Trang chủDestinationsCần ThơNhững cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -...

Những cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam


(Chinhphu.vn) – Những cống hiến của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng như với tư cách một người trực tiếp viết báo trong gần nửa thế kỷ là rất to lớn. Di sản báo chí mà Người để lại cho đời sau là di sản của cách mạng Việt Nam, di sản của văn hóa Việt Nam.

Nắm vững lý luận và thực tiễn cách mạng, vận dụng đúng thời cơ, ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tờ báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Thanh niên ra đời đã mở ra một dòng báo chí mới ở nước ta: Báo chí cách mạng Việt Nam. Là đội quân đi đầu trong công tác chính trị – tư tưởng, với chức năng tuyên truyền, cổ động, tổ chức nhân dân đứng lên làm cách mạng vì độc lập, tự do, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, báo chí cách mạng đã trở thành một vũ khí cách mạng vô cùng lợi hại.

Tờ báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc – Ảnh tư liệu

Tiếp bước báo Thanh niên, nhiều tờ báo cách mạng khác ra đời và hoạt động theo cùng một chí hướng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành đã lập được danh mục (chưa đầy đủ) báo chí cách mạng Việt Nam ra đời từ sau tờ Thanh niên đến tháng 8/1945, gồm 256 tên báo. Đặc biệt nở rộ là thời kỳ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) đến tháng 5/1936 (121 tên báo). Ngay trong những năm tháng khó khăn nhất sau khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, là thời kỳ thực dân Pháp nhân cơ hội xiết chặt hơn nữa guồng máy đàn áp ở Đông Dương, cho đến tháng 8/1945, vẫn có 55 báo và tạp chí cách mạng ra đời. Trong số đó có những tờ báo do các nhà lãnh đạo của Đảng trực tiếp phụ trách, đã có tác động rất mạnh mẽ đến phong trào thời tiền khởi nghĩa, như Việt Nam độc lập (1941), Cứu quốc (1942), Cờ giải phóng (1942).

Cách mạng Tháng Tám thành công, các báo Cứu quốc, Cờ giải phóng… tiếp tục xuất bản ở thủ đô Hà Nội với thể tài phong phú, hình thức đẹp và địa bàn phát hành rộng rãi hơn. Nhiều tên báo mới ra đời ở Thủ đô và một số thành phố lớn. Chỉ năm ngày sau Lễ Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), theo quyết định của Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945) và ít ngày sau đó là Việt Nam thông tấn xã thành lập (15/9/1945), với quy mô và nhiệm vụ của những cơ quan thông tin đại chúng quốc gia.

Trên lãnh thổ Việt Nam “sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, báo chí cách mạng xuất bản công khai, hợp pháp, được nhân dân cả nước nồng nhiệt chờ đón, tác động sâu sắc và có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với công luận. Báo chí cách mạng do báo Thanh niên mở đường, dần dần tiến lên trở thành dòng chủ lưu trong nền báo chí nước nhà.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, báo chí cách mạng có bị thu hẹp ở Trung ương song ngược lại, được mở rộng trên nhiều địa bàn trong cả nước. Ngoài những báo chí là cơ quan Trung ương xuất bản và lưu hành chủ yếu ở Việt Bắc, các liên khu III, IV, V, Đông Bắc, các khu tả ngạn sông Hồng, vùng cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đều có báo chí. Một số nơi như Nam Trung Bộ và Nam Bộ thành lập được đài phát thanh. Năm 1950, Hội Nhà báo Việt Nam ra đời ở Việt Bắc. Có được những thành quả ấy là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong những ngày kháng chiến gian khổ cũng như trong xây dựng hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng báo chí, đặc biệt coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm báo. Người khen ngợi, biểu dương những nhà báo có việc làm tốt, có tác phẩm hay cũng như phê bình, uốn nắn những thiếu sót, bất cập của báo chí. Người luôn tự nhận mình là người “có duyên nợ đối với báo chí”. Hai kỳ Đại hội toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam tiến hành năm 1959 và 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đến thăm và có những lời chỉ bảo sâu sắc, ân cần.

Hồ Chí Minh – Người hoạt động báo chí suốt đời không mệt mỏi

Bất kỳ hoạt động ở đâu, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến báo chí – Ảnh tư liệu

Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng, chỉ đạo báo chí, dành cho báo chí nhiều ưu ái, Người còn trực tiếp viết báo. Hồ Chí Minh là người hoạt động báo chí suốt đời không mệt mỏi. Ngay cả trong thời gian giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, nhiệm vụ nặng nề và thời gian eo hẹp, Bác Hồ vẫn viết báo đều đặn. Riêng báo Nhân dân, từ khi báo này ra số đầu tiên (năm 1951) cho đến khi Người đi xa (năm 1969), đã đăng khoảng 1.200 bài báo của Bác, trung bình mỗi năm, Người viết 60-70 bài. Trong nửa thế kỷ, tính từ ngày đăng bài báo đầu tiên cho đến khi qua đời, Bác Hồ đã viết không dưới 2.000 bài báo.

Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khi nhìn lại sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhất trí: “Sau chiến tranh thế giới, Nguyễn Ái Quốc là nhà báo viết nhiều nhất tố cáo chế độ thực dân, bênh vực mạnh nhất quyền của các dân tộc bị áp bức giành lại nhân phẩm và tự do, hoạt động, tổ chức nhiều nhất để tập hợp, ở Paris, ở Quảng Châu, các dân tộc Á – Phi vừa mới bị (Tổng thống Mỹ) Wilson và bè lũ lừa gạt một lần nữa ở Versailles[1]. “Người là nhà báo với ý nghĩa chân chính nhất của nghề báo. Không chú ý đến tên tuổi và sự nghiệp riêng, mà chỉ quan tâm tới đích thiêng liêng và đem ngòi bút phục vụ cách mạng”[2]. “Nguyễn Ái Quốc là nhà báo Việt Nam có sự đào luyện công phu nhất, và thực tế là có thành tích cao nhất trong nghề báo chí Việt Nam. Một nhà báo quốc tế viết tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc. Một nhà báo mà những bài viết ra mẫu mực về ngôn ngữ, hùng hồn về lý luận và thức tỉnh lòng người về kết quả. Một nhà báo mà những bài viết ra thu hút sự chú ý của mọi người, bao giờ cũng mới, bao giờ cũng sát với nhu cầu trước mắt và hấp dẫn người xem”[3]. “Ngày nay đọc lại những bài của ông (đăng trên báo Pháp) vẫn thấy vô cùng hứng thú… Văn phong của Nguyễn là văn phong của một nhà luận chiến tài ba”[4], v.v…

Tư duy báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vai trò của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh cải tạo và xây dựng xã hội, mà trọng tâm đối với nhân dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là đập tan xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho đất nước. Vì vậy, bất kỳ hoạt động ở đâu, Người đều quan tâm trước hết việc sáng lập báo chí và tự mình trực tiếp tham gia công việc báo chí. Sau khi đến Pháp được vài năm, Người đã là cộng tác viên của một số tờ báo lớn như L’Humanité (Nhân Đạo), LaVie Ouvrìere (Đời sống Thợ thuyền), Le Populaire (Người Bình dân)… Người tham gia sáng lập báo Le Paria và chuẩn bị cho ra mắt Việt Nam hồn. Sang Nga, Người viết cho báo chí Xô viết và báo chí của Quốc tế Cộng sản. Về Trung Quốc, Người cộng tác với báo Cứu vong Nhật báo (tiếng Trung Quốc), Canton Gazette (Báo Quảng Châu – tiếng Anh), Hãng Thông tấn Liên Xô Rosto và sáng lập báo Thanh niên. Đến Thái Lan, Người cho ra mắt kiều bào các tờ Thân Ái, Đồng Thanh. Trở về với đất nước, Người xuất bản báo Việt Nam Độc lập… Vừa giành lại được độc lập, Người cho thành lập Đài phát thanh quốc gia và Hãng thông tấn quốc gia…

Tư duy báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán với quan điểm của Người về văn hóa: Văn hóa là một mặt trận, một mặt trận cơ bản của xã hội. Người chỉ rõ trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Báo chí vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là một phương tiện thể hiện văn hóa và thực thi chính sách văn hóa. Báo chí là đội quân đi đầu trong công tác tư tưởng văn hóa. Nhà báo là chiến sĩ. Cây bút, trang giấy là vũ khí. Bài báo là tờ hịch cách mạng. Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, báo chí cách mạng đều giữ nguyên vẹn vai trò và vị trí xung kích của nó. Xã hội phát triển, khoa học và công nghệ càng cao thì vai trò báo chí càng tiếp tục tăng lên chứ không hề suy giảm.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đó là cốt lõi, là vấn đề cần quan tâm trước hết. Trong thư gửi lớp học viết báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng (1948), Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng tới mục đích chung. Mục đích là kháng chiến và kiến quốc”.

Bác Hồ nhắc nhở những người làm báo phải luôn tâm niệm điều trên. Nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (1959), Người đi thẳng vào vấn đề chính yếu: “Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Báo chí phục vụ ai?”[5]. Và Người trả lời luôn: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới”[6]. Đến Đại hội tiếp sau của Hội, Bác Hồ một lần nữa lại nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

Hồ Chí Minh luôn đấu tranh cho tự do báo chí

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng và đồng chí Trường Chinh chụp ảnh lưu niệm với nhóm phóng viên thông tấn, báo chí phục vụ Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960) – Ảnh tư liệu

Người coi tự do báo chí là quyền cơ bản của dân tộc, của con người. Từ những bài báo đầu tiên viết bằng tiếng Pháp, Người đã kiên trì đấu tranh đòi quyền tự do báo chí, đòi chủ nghĩa thực dân bỏ lệ kiểm duyệt, đòi các nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam phải thi hành đúng Luật báo chí đã được Nghị viện Pháp thông qua năm 1881, để người Việt Nam được đứng tên xuất bản báo chí.

Người quả quyết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”[7]. Trong tư duy báo chí của Bác Hồ, quyền tự do báo chí không chỉ là quyền của những người làm báo hay của những người có ý định làm báo, mà báo chí phải là một kênh quan trọng, một diễn đàn mở ra cho mọi người thực hiện quyền tự do tư tưởng, cùng nhau tìm ra chân lý để phục tùng chân lý. Tư duy báo chí của Hồ Chí Minh ngày nay được pháp điển hóa trong Luật Báo chí bằng cụm từ báo chí là diễn đàn của nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn nêu cao vai trò và sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước. Báo chí là phương tiện, là vũ khí của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Báo chí nếu làm tốt, được nhân dân chấp nhận, thì có thể có uy quyền và sức mạnh lớn. Nhưng đó là quyền lực do nhân dân ủy thác, đó là quyền lực của nhân dân. Hồ Chí Minh coi trọng và đề cao vai trò của báo chí. Người cho rằng “làm báo là quan trọng và vẻ vang”, “nhà báo là chiến sĩ”, nhưng Người thường nhấn mạnh nhiều hơn đến trách nhiệm của báo chí.

PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương

Để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình, báo chí phải có tính chiến đấu cao, có tính khuynh hướng rõ rệt, luôn luôn hướng về mục tiêu kiên định – mục tiêu ấy cũng chính là cái đích mà sự nghiệp cách mạng của nhân dân đang hướng tới. Do bản chất và chức năng của nó, báo chí cách mạng luôn luôn giữ vị trí tiên phong, giương cao ngọn cờ đi trước mở đường trong việc truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ. Bài báo là tờ hịch cách mạng để tuyên truyền, động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh; phải phát huy sức sáng tạo của quần chúng, phát hiện, biểu dương, giới thiệu những gương tốt để mọi người noi theo; đồng thời chỉ ra và phê phán để khắc phục, ngăn ngừa những cái xấu.

Một vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm là mục đích và đối tượng của báo chí. Người nói với học viên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng về đối tượng của tờ báo phải là đại đa số dân chúng. Một từ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo. Thăm Đại hội nhà báo (năm 1959), Người căn dặn: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân… cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu”[8]: người làm báo chớ nên nghĩ đến chuyện “viết bài cho oai”, viết “để lưu danh thiên cổ”. Tại Đại hội tiếp sau của Hội nhà báo (1962), Người lại ân cần dặn: “Mỗi khi viết một bài báo, tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?”.

Đạo đức báo chí, trong tư duy báo chí của Hồ Chí Minh, thể hiện trước hết ở tinh thần nhà báo là chiến sĩ. Người làm báo phải tự coi mình là chiến sĩ cách mạng, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp của nhân dân, vì độc lập, tự do cho chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì mọi việc khác mới đúng được”.[9]

Để làm tốt vai trò chiến sĩ của mình, người làm báo phải đấu tranh khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Phải quan niệm “viết cũng như mọi việc khác”; làm báo là làm công tác cách mạng chứ không phải là việc gì ghê gớm lắm; viết báo không nhằm mục đích lưu danh mình lại nghìn đời về sau.

Đạo đức báo chí đòi hỏi người làm báo phải “gần gũi quần chúng”, “đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động” để viết cho thiết thực; khắc phục thói ba hoa, hình thức, bệnh sính dùng chữ nước ngoài. Nhà báo phải trung thực. Bác Hồ luôn đòi hỏi các nhà báo phải coi trọng tính chân thực của tác phẩm. Người nhiều lần nhắc nhở các nhà báo có dịp đi theo phục vụ công tác của Người phải “thận trọng” đến từng chi tiết, từng số liệu trích dẫn trong bài. Phải giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam, “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”.

Đặc biệt nhà báo phải “luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cần tiến bộ”, “phải học tập không ngừng và phải luôn luôn khiêm tốn”. Nhà báo “phải có chí, chớ giấu dốt”, “không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học, thì nhất định học được”. Đồng thời “phải có ý chí tự cường, tự lập, gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn; phải vượt khó khăn, làm tròn nhiệm vụ”. Đó là con đường đúng đắn nhất để nhà báo “nâng cao trình độ văn hóa, đi sâu vào nghiệp vụ”, không ngừng tích lũy kiến thức và vốn sống, tạo nền tảng và tư chất văn hóa sâu rộng cho nghề báo, làm cho nhà báo đồng thời là nhà văn hóa, thật sự là nhà văn hóa.

Hồ Chí Minh – Nhà báo, nhà văn hóa lớn

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội lần thứ III những người viết báo Việt Nam (8/9/1962) – Ảnh: Tư liệu TTXVN

Hồ Chí Minh thực hiện các tác phẩm báo chí cũng như văn học của mình một cách xuất sắc. Người tạo được phong cách riêng – phong cách Hồ Chí Minh, ổn định mà biến hóa với những sắc thái văn chương, những nghệ thuật tu từ và kỹ năng nghề nghiệp hết sức đa dạng, luôn luôn thay đổi phù hợp với bối cảnh, chủ đề tác phẩm và đối tượng người đọc mà tác giả luôn hướng tới. Dường như mỗi lần cầm bút, Người đều nhìn rõ người đọc hiển hiện trước mắt mình – không phải là “độc giả” chung chung như một khái niệm trừu tượng – mà là người đọc cụ thể, những con người bằng xương bằng thịt… Bác Hồ viết cho những người đó. Người trò chuyện với những con người ấy. Người cố viết sao cho những con người cụ thể ấy thấm thía những ý mà Người định diễn tả và thông cảm với tình cảm mãnh liệt của Người.

Chúng ta đều biết, trong kháng chiến chống Pháp và cả sau khi đã về thủ đô Hà Nội, mỗi lần viết xong một bài báo, Bác Hồ thường mang ra đọc cho một vài đồng chí phục vụ gần gũi Người nghe trước. Phần lớn họ là những người lao động bình thường, học vấn không cao. Chỗ nào họ cảm thấy khó hiểu, sửa lại ngay. Thế nhưng những bài chính luận, những tiểu phẩm Người viết bằng tiếng nước ngoài cho những tờ báo lớn lại là những tác phẩm mẫu mực cả về nội dung và ngôn ngữ, cho đến nay vẫn làm kinh ngạc nhiều nhà văn, nhà báo lỗi lạc.

Nhận xét khái quát văn phong của Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh viết: “Cách nói và cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét rất độc đáo: nội dung khẳng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc của người ta; hình ảnh sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân”.

Là một người viết báo, viết văn từng trải, Hồ Chí Minh mỗi lần cầm bút, luôn ý thức mình viết cho ai. Trước khi viết, Người luôn cân nhắc từng lời, từng chữ, từng dấu chấm câu. Người nói với các nhà báo: “Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí nước ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”.

Hồ Chí Minh luôn khuyên các nhà báo “báo chí phải có tính quần chúng”, phải “viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc”. Song, những lời dạy bảo đó tuyệt nhiên không nên được hiểu là Bác Hồ chấp nhận sự giản lược về nội dung hay dung thứ xu hướng dung tục, dễ dãi trong hình thức. Người dạy các nhà báo: “Phải viết cho văn chương… Người đọc thấy hay, thấy văn chương thì mới đọc”.

Nhìn về mọi mặt, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động báo chí mẫu mực. Người không chỉ có công sáng lập và chỉ đạo xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà báo trực tiếp cầm bút tài năng xuất chúng, để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng. Hồ Chí Minh là một nhà báo mẫu mực, một tấm gương sáng, trở thành niềm tự hào của nền báo chí Việt Nam ngày nay và mãi mãi mai sau.

PGS.TS Đào Duy Quát

Nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương

————————–

[1] Bùi Đức Tinh: Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết thơ mới, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992

[2] Nguyễn Thành: Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994

[3] Hồng Chương: Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, 1987

[4] Vương Hồng Sến: Sài Gòn năm xưa, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1968

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.166

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.166

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.378

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.167

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.166



Source link

Cùng chủ đề

Tân HLV thủ môn tuyển Việt Nam là ‘bạn nhậu’ của ông Kim Sang-sik

Cách đây ít ngày, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ký hợp đồng với Lee Won-jae - huyền thoại của bóng đá Hàn Quốc. Ông Lee sắm vai trò HLV thủ môn cho đội tuyển Việt Nam và bắt đầu công việc ngay từ chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào ngày 23/11. HLV Lee Won-jae sẽ tiép tục huấn luyện Nguyễn Filip, Đặng Văn Lâm ở vòng loại Asian Cup 2027.Ông Lee nhận được lời mời...

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻ?

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻLương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly nước, uống hai lần một ngày. Trong trường hợp mắc bệnh...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 73%, mật độ mây 75%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM...

‘Giàn giáo’ hay ‘dàn giáo’, từ nào mới đúng chính tả?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Giàn giáo - dàn giáo là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này chỉ hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng, phương tiện cho người thợ thi công các công trình trên cao.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Da Nang Int’l Airport launches automatic entry systems

Da Nang Int'l Airport launches automatic entry systems (Photo: VNA)   The police at the Da Nang International Airport in the central city of Da Nang officially put four automatic entry systems (Autogate) into operation on August 15 to facilitate the entry of travelers and speed up immigration procedures.Two systems are installed in the departure area and the others in the arrival area. In the initial phase of operation, the Autogate is applied to Vietnamese citizens with valid passports.Those holding non-electronic chip passports...

8 tháng đáng nhớ của trung vệ Gvardiol

BÌNH DƯƠNG Josko Gvardiol tỏa sáng tại World Cup 2022 ở tuổi 21 và vừa trở thành hậu vệ đắt thứ hai thế giới sau khi gia nhập Manchester City. Man City phải trả cho RB Leipzig 99 triệu USD phí chuyển nhượng để có Gvardiol, biến anh thành hậu vệ đắt giá thứ hai lịch sử sau Harry Maguire của Manchester United (102 triệu USD). Gvardiol ký hợp đồng 5 năm với nhà vô địch Anh, có hiệu lực...

Ăn nhiều đường, dễ bị sỏi thận

AN NHIÊN (Theo Daily Mail, MedicalXpress) Thực phẩm chứa nhiều đường từ lâu đã được chứng thực làm tăng nhiều rủi ro sức khỏe như thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch... Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện rằng càng tiêu thụ hơn đường bổ sung trong thực phẩm chế biến sẵn (như bánh quy, bánh kem và nước ngọt), thì nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận càng tăng cao. Tiêu thụ...

Ưu thế khi có bằng IELTS trước khi vào đại học

IELTS là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận bởi hơn 10.000 tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới. Sở hữu bằng IELTS trước khi vào đại học có thể mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Vậy, ưu thế này là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé! Không cần lo lắng về điều kiện xét tốt nghiệp đại học Tại Việt...

Vì sao UAE xích lại gần Nga, Trung Quốc?

TRÍ VĂN (Tổng hợp) Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) được cho đang tách khỏi chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến việc cô lập Nga và hạn chế quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống UAE Sheikh Mohammed (trái) trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Putin hồi năm ngoái. Ảnh Điện Kremlin Lâu nay, Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan được xem là đồng minh thân cận của...

Bài đọc nhiều

Đại Học Duy Tân – top 500 đại học tốt nhất thế giới năm 2023 theo Times Higher Education Thông tin tuyển sinh đại...

TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC DUY TÂN: Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng ấm, Đại học Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại. Đại học Duy Tân được thành lập từ ngày 11-11-1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục theo...

Thở bằng mũi “khiến đẹp hơn”

Các nghiên cứu cho biết thở bằng mũi có thể nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm hạ huyết áp, giảm căng thẳng, tăng cường chức năng não và khả năng miễn dịch, cũng như giảm ngáy. Ðặc biệt, ngậm miệng lại khi thở còn có thể khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn. Theo nhà khoa học về tuổi thọ và chuyên gia cơ sinh học đến từ Ðan Mạch - Mads Tömörkènyi, ngoài...

Navigates.vn – nền tảng giáo dục cung cấp thông tin các trường đại học tại Việt Nam

Vài tháng trước khi kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra là thời điểm nhu cầu tìm hiểu về các trường Đại học của các bạn học sinh cũng như phụ huynh tăng cao. Bởi việc chọn một ngôi trường phù hợp với khả năng học tập, định hướng tương lai và năng lực tài chính là rất quan trọng. Để có được những thông tin chính xác và nhanh chóng nhất về các trường Đại học trên...

Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện uy tín?

Mắc cài sứ là một sự lựa chọn hoàn hảo đáp ứng đồng thời 2 tiêu chí về chi phí và thẩm mỹ khi niềng răng. Vậy niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Thực hiện ở đâu uy tín và chất lượng? Theo dõi những thông tin sau để tìm hiểu rõ hơn! Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mắc cài...

Thuê xe 7 chỗ có tài xế tại Hà Nội – Dịch vụ tiện ích và an toàn đến từ Asia Transport

Thuê xe 7 chỗ có tài xế tại Hà Nội là dịch vụ tiện ích và phổ biến được nhiều người lựa chọn để di chuyển trong thành phố và các tỉnh lân cận. Với nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, tiện lợi và an toàn, thuê xe 7 chỗ có lái là sự lựa chọn thông minh cho những chuyến đi gia đình, đoàn công tác, du lịch hay tổ chức sự kiện. Hãy cùng Asia Transport tìm...

Cùng chuyên mục

Da Nang Int’l Airport launches automatic entry systems

Da Nang Int'l Airport launches automatic entry systems (Photo: VNA)   The police at the Da Nang International Airport in the central city of Da Nang officially put four automatic entry systems (Autogate) into operation on August 15 to facilitate the entry of travelers and speed up immigration procedures.Two systems are installed in the departure area and the others in the arrival area. In the initial phase of operation, the Autogate is applied to Vietnamese citizens with valid passports.Those holding non-electronic chip passports...

8 tháng đáng nhớ của trung vệ Gvardiol

BÌNH DƯƠNG Josko Gvardiol tỏa sáng tại World Cup 2022 ở tuổi 21 và vừa trở thành hậu vệ đắt thứ hai thế giới sau khi gia nhập Manchester City. Man City phải trả cho RB Leipzig 99 triệu USD phí chuyển nhượng để có Gvardiol, biến anh thành hậu vệ đắt giá thứ hai lịch sử sau Harry Maguire của Manchester United (102 triệu USD). Gvardiol ký hợp đồng 5 năm với nhà vô địch Anh, có hiệu lực...

Ăn nhiều đường, dễ bị sỏi thận

AN NHIÊN (Theo Daily Mail, MedicalXpress) Thực phẩm chứa nhiều đường từ lâu đã được chứng thực làm tăng nhiều rủi ro sức khỏe như thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch... Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện rằng càng tiêu thụ hơn đường bổ sung trong thực phẩm chế biến sẵn (như bánh quy, bánh kem và nước ngọt), thì nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận càng tăng cao. Tiêu thụ...

Ưu thế khi có bằng IELTS trước khi vào đại học

IELTS là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận bởi hơn 10.000 tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới. Sở hữu bằng IELTS trước khi vào đại học có thể mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Vậy, ưu thế này là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé! Không cần lo lắng về điều kiện xét tốt nghiệp đại học Tại Việt...

Vì sao UAE xích lại gần Nga, Trung Quốc?

TRÍ VĂN (Tổng hợp) Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) được cho đang tách khỏi chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến việc cô lập Nga và hạn chế quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống UAE Sheikh Mohammed (trái) trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Putin hồi năm ngoái. Ảnh Điện Kremlin Lâu nay, Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan được xem là đồng minh thân cận của...

Mới nhất

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Đâm xe nghiêm trọng ở Trung Quốc, có tới 35 người thiệt mạng

(CLO) Một tài xế đã đâm xe vào đám đông tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải của Trung Quốc, khiến 35 người thiệt mạng và 43...

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Duy trì ở ngưỡng thấp

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 13/11, giá dầu WTI giảm 0,15 USD, tương đương 0,22 %, xuống mức 67,97 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,06 USD, tương đương 0,08%, lên mức 71,89 USD/thùng.Giá dầu đứng ở ngưỡng thấp do các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin OPEC cắt giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu,...

Thích nhắn tin hơn gọi điện vì ‘nhắn sai dễ thu hồi’

Bạn đọc Dan chia sẻ ở công ty mình, một số khách hàng khó tính nhưng lại thích liên lạc qua mạng xã hội, không gọi điện. Lúc khách nói sai, khách sẽ thu hồi tin nhắn luôn. ...

Hội thảo Truyền thống từ góc nhìn kiến trúc đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024, chiều ngày 12/11, tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức Hội thảo...

Mới nhất