Trang chủThừa Thiên - HuếKinh tếChấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật chấp hành pháp luật...

Chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật chấp hành pháp luật về tài chính


Chỉ thị nêu rõ, qua công tác kiểm toán, thanh tra thời gian qua cho thấy tình hình vi phạm chế độ, chính sách trong quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, nợ công, giá và thẩm định giá vẫn còn xảy ra ở nhiều bộ, ngành, địa phương; việc thực hiện một số kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán, thanh tra còn chậm, chưa nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý, khắc phục các sai phạm; công tác tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý còn hạn chế, chưa đảm bảo thời hạn quy định,…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính – ngân sách nhà nước trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, quản lý giá và thẩm định giá; tăng cường công tác quyết toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch; thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan

 Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 phù hợp với thực tiễn theo hướng đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách, cơ bản khắc phục tình trạng lồng ghép trong quản lý ngân sách nhà nước, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp, rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan đảm bảo giải quyết, xử lý các tồn tại, hạn chế đã kéo dài nhiều năm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đấu thầu, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị ở những lĩnh vực đặc thù, nhất là lĩnh vực y tế (thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế,…).

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước; trừ trường hợp thực hiện theo cam kết quốc tế, theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong những tình huống thực sự cần thiết, cấp bách, tình huống bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh gây ra; chỉ ban hành mới chính sách chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn tài chính đảm bảo, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.

Đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước

Về quản lý thu ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của các Luật thuế, Luật quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; hạch toán, điều tiết các khoản thu của từng cấp ngân sách, từng địa phương theo đúng quy định; không tự đặt ra các khoản thu, không giữ lại hoặc để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái với quy định của pháp luật; khẩn trương xử lý theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai nhưng chậm nộp và các khoản đã được các cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị thu vào ngân sách nhà nước.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Lập dự toán thu ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, chế độ thu, đảm bảo tính tích cực, vững chắc và bao quát hết các nguồn thu, có tính đến các khoản thu đột biến, đặc thù; phù hợp với khả năng tăng trưởng kinh tế tại địa phương và tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo, xây dựng dự toán thu, nhất là các khoản thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất; khắc phục tình trạng dự báo, xây dựng dự toán thu ngân sách chưa sát với thực tế trong thời gian qua.

Nghiêm cấm các trường hợp chi sai nguồn; mượn nguồn của các cấp ngân sách khi chưa được sự cho phép

Đối với công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, Chỉ thị nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Kiểm soát chi ngân sách chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng nguồn kinh phí được giao; trường hợp không còn nhiệm vụ chi, phải hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định. Nghiêm cấm các trường hợp chi sai nguồn; mượn nguồn của các cấp ngân sách khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định.

Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo chi ngân sách nhà nước theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quy định pháp luật. Xử lý nghiêm về tài chính theo quy định đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương về việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến triển khai các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Đa dạng hóa hơn nữa nguồn vốn, phương thức vay trong nước và nước ngoài

Về quản lý viện trợ, vay, trả nợ; kiểm soát nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhiệm vụ vay của ngân sách nhà nước trong trung hạn và hằng năm theo Nghị quyết của Quốc hội; đa dạng hóa hơn nữa nguồn vốn, phương thức vay trong nước và nước ngoài; quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ; bố trí nguồn vốn để thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ và hệ số tín nhiệm quốc gia.

Các địa phương thực hiện huy động để bù đắp bội chi ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định, bố trí chi trả nợ lãi trong chi cân đối ngân sách địa phương; chi trả nợ gốc ngoài chi cân đối ngân sách địa phương được bố trí từ nguồn vay, bội thu ngân sách cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi theo quy định, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng vay đã ký.

Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công đúng chế độ, tiết kiệm, công khai, minh bạch

Đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công: Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

Khai thác hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng; sử dụng hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật, chấn chỉnh, xử lý nghiêm việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.

Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch.

Các địa phương thực hiện nghiêm việc đấu giá khi thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tổng hợp báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định

Về công tác lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tài chính nhà nước hằng năm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới, tổng hợp báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định. 

Khi xét duyệt, thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, nếu phát hiện các khoản chi sai chế độ hoặc không đủ điều kiện quyết toán thì xử lý theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; nếu chi sai thì phải thu hồi nộp đủ cho ngân sách nhà nước; nếu chưa đủ điều kiện quyết toán thì phải hoàn thiện thủ tục quyết toán theo quy định, xử lý, thu hồi các khoản chuyển nguồn không đúng quy định và hạn chế chuyển nguồn sang năm sau.

Công khai, báo cáo kết quả thực hiện kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Tổ chức đôn đốc, chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra, trong đó tập trung làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan, đề ra các giải pháp và phối hợp với các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra để xử lý dứt điểm các kiến nghị, kết luận còn tồn đọng từ các năm trước và những nội dung thực hiện theo Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý, gửi Bộ Tài chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; trong đó, phải nêu rõ những tồn tại trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công đã được khắc phục, những tồn tại chưa khắc phục và thời gian, biện pháp để khắc phục trong thời gian tới.

Trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không chấp hành chế độ báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra theo quy định của pháp luật và quy định tại Chỉ thị này, hoặc báo cáo chậm, Bộ Tài chính tạm dừng cấp kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng vẫn chưa “nổi lên trên bản đồ”?

Thu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút đầu tư đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn "khiêm tốn" so với tiềm năngThu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút...

Bốn mảnh ghép tạo nên tiềm năng tăng giá của dự án King Crown Infinity

Giữa thị trường bất động sản đầy biến động, dự án King Crown Infinity nổi lên như một viên ngọc sáng với những yếu tố đầy hứa hẹn. Từ vị trí đắc địa, kiến trúc độc đáo, cho đến bộ sưu tập tiện ích đẳng cấp, tất cả tạo nên một kiệt tác đương đại với khả năng sinh lời bền vững giữa lòng đô thị sáng tạo Thủ Đức. Bốn mảnh ghép tạo nên tiềm năng tăng giá của...

Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp

“Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp” là chiến lược của tỉnh Quảng Nam về việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. “Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp” là chiến lược của tỉnh Quảng Nam về việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh...

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp còn khiêm tốn

DNVN - Chia sẻ tại “Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024”, ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt. Số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các nghệ nhân Thừa Thiên Huế phô diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Năm nay đoàn Thừa Thiên Huế tham dự với hơn 60 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham dự.  Đoàn Thừa Thiên Huế biểu diễn ở phần thi liên hoan văn nghệ. Ảnh: Ngô Giáo Chủ đề ngày hội năm nay đó là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,...

Các nghệ nhân Thừa Thiên Huế phô diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTH.VN - Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Năm nay đoàn Thừa Thiên Huế tham dự với hơn 60 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham dự.    Đoàn Thừa Thiên Huế biểu diễn ở phần thi liên hoan văn nghệ. Ảnh: Ngô Giáo Chủ đề ngày hội năm nay đó là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng,...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Bài đọc nhiều

Khi “cò bay, khách biến”

Làn sóng “sốt” đất ào tới đã mang đến cho người môi giới (quen gọi là cò) thu nhập cứ ngỡ trong mơ, còn nhà đầu tư có giấc mơ đổi đời. Nhưng khi “sốt đất” đi qua để lại bao chuyện xót xa, cay đắng… Thời hoàng kim của "cò” đất Mới đây ra Phong Điền, một trong những địa phương mà giá đất từng tăng chóng mặt. Qua giới thiệu của người quen, chúng tôi gặp và tiếp...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đề xuất tiếp tục đền bù nhà người dân bị nứt khi thi công Tỉnh lộ 9

Ngày 14/7, UBND xã Phong Xuân (Phong Điền) cho biết, đã có văn bản gửi UBND huyện Phong Điền, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh về việc kiến nghị kiểm tra đánh giá lu rung và đường hoàn trả lối đi vào nhà dân dọc TL9 của Dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, qua địa bàn xã Phong Xuân. Theo chính quyền địa phương, hiện nay các nhà thầu đã thi công xong các hạng...

Đề nghị Công ty Cổ phần Prime Phong Điền quản lý xỉ than theo chất thải nguy hại

Ngày 15/7, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh cho biết, vừa có văn bản gửi Công ty Cổ phần Prime Phong Điền (Khu công nghiệp Phong Điền) về công tác bảo vệ môi trường tại Dự án Nhà máy sản xuất men frit, Khu công nghiệp Phong Điền. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, đơn vị này đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường...

Bí kíp mua hàng Lazada miễn phí vận chuyển không phải ai cũng biết

1. Mã miễn phí vận chuyển Lazada là gì? Giống như các sàn thương mại điện tử khác, hiện Lazada đã áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển bằng cách sử dụng mã Freeship. Đây là một loại voucher Lazada giúp người dùng được giảm/miễn phí vận chuyển khi mua hàng tại Lazada. Các thuật ngữ như: Voucher vận chuyển Lazada, mã freeship Lazada, hay mã giảm phí vận chuyển Lazada… đều có ý nghĩa tương tự. Thông thường...

Cùng chuyên mục

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Những mô hình hiệu quả trong hợp tác xã kiểu mới

HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền) được biết đến là đơn vị thành công trong mô hình sản xuất, chế biến trà rau má, bột rau má matcha. Khi thành công với mô hình này đã tạo đà cho HTX hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị với một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Mới đây, HTX liên kết với Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh sản xuất lúa chất...

Giá hàng hóa tiếp tục suy yếu, chỉ số MXV-Index giảm liên tiếp 5 ngày

Lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index chốt ngày giảm 0,14% xuống 2.218 điểm, nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư ổn định trở lại, thể hiện qua giá trị giao dịch toàn Sở tăng liên tục 5 ngày, đạt trên 4.100 tỷ đồng. Cà-phê Arabica giảm 7 ngày liên tiếp  Giá Arabica hợp đồng tháng 9 đánh dấu phiên giảm thứ 7 liên tiếp, chốt ngày...

Máy làm đá Fushima loại nào phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ? Đánh giá ưu điểm

Phân loại nào của máy làm đá Fushima phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ? Máy làm đá Fushima có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng với đủ các công suất khác nhau. Trong đó, với mô hình kinh doanh nhỏ như các quán đồ uống, cafe, trà sữa, văn phòng công ty… nên lựa chọn các máy có công suất như sau: Máy làm đá Fushima FSM30 Máy làm đá Fushima FSM30 là dòng sản...

Lão nông lan tỏa tinh thần lao động

Bà Tống Thị Mỹ Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh An nói rằng, ông Nguyễn Mảnh là một trong những nông dân dù tuổi đã cao, nhưng luôn lan tỏa tinh thần lao động, vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn trong cộng đồng. Nhiều người dân trên địa bàn tấm tắc, đi mỏi chân mới hết vườn, ruộng của vợ chồng ông Mảnh, với diện tích 8 nghìn mét vuông trồng rau; 4 nghìn mét...

Mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

(Bqp.vn) - Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang đã thăm và làm việc tại Quân đoàn 12.Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy...

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy,...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Nhiều vướng mắc tại “siêu dự án” ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim ở Đức Trọng, Lâm Đồng đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng & chưa...

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024,...

Mới nhất