

Là Khâm sai của triều đình Đồng Khánh nhưng Nguyễn Hữu Lịch lại làm việc cho ông vua kháng chiến Hàm Nghi. Trên cương vị Đổng lý ông đã cho xây dựng nhiều đồn sơn phòng ở miền tây cả ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh, lập các đội quân “Đoàn kiệt” và “Phấn nghĩa” ra sức luyện tập chờ ngày quyết chiến với quân thù.

Khâm sai Nguyễn Hữu Lịch cũng từng đến Hà Tĩnh, vào chiến khu Hương Khê để thăm và động viên thủ lĩnh Phan Đình Phùng cũng như nhiều lần hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân ở Ba Đình.

Việc bị bại lộ, cuối năm 1887, Đồng Khánh từ Huế gửi ra Thanh Hóa “tam ban triều điển”. Khi nhận ba vật “vua ban”, Nguyễn Hữu Lịch đã bái vọng về phía căn cứ của Hàm Nghi và vẫy tay chào vĩnh biệt thuộc hạ rồi vào phòng và đóng kín cửa. Ông đã chọn thanh kiếm Long tuyền để kết liễu đời mình. Sáng hôm sau lính hầu mở cửa vào thì ông đã chết. Thi hài ông được vùi tạm, không được dựng bia, không được tổ chức lễ an táng.

Năm 1905, con cháu Nguyễn Hữu Lịch mới bí mật đưa di cốt ông về an táng tại quê nhà. Họ đào mộ vào đêm khuya, bốc lấy hài cốt rồi đắp lại nguyên trạng. Họ đi bộ về quê, không dám đi tàu xe vì sợ bị lộ. Khi an táng ông tại một nơi hoang vắng ở Hố Quốc, con cháu hết sức giữ bí mật, chỉ được thăm viếng từng người một, thắp hương thì phải chờ tàn hương, gói cả tro lẫn que mang về.

Thế nhưng người Pháp và triều đình Huế vẫn dò ra tung tích, ra lịnh xiềng ngôi mộ lại. Mãi đến sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhân dân và chính quyền Hòa Vang mới làm lễ phá xiềng cho ngôi mộ của ông.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tới tại Hà Nội.   80% các ca đột quỵ, biến cố tim mạch xảy ra ở nhóm có nguy cơ...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các...

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái Đất kéo xuống. ...

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục chất lượng, đáp ứng kỳ vọng...

Trợ lực “tiếp sức” cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong để hiểu hơn vấn đề này. Thưa ông, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 16/5, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Phú Ninh phối hợp Huyện đoàn tổ chức gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh nhân kỷ niệm 46 năm ngày khởi công xây dựng công trình (1977 - 2023). ...

Nong, bủa ngậm ngùi… | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) -  Những chiếc nan tre vừa đủ để xếp khối thành nông cụ. Là sịa, nong, nia, sàng, mủng rổ... Là công cụ sản xuất nhưng cũng chính đời sống tâm hồn. Một mảnh hồn quê giản dị và không kém phần thâm sâu... ...

Lời đẹp dâng cho người | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

“Cỏ hoa dâng đời” là tập sách đúc rút kinh nghiệm sống của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ về quan niệm tình yêu, hạnh phúc, triết lý sống mà bất cứ ai đọc cũng soi chiếu được bóng dáng, câu chuyện của mình trong từng con chữ... ...

Nữ “phu cá” chân trần | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Từ sáng sớm, hàng chục tàu cá cập bến Tân An (xã Bình Minh, Thăng Bình) mang theo những mẻ cá tươi vào đất liền để bán cho thương lái. Đây cũng là lúc những người phụ nữ gánh cá thuê bắt đầu công việc cho một ngày...

Tìm chất liệu âm nhạc cho núi | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) - Với người nghệ sĩ, những chuyến đi là cơ hội khai mở cảm xúc để tìm chất liệu mới mẻ hơn cho âm nhạc. Và núi, được chọn như một không gian trữ tình đầy chất xúc tác, cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc… ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Quốc lộ 51 còn nhiều vướng mắc, chưa thể xác lập sở hữu toàn dân

Đó là phản hồi của Bộ Tài chính với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của dự án BOT quốc lộ 51. ...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải...

Đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc với Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào

Chiều ngày 13/11/2024, đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi thăm và làm việc với lãnh đạo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào. Tiếp đoàn có ông Phô-sỷ Kẹo-mạ-ni-thong, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan.   Toàn...

Nhiều chuyên gia giáo dục uy tín thế giới quy tụ tại hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục”

Xu hướng giáo dục hiện đại: Lấy hạnh phúc làm trọng tâm Hạnh phúc trong giáo dục không đơn thuần là sự hài lòng nhất thời hay niềm vui nhỏ lẻ trong quá trình học tập. Đây là trạng...

Mới nhất