Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2023, nhiều sĩ tử quyết không...

Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2023, nhiều sĩ tử quyết không làm ‘cú đêm’


Phân chia thời gian hợp lý, không “cày” đêm

Đặt cược “tấm vé” vào đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023, Phan Thị Anh Thư (học sinh lớp 12C7 Trường THPT Nông Cống 1, tỉnh Thanh Hóa) cảm thấy rất lo lắng khi ngày thi đang đến gần.

“Với những bạn đã được tuyển thẳng thì tâm lý ổn định hơn chút, nhưng với những bạn xét tuyển đại học dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT giống em thì đều rất hồi hộp và lo sợ. Nhiều khi em đang học, nghĩ đến không khí trong phòng thi bỗng nhiên thấy hoảng”, Anh Thư chia sẻ.

Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2023, nhiều sĩ tử quyết không làm "cú đêm" - Ảnh 1.

Sĩ tử Ngọc Linh (học sinh lớp 12B10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội)

Tuy nhiên, không giống nhiều sĩ tử khác có lịch học thêm dày đặc, Anh Thư chỉ học ở trên trường rồi về nhà tự học. Theo Anh Thư, khai thác sâu hết thế mạnh mà mình có vẫn tốt hơn là mải kiếm tìm nhiều nguồn nhưng không thể tổng hợp chúng.

Việc cuống cuồng chạy đua đến các lớp học thêm trong thời gian “nước rút” này với suy nghĩ để “nhồi” được thêm kiến thức vào chưa chắc đã tốt, thậm chí còn khiến người học dễ bị loãng kiến thức, vừa tốn thời gian, vừa gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.

Anh Thư có nguyện vọng sử dụng tổ hợp D01 để xét tuyển. Trong 3 môn văn, toán, tiếng Anh, Anh Thư thấy toán là môn học “ám ảnh” nhất. Do đó, em đã tập trung, tăng cường ôn luyện môn này nhiều hơn. Hàng ngày, Anh Thư đều làm đề toán, sau đó chấm điểm, xem những câu mình sai thuộc kiến thức nào và đang hổng ở đâu để bổ sung kịp thời.

Vũ Ngọc Linh (lớp 12B10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội) cũng dùng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 để xét tuyển vào đại học nên rất căng thẳng. Thế nhưng, quan điểm của Ngọc Linh là không thức đêm để “cày” mà phân chia thời gian học hợp lý. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, Ngọc Linh cố gắng ngủ lúc 22 giờ 30 và dậy lúc 6 giờ để học bài.

“Hàng ngày, em đi học thêm một buổi tầm 2 giờ, thời gian còn lại tự ôn luyện các bài. Với môn văn thì em nghe giảng trên mạng và chuẩn bị trước mở bài, kết bài, một số liên hệ mở rộng rồi học thuộc. Còn môn tiếng Anh thì kết hợp luyện đề, đọc lại lý thuyết…”, Ngọc Linh chia sẻ.

Giữ tâm lý vững vàng trước kỳ thi

Đặt mục tiêu vào ngành truyền thông quốc tế (Học viện Ngoại giao), Phạm Thu Hiền (lớp 12A2  Trường THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cảm xúc trong em bị xáo trộn khi chuẩn bị đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. “Em lo lắng, bồn chồn, rối ren nhưng rất háo hức, mong chờ được trải nghiệm, với nhận thức đây là kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời mình”, Hiền cho biết.

Để có thể giảm căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái trước kỳ thi, Hiền thường nghe nhạc và hát theo hoặc sẽ vẽ một cái gì đó. Bố mẹ Hiền cũng luôn bên cạnh giúp đỡ, đồng hành nên em cảm thấy vơi dần những lo âu. Hiền cho biết: “Gia đình em rất tâm lý, luôn khuyên và động viên chứ không đặt quá nhiều áp lực là con phải thế này, phải thế kia. Bố mẹ tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể về vật chất, tinh thần để em ôn luyện đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới”.

Trần Minh Thư (lớp 12A7 Trường THPT Lê Lợi, Hà Nội) thì chọn phương thức xét tuyển xét học bạ và xét kết hợp. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Minh Thư xác định là phải cố gắng, nỗ lực để làm bài thi đạt kết quả tốt nhất. Trong thời gian ôn thi, Minh Thư nhận được sự quan tâm đặc biệt của gia đình. “Mẹ nấu rất nhiều món ăn ngon, bổ và nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ luôn động viên tinh thần và khuyên em đi ngủ sớm để giữ gìn sức khỏe, tránh kiệt sức và quá tải”.

Để cho bản thân đỡ căng thẳng, giữa các giờ ôn luyện, Minh Thư vẫn tự giúp mình thư giãn bằng cách thỉnh thoảng chơi một trò chơi gì đó hoặc nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè. “Em tin rằng khi đi thi, ngoài việc nắm chắc kiến thức thì cần phải giữ sự bình tĩnh. Điều này sẽ giúp em tỉnh táo, nhận ra được lỗi sai và bài làm của mình sẽ tốt hơn”, Minh Thư nói.



Source link

Cùng chủ đề

Hơn 4.000 thí sinh ở TP HCM tranh tài giải toán quốc tế

(NLĐO) - ELMO là cuộc thi Olympic toán học quốc tế được tổ chức hàng năm. Khi tham gia cuộc thi, học sinh Việt Nam sẽ thi đấu với hơn 60.000 thí sinh quốc tế. ...

Định hướng ôn tập từ đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Từ cấu trúc và đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, giáo viên đưa ra những định hướng cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu cầu kiến thức cũng như...

Bài thi trên máy tính mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, các hình thức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đã bắt kịp xu thế mới và thi trên máy vi tính đang được thí sinh toàn cầu ưa chuộng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(ĐCSVN) - Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chào mừng, chúc mừng 21 Nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo có mặt tại buổi Lễ hôm nay. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự ghi nhận, sự đánh giá rất cao đối với sự đóng góp của các cô các thầy cho ngành Giáo dục, cho...

Nhờ thầy nghiêm khắc nay con nên người

Những lời dạy từ những người thầy nghiêm khắc về sau lại trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp thành công của rất nhiều người. Khi ngẫm lại cuộc đời, trong chúng ta đôi khi phải thốt lên 'nhờ thầy cô nghiêm khắc, nay con nên người'. ...

Hơn 1.000 giáo viên nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Sáng 17/11, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.21 người được trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dânTheo Bộ GD&ĐT, ngày 30/5/1985, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc. Từ năm 1986 đến năm 2020, qua 15 lần xét tặng,...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: ‘Làm giáo dục là một việc khó’

Ngày 17/11, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Năm nay, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 21 nhà giáo và Nhà giáo ưu tú cho 1.167 người. Tại buổi lễ hôm nay, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ trao...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT vinh danh các nhà giáo nhân dịp 20/11 vô cùng xúc động

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT có đoạn: “Người xưa nói “Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng”. Kính mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự...

Mới nhất

Hơn 1.000 giáo viên nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Sáng 17/11, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.21 người được trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dânTheo Bộ GD&ĐT, ngày 30/5/1985, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước...

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải.

Hàng Tết: doanh nghiệp ‘ngại’ tăng giá

Doanh nghiệp bánh kẹo hồ hởi tuyển hàng trăm lao động với mục tiêu doanh số tăng hai chữ số trong mùa Tết năm nay. Trong khi đó, nhiều nhà bán lẻ lo sức mua không cao, tính tăng khuyến mãi. ...

Gia đình là tất cả!

Chiếc vòng nhựa đơn giản đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bà nội. ...

Những mâm cỗ cưới ở miền Bắc xứng đáng ‘điểm 10 không có nhưng’

GĐXH - Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc...

Mới nhất

Gia đình là tất cả!