Trang chủDestinationsQuảng NamTìm tư liệu cho "Đất và người xứ Quảng" | BÁO QUẢNG...

Tìm tư liệu cho “Đất và người xứ Quảng” | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(ĐS 21/6) – Tìm tư liệu chưa từng công bố để viết cho chuyên mục “Đất và người xứ Quảng” trên báo Quảng Nam cuối tuần là chuyện thú vị nhưng không dễ dàng. Tòa soạn có thể nhanh chóng tìm trên Google những tư liệu được sử dụng trùng lặp để gác lại bài; bù lại, tác giả sẽ rất sảng khoái khi thấy những “tư liệu không đụng hàng” của mình được chấp nhận và cho đăng trên mặt báo. Xin kể lại chuyện tìm được một số tư liệu chữ Nho đặc biệt.

Nhà thờ ông Trần Hưng Nhượng ở thôn Khương Mỹ năm 2011.Ảnh: PHÚ BÌNH
Nhà thờ ông Trần Hưng Nhượng ở thôn Khương Mỹ năm 2011.Ảnh: PHÚ BÌNH

Mấy bài thơ vương giả

Năm 2011, khi tìm tư liệu viết về làng Khương Mỹ ở bờ nam sông Tam Kỳ, tôi đến nhà thờ tộc Trần Hưng ở thôn Khương Mỹ (xã Tam Xuân I, Núi Thành). Đây là nơi thờ ông “quan Án sát họ Trần” được người địa phương truyền tụng là người có quyền “tiền trảm hậu tấu”.

Sau nhiều lần thuyết phục, các thành viên có trách nhiệm trong gia đình mới cho tiếp cận bộ ảnh chụp (được lưu trong usb) các tư liệu thuộc về ông Trần Hưng Nhượng. Bộ ảnh này gia đình dự định gửi ra Huế để nhờ các chuyên gia Hán Nôm ngoài đó dịch.

Soi ảnh, đọc tư liệu, tôi phát hiện bên cạnh các sắc phong và bằng cấp thể hiện hành trình làm quan của ông Trần Hưng Nhượng có hai bài thơ trên giấy điệp vàng của hoàng gia. Một là bài “Tiễn Trần tri phủ phó nhậm” do chính hoàng tử Hồng Nhậm (sau là vua Tự Đức) viết tặng thầy giáo (sư phó) của mình là ông Trần Hưng Nhượng khi ông này rời việc dạy các hoàng tử trong cung vua để ra làm tri phủ ở An Nhơn, Bình Định.

Bài thơ thứ hai được khắc và in mực đỏ có tên “Nguyên nhật tứ yến thị quần thần” (Ngày đầu năm bày tiệc để khuyến khích quần thần). Qua nội dung và tra cứu sử liệu, biết được bài thơ này được chính vua Tự Đức viết và cho khắc in tặng các quan nhân tiệc đầu năm 1859 mừng việc quân ta chiến đấu thắng lợi buộc quân Pháp phải rút khỏi Đà Nẵng (1858). Sau đó, bài viết về hai bài thơ này đã được Quảng Nam cuối tuần đăng tải.

Lương y Phạm Tấn Tuấn trong ngôi nhà có thơ Hà Đình. Ảnh: PHÚ BÌNH
Lương y Phạm Tấn Tuấn trong ngôi nhà có thơ Hà Đình. Ảnh: PHÚ BÌNH

Nét chữ Hà Đình lưu lạc ở thôn Diêm Phổ

Năm 2020, khi tìm tư liệu về võ quan thủy binh Võ Viết Kiểm ở một gia đình ở chợ Cây Trâm (thôn Diêm Phổ, xã Tam Anh Nam, Núi Thành), tôi nghe nói ở nhà lương y Phạm Tấn Tuấn gần đó có mấy hoành phi và liễn đối chữ Nho.

Tìm đến, sững sờ thấy trên hai vách phên lụa nằm hai bên bàn thờ khắc nhiều dòng chữ Nho với nét chữ thảo hình như đã từng gặp. Nhận dạng kỹ, thấy đúng là bốn bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được bố trí cân đối mỗi bên vách hai bài.

Cùng với các bài thơ là tấm hoành phi và hai câu đối rất hay trước gian thờ. Ông Tuấn cho biết toàn bộ văn tự khắc trên gỗ này được giữ đúng vị trí trong căn nhà cổ mà thân phụ ông đã mua từ một người buôn bán từ Chợ Được (xã Bình Triều, Thăng Bình) đem vào chợ Cây Trâm bán lại trong kháng chiến chống Pháp.

Mừng quá, tôi chụp ảnh cẩn thận, về nhà soi xem, phát hiện đây là bốn bài thơ của ông Hà Đình Nguyễn Thuật – một ông quan văn hay chữ từng được cử đi sứ sang Tàu thời vua Tự Đức. Nét chữ đúng là của nhà thơ Hà Đình.

Tôi biết được nét chữ cụ Hà Đình vì từ năm 1975 – 1979 từng dạy học ở trường cấp 3 Tiểu La Thăng Bình, từng đến khu dinh cơ gần bàu Hà Kiều chiêm ngưỡng chữ của cụ được khắc trên các hoành phi, vách gỗ và từng đọc bản chép tập thơ “Mỗi hoài ngâm thảo” của Hà Đình do nhà nghiên cứu Nguyễn Công Thuần –  một đàn anh đồng nghiệp cùng trường rất giỏi Hán Nôm giới thiệu.

Quay lại Diêm Phổ, xác nhận lại gốc tích ngôi nhà. Lại nhờ nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hà ở Thăng Bình tìm đến hậu duệ cụ Hà Đình, tôi biết được trong kháng chiến chống Pháp, một trong các ngôi nhà trong khuôn viên “dinh cụ Thượng Hà Đình” đã được tháo dỡ và đem bán. Từ đó, bài viết “Đến Diêm Phổ gặp thơ Hà Đình” được Quảng Nam cuối tuần cho đăng như là một phát hiện mới.

Bia mộ vợ ông quan giữ cửa biển An Hòa

Tháng 4/2023, khi tìm tư liệu viết về làng Khánh Thọ, từ chỉ dẫn này đến chỉ dẫn khác, tôi được ông Nguyễn Thanh (nhà ở phía sau chùa Trân Bửu, thôn Khánh Thọ, xã Tam Thái, Phú Ninh) đưa đi xem tấm bia đá trên đầu ngôi mộ xưa ở xứ Não Hương, giáp Khánh Thọ Tây (nay thuộc địa phận xã Tam Dân, Phú Ninh). Tấm bia đã bị nứt đôi (theo chiều dọc) và có mấy chỗ bể, thủng đo bị đạn bắn thời chiến tranh.

Tôi lọ mọ chùi rửa mặt bia và quay lại nhiều lần mới nhận dạng và chụp ảnh rõ toàn bộ mặt chữ trên bia. Soi ảnh, đoán các chữ bị mất, phiên âm toàn bộ rồi tôi còn cẩn thận nhờ một chuyên gia chuyên phiên âm và dịch gia phả (ông Lương Ngọc ở xã Tam Thái) đến tận nơi cùng dò lại.

Tấm bia kể về lai lịch của một phụ nữ họ Phạm sinh năm Ất Hợi 1755, quê cha ở giáp Khánh Thọ Đông, có mẹ là con gái của một “huyện viên” ở xã Bàn Lãnh (Điện Bàn). Bà họ Phạm này có chồng giữ chức “hiệp thủ” ở tấn biển Hiệp Hòa (cửa biển Kỳ Hà – An Hòa, Núi Thành).

Trong các năm Mậu Thân và Kỷ Dậu (1788, 1789) gia đình ly tán, bà cùng người con gái phiêu dạt vào đến xã Nha Phan, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn (nay thuộc tỉnh Bình Định), mãi đến nhiều năm sau mới hồi cư.

Để tận tường những chi tiết đoạn đời về sau của người phụ nữ này, tôi đã dò hỏi nhiều người trong gia tộc và đã tìm đến nơi thờ tự người cháu nội của bà là ông Nguyễn An Hựu – đã thiên cư từ phía bắc sông Tam Kỳ (làng Khánh Thọ) sang làng Trường An ở bờ nam sông Tam Kỳ (nay là thôn Bích An, xã Tam Xuân I, Núi Thành) để xin gia tộc cho xem bản gia phả còn lưu nơi nhà hậu duệ. Tất cả chi tiết ghi trong gia phả đều khớp với văn bia. Cuộc đời của một người phụ nữ sống trong thăng trầm thời Tây Sơn đã được tỏ rõ. Vậy là sẽ tiếp tục có bài cho báo.





Nguồn

Cùng chủ đề

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Quảng Nam: Dấu ấn sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc...

Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng?

Chỉ số VNFINLEAD - nơi tập trung các mã chứng khoán ngân hàng - tài chính hàng đầu thị trường - đã có một phiên giảm mạnh trong hôm nay (11/11), đưa chỉ số về lại vùng giá hồi nửa cuối tháng 9 vừa qua. Chỉ số VNFINLEAD - nơi tập trung các mã chứng khoán ngân hàng - tài chính hàng đầu thị trường - đã có một phiên giảm mạnh trong hôm nay (11/11), đưa...

Mặc váy hoa ‘kín cổng cao tường’ vẫn bị sếp yêu cầu ‘che chắn’ thêm

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng lan truyền, gây ra cuộc tranh luận gay gắt về chuẩn mực trang phục văn phòng và ảnh hưởng của chuyện giới tính. ...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Món ram tôm đất xứ Quảng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Ở Quảng Nam có một món ăn mà ta dễ gặp bất kỳ đám giỗ nào từ quê ra đến phố, đó là món ram tôm đất. Ram tôm đất Quảng Nam là món ăn mà ai dù không khéo tay cũng có thể làm được bởi chỉ cần có...

Bâng khuâng hương bưởi | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Tôi có một căn nhà ở quê nơi tuổi thơ trải qua cùng những mùa hoa bưởi thơm ngát. Ấy là căn nhà cuối xóm, nơi có cái ngõ nhỏ quanh co, xung quanh được bao bọc bởi một hàng rào mùa nào cũng đỏ rực sắc hoa dâm bụt.  ...

Lúa đông xuân được mùa | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Đợt nghỉ lễ vừa qua, nông dân trên địa bàn tỉnh tập trung thu hoạch rộ lúa đông xuân. Mặc dù trong vụ thời tiết diễn biến phức tạp, những loại sâu bệnh nguy hiểm phát sinh gây hại nhưng nhà nông đã triển khai hiệu quả nhiều biện pháp...

Siro húng chanh tỏi đen hướng tới OCOP | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Lá húng chanh, tỏi, quất, gừng, đường phèn... kết hợp với nhau thành một loại siro có thể giúp trẻ nhỏ, mẹ bầu vượt qua những cơn ho, ốm vặt. Đây là một phương thuốc dân gian được chị Ngô Thị Lộc (SN 1989, xã Bình Trung, huyện...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện...

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam Tham dự diễn đàn có ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC); bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL); ông Nguyễn Trung Hiếu,...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này,...

Mang tiếng ở nhà nội trợ chăm con nhưng hở ra là thấy vợ nằm xem ti vi để nhà cửa nhếch nhác

GĐXH - Đi làm về mệt nhọc, anh lại hì hục dọn nhà, rửa bát, giặt quần áo, phơi quần áo, lau nhà... ...

Áp thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón cần đảm bảo lợi ích tối đa cho nông dân

(ĐCSVN) - Chính sách áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón cần dựa trên tầm nhìn dài hạn, hướng đến sự phát triển bền vững ngành sản xuất phân bón trong nước và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, tạo môi trường thuế bình đẳng giữa nhà sản xuất phân bón...

Mới nhất