Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaHai “cây đại thụ” làng Bao La

Hai “cây đại thụ” làng Bao La


Những nhà thiết kế đặc biệt

Ghé thăm HTX Mây tre đan Bao La – làng nghề tiêu biểu Việt Nam, không khó để gặp hai nghệ nhân Võ Chức (SN 1960) và Thái Phi Hùng (SN 1951) bởi sự nổi tiếng của họ. Theo thời gian, cùng với tài năng, bàn tay khéo léo của mình, các nghệ nhân Võ Chức và Thái Phi Hùng đã trở thành niềm tự hào không chỉ của làng nghề mây tre đan Bao La, mà còn của nghề đan đát Việt Nam. Hai ông được xem là 2 nhà thiết kế gạo cội có tầm ảnh hưởng đến sự trường tồn của nghề đan đát ở Quảng Điền nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nghề đan đát mây tre truyền thống Bao La có từ hơn 600 năm trước, đã gắn bó và tạo việc làm cho hàng ngàn người dân quê. Hiện tại, HTX có hơn 120 xã viên làm việc thường xuyên, thu nhập bình quân khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/người/tháng và đã sản xuất được hơn 600 mẫu mã, sản phẩm khác nhau.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vốn là cái nôi của nghề truyền thống mây tre đan, từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Phi Hùng và Võ Chức đã được thừa hưởng sự khéo léo, niềm đam mê với nghề đan đát truyền thống từ gia đình. Thế rồi niềm đam mê ấy ngấm dần vào người khiến nghệ nhân thổn thức, trăn trở với từng thanh tre, sợi mây.

“Năm 2007, cùng với kế hoạch khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống của UBND tỉnh cộng với niềm đam mê và tâm huyết muốn vực dậy làng nghề truyền thống của những người con làng Bao La, HTX Mây tre đan Bao La chính thức thành lập. Lúc đầu, HTX chỉ sản xuất những sản phẩm phục vụ đời sống nông nghiệp, như các loại rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng… Giờ đây, hàng trăm mẫu mã mới được ra đời, những sản phẩm mây tre đan của một làng quê nơi đây giờ đã có mặt khắp năm châu và được khách hàng trên thế giới ưa chuộng” – Nghệ nhân mây tre đan Thái Phi Hùng tâm sự.

Tháng 1/2019, Hiệp Hội làng nghề truyền thống của Hàn Quốc đã tham quan, tìm hiểu thực tế tại làng nghề và đã hỗ trợ làng nghề trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, ký hợp đồng đưa gần 50 mẫu mã của làng nghề mây tre đan Bao La sang trưng bày và giới thiệu ở Hàn Quốc. Từ đó, tiếng vang của làng nghề có sức lan tỏa, ngoài thị trường trong nước, một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật… cũng đặt hàng cho HTX. Làng nghề mây tre đan Bao La không ngừng chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, trong đó có công lớn của hai ông.

Đến nay, HTX đã thiết kế và sản xuất gần 600 mẫu mã mới, tinh xảo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu. Trung bình, mỗi năm HTX thiết kế và cho ra lò từ 15-30 mẫu mới với sự góp sức của ông Hùng, ông Chức. Ngoài những sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân, HTX đã sản xuất các loại lồng đèn, túi xách, bình hoa, nan quạt, lồng chim, bàn ghế sôpha và các vật dụng phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng và quán cà phê. Các ông còn sáng tạo thêm nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo, chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, như: mô hình cầu ngói Thanh Toàn, tháp chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, Ngọ Môn; các loại đèn treo trang trí, góp phần không nhỏ quảng bá hình thành của quê hương xứ Huế đến với du khách trong và ngoài nước

Từ chính niềm đam mê, giữ nghề và cần mẫn sáng tạo mà các nghệ nhân Võ Chức và Thái Phi Hùng đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, cũng như giấy chứng nhận nghệ nhân tiêu biểu. Đây là động lực quan trọng để giúp các “cây đại thụ” của làng nghề Bao La tiếp tục “giữ lửa”.

Ông Võ Văn Dinh – Giám đốc HTX chia sẻ, sản phẩm mây tre đan giờ đã có thị trường tiêu thụ nên công việc khá ổn định, thu nhập của xã viên cao hơn nhiều so với làm nông. Để sản phẩm làm ra ngày càng hấp dẫn khách, ngoài thời gian làm việc ở HTX, nghệ nhân Võ Chức và Thái Phi Hùng tranh thủ cập nhật thêm các mẫu mới. Thấy có mẫu sản phẩm nào đẹp, lạ mắt, các ông cùng nhau nghiên cứu để nhanh chóng cho ra sản phẩm mới góp phần đa dạng cho sản phẩm làng nghề.

Đau đáu truyền nghề

Chưa bằng lòng với những gì mình đã đạt được, cũng như mong muốn sản phẩm làng nghề truyền thống của Việt Nam tiếp tục vươn xa, ông Chức, ông Hùng lại tiếp tục mày mò, tìm kiếm và sáng tạo ra những sản phẩm mới, thiết thực với đời sống, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khó tính. Gặp hai ông vào giữa tháng 5/2023 vừa qua, hai ông cho biết đang lên ý tưởng thiết kế sản phẩm tham dự cuộc thi của tỉnh. Ông Hùng với ý tưởng “Bức tranh hoa sen nở”, còn ông Chức với ý tưởng “Bảo tháp chùa Thiên Mụ” đều làm từ mây tre đan.

Ông Võ Chức bảo, khi nào còn sức khỏe, tôi sẽ cống hiến hết sức mình cho làng nghề mây tre đan truyền thống Bao La. Nhưng ngặt một nỗi, làng nghề có gần 150 thợ thủ công nhưng chỉ có 2 nghệ nhân là tôi và anh Hùng. Lo nhất là đội ngũ kế cận tại HTX hiện có quá ít người trẻ. Vì so với các nghề khác, thu nhập từ nghề đan đát không cao lại đòi hỏi tay nghề, sự tỉ mỉ nên không thu hút được lao động trẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho lao động tại HTX Mây tre đan Bao La ngày càng già hóa.

Mong ước lớn nhất của nghệ nhân làng nghề Bao La là Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn nữa trong việc đào tạo, thu hút và nâng cao tay nghề cho lao động trẻ. Kinh phí khuyến công cho công tác đào tạo lao động ở làng nghề lâu nay còn khiêm tốn, chưa kích thích được lớp trẻ tìm đến và gắn bó với nghề truyền thống. Bởi vậy, một nỗi lo rất thật là đến nay, khi các nghệ nhân đã ở tuổi thất thập nhưng việc tìm kiếm thế hệ kế cận có đủ tay nghề và tâm huyết thay thế vẫn chưa có.

Giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là câu chuyện phát triển kinh tế mà còn là cách bảo lưu nét văn hóa, bản sắc của mỗi làng quê, mỗi địa phương. Đáng mừng là hiện nay ở Quảng Phú, những người tâm huyết như ông Chức, ông Hùng, bằng nhiều cách khác nhau đang âm thầm, lặng lẽ giữ gìn nghề truyền thống để dòng chảy văn hóa Huế được nối dài và trường tồn với thời gian.




Ông Phan Gia Phú, Phó Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Quảng Điền cho biết, không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề còn góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều thế hệ lao động nông thôn. Để trợ lực, huyện thực hiện nhiều cơ chế, chính sách về khôi phục, hỗ trợ phát triển làng nghề, đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề, khuyến khích đầu ra cho sản phẩm. Huyện sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, gắn công tác khuyến công, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp, làng nghề với chương trình xây dựng NTM nâng cao và phát triển du lịch.



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Thần’ mai mối online Tinder tung bí kíp hẹn hò ‘chậm mà chắc’

Ứng dụng Tinder vừa ra mắt bộ bí quyết hẹn hò 'chậm mà chắc' gửi đến các tín đồ của hẹn hò trực tuyến, mang thông điệp nói không với hẹn hò vội vã. Hãy chậm lại một chút!Bà Papri Dev, phó giám đốc...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 2: Mất cân bằng nghiêm trọng

Thời điểm này, học sinh lớp 12 năm học 2024-2025 đang được khảo sát đăng ký môn thi và nhiều vấn đề bất cập bắt đầu bộc lộ. ...

Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh, coi chừng liệt dây thần kinh số 7

Các bác sĩ cho hay có đến 80% nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là do bị trúng gió, nhiễm lạnh đột ngột. Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang chuyển lạnh, bệnh có nguy cơ gia tăng. Tùy vào tình...

Đà Nẵng tăng cường thí điểm mô hình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Chương trình khuyến công hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất sạch hơn (SXSH) trong năm 2024 là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Đà Nẵng. Việc áp dụng SXSH không chỉ giúp giảm chi phí, bảo vệ tài nguyên mà còn góp phần xây dựng một môi trường sống và làm việc tốt đẹp hơn cho cộng đồng.Thông qua các mô hình thí điểm,...

Công điện về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công điện gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở Trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Dịch vụ thám tử Hà Nội chất lượng tại Công ty Phúc Đức Tâm

Tổng quan về dịch vụ thám tử Hà Nội tại Phúc Đức Tâm Dịch vụ thám tử Hà Nội tại công ty Phúc Đức Tâm đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu. Phúc Đức Tâm là một trong những công ty thám tử sở hữu lượng khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ lớn nhất. Trụ sở của công ty nằm ở Thủ đô Hà Nội và ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai....

Về một bài tự răn mình của Tổng đốc Cao Hữu Dực

Tổng đốc Cao Hữu Dực (1799 - 1859) là người làng Thế Chí Tây, xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi vua Tự Đức băng hà, lấy miếu hiệu là Dực Tông Anh Hoàng đế, để tránh phạm húy, con trai của ông là Cao Hữu Sung đã “xin lấy tên tự để gọi, nên gọi là Hữu Bằng”. Theo Quốc triều Hương khoa lục, ông là một trong mười người đỗ Hương...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Có 2 tỉ đồng, gửi tiết kiệm 18 tháng lãi bao nhiêu?

(NLĐO) - Lãi suất tiền gửi tiếp tục nhích lên khi thị trường có thêm ngân hàng nhập cuộc. Riêng kỳ hạn 18 tháng, lãi suất...

Gỡ ngay 15 ứng dụng độc hại khỏi smartphone

Những chuyên gia bảo mật vừa phát hiện 15 ứng dụng độc hại nhắm đến người dùng trên toàn cầu, trong đó có người dùng tại Việt Nam. Ước tính đã có 8 triệu smartphone cài đặt chúng.

Điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Vũng Tàu

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" tại ngã tư Bến Đình, Phường 7, TP Vũng Tàu. Đến thời điểm hiện tại có 135 người mắc với các triệu chứng như đau bụng,...

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ...

Vinamilk: Thương hiệu Quốc gia ‘đặc biệt’ và ‘khác biệt’

Đáng chú ý, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa bột trẻ em Dielac, Sữa chua ăn Vinamilk… đều là những sản phẩm được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Đó thực sự là một hành trình tiên phong để mang thương hiệu Việt đi ra thế giới và ngày...

Mới nhất