Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao phân luồng học nghề sau THCS chưa hiệu quả ?

Vì sao phân luồng học nghề sau THCS chưa hiệu quả ?


Sáng qua (22.6), Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa hai sở về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh (HS) THCS và THPT giai đoạn 2023 – 2025. Tại đây, nhiều ý kiến nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh, đặc biệt là đối tượng tốt nghiệp THCS.

Vì sao phân luồng học nghề sau THCS chưa hiệu quả ? - Ảnh 1.

Học nghề có nhiều lợi thế nhưng chưa nhiều phụ huynh, học sinh nắm rõ thông tin và sẵn sàng đăng ký

CHỈ 5% HỌC SINH THCS VÀO TRƯỜNG NGHỀ

Có mặt tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết hiện nay HS TP.HCM đăng ký vào học tại các trường CĐ, trung cấp còn rất thấp, đặc biệt là HS tốt nghiệp THCS, chỉ khoảng dưới 5%. Một trong những nguyên nhân là do các em còn chưa hiểu rõ và chưa thấy được lợi ích cũng như sự phù hợp của việc học nghề.

“Ở nhiều nước, chẳng hạn như Úc, không có ai đi làm việc mà chưa được qua đào tạo, từ nhân viên bán hàng đến người lao công… Lao động có đào tạo sẽ giúp cho xã hội ổn định, an toàn, chất lượng lao động nâng cao. Để làm được điều này, công tác phân luồng HS sau THCS và THPT là vô cùng quan trọng”.

Những nội dung hai sở phối hợp

Nội dung hai sở ký kết bao gồm: tổ chức các hoạt động để thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng HS sau tốt nghiệp bậc trung học vào học giáo dục nghề nghiệp; thực hiện định kỳ 3 tháng/lần trao đổi thông tin theo biểu mẫu thu thập thông tin của đôi bên.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc tổ chức đào tạo kiến thức văn hóa THPT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.

Theo đó, Sở GD-ĐT sẽ có trách nhiệm chỉ đạo các phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và phối hợp với các trường CĐ, trung cấp trong công tác hướng nghiệp, phân luồng HS. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở LĐ-TB-XH trong việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học ở các trường CĐ, trung cấp do Sở GD-ĐT được phân công quản lý.

Sở LĐ-TB-XH có trách nhiệm chỉ đạo trường CĐ, trung cấp phối hợp với các trường THCS, THPT trong công tác hướng nghiệp, phân luồng HS; phối hợp cung cấp các thông tin theo yêu cầu để thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế gồm 8 ngành (công nghệ thông tin – truyền thông, cơ khí – tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng, sức khỏe, du lịch và quản lý đô thị) giai đoạn 2020 – 2035.

Ông Trần Thành Đức, Hiệu trưởng Trường trung cấp Khôi Việt, cho rằng công tác phân luồng HS sau THCS hiện nay còn chưa hiệu quả vì nhiều lý do.

“Các trường nghề, nhất là trường ngoài công lập, muốn tiếp cận trường THCS để tư vấn hướng nghiệp là rất khó. Khi nghe tư vấn xong, các em cũng còn rất băn khoăn và phân vân. Chưa kể việc liên thông từ trung cấp lên ĐH đối với đối tượng này còn gặp vướng mắc khiến việc tư vấn học nghề cho các em cũng còn khó khăn. Hiện nay Thông tư 15 của Bộ GD-ĐT quy định các em học 4 môn văn hóa thì chỉ có thể liên thông lên CĐ, còn muốn liên thông ĐH thì phải học chương trình giáo dục thường xuyên 7 môn để thi tốt nghiệp”, ông Đức chia sẻ.

Vì sao phân luồng học nghề sau THCS chưa hiệu quả ? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (trái), Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, và ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, ký kết chương trình phối hợp trong sáng qua

CẦN CÓ THÔNG TIN CHÍNH THỐNG

Thạc sĩ Vũ Văn Đông, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, nhìn nhận để công tác phân luồng hiệu quả, phần mềm tuyển sinh trực tuyến vào THPT của Sở GD-ĐT và hệ thống phần mềm xét tuyển của Bộ GD-ĐT vào các trường ĐH nên có thêm lựa chọn học vào các trường CĐ, trung cấp. “Hiện nay các trường cứ đưa chỉ tiêu và tuyên truyền nhưng không nằm trong hệ thống chính thống nào cả dẫn đến HS và phụ huynh không có thông tin lựa chọn”, ông Đông cho hay.

Nhiều hỗ trợ của nhà nước cho người chọn học nghề

Theo thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao, HS tốt nghiệp THCS nếu chọn học nghề ngay sẽ được nhà nước hỗ trợ học phí từ 20 – 50 triệu đồng/khóa tùy ngành học, theo quy định Nghị định 81 của Chính phủ.

“Các trường sẽ có nhiệm vụ cung cấp hồ sơ chứng từ để HS về các phòng LĐ-TB-XH của quận huyện nhận lại khoản học phí theo quy định mà các em đã đóng khi nhập học. Chưa kể tại Trường trung cấp Việt Giao các em còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nếu nhập học sớm. Tính ra, trung bình mỗi tháng các em chỉ phải đóng 500.000 đồng học phí nhưng khi ra trường thu nhập khởi điểm lên tới trên dưới chục triệu/tháng tùy từng ngành nghề”, thạc sĩ Phương cho hay.

Về chương trình học, thạc sĩ Nguyễn Thành Nhơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn, cho biết khi học trung cấp, HS sẽ học song song 4 môn văn hóa và kiến thức chuyên ngành với chương trình và thời gian được thiết kế phù hợp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT do Bộ GD-ĐT quy định và có bằng tốt nghiệp trung cấp, người học chỉ cần thêm 1 – 1,5 năm để liên thông lên CĐ. “Tại Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn, để lấy bằng CĐ các em học hai giai đoạn, giai đoạn 1 trung cấp được hỗ trợ học phí và giai đoạn 2 là liên thông CĐ ngay tại trường”, ông Nhơn chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Kim Phụng, giáo viên quản nhiệm ban THPT Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, nhấn mạnh thêm, việc học nghề ngay sau THCS sẽ giúp HS rút ngắn được thời gian học tập và giảm được chi phí do được hỗ trợ học phí, đến 18 – 19 tuổi là có thể tham gia vào thị trường lao động và có thu nhập cao.

Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Hiệu trưởng Trường CĐ Nova, cho rằng cần nhiều hơn các ngày hội tuyển sinh được tổ chức quy mô và chính thống do hai sở tổ chức để công tác tuyên truyền về đào tạo nghề được sâu rộng hơn. “Từ đó phụ huynh sẽ an tâm hướng nghiệp cho con em hơn so với việc tiếp cận thông tin từ các buổi gặp nhỏ lẻ của các trường”, bà Quyên nhận định.

Cũng mong muốn về “tính chính thống” trong công tác tuyên truyền, thạc sĩ Nguyễn Khắc Thương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Tây Sài Gòn, đề xuất sau hội nghị ký kết phối hợp, Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH nên có văn bản thông báo chính thức đến các phòng giáo dục và các trường THPT, THCS về việc học trung cấp, CĐ sẽ được liên thông lên CĐ, ĐH và triển khai công tác phân luồng một cách cụ thể. 



Source link

Cùng chủ đề

Chính sách tín dụng đối với HS-SV học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chính phủ sẽ hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt khi theo học tại các các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chính phủ sẽ hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt khi...

Cần nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

Chiều 14-10, hội thảo khoa học về công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH tại hội thảo, tính đến tháng 9-2024, cả nước có 1.886 cơ sở giáo...

Hỗ trợ liên kết sản xuất, đưa đặc sản vùng hải đảo Lý Sơn vươn xa

Cá cơm trắng bạc là nguồn thực phẩm quý giá biển cả trao tặng cho người dân vùng hải đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Qua bàn tay khéo léo của phụ nữ huyện đảo, loài cá này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

H’Hen Niê hóa nữ chiến binh quyến rũ, thu hút của Hà Thanh Việt

Trong những thiết kế mang đậm chất nghệ thuật với hình ảnh chủ đạo là những đôi cánh...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Mới nhất

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi...

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Mới nhất