Giá cà phê hôm nay (21/6) tại thị trường trong nước giảm 300 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch thấp nhất trong các địa phương là 66.200 đồng/kg, tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng.
Cập nhật giá cà phê trong nước
Theo khảo sát vào lúc 8h50, giá cà phê hôm nay giảm 300 đồng/kg.
Theo ghi nhận, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.200 – 66.900 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 66.200 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với giá 66.400 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.900 đồng/kg – cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
Đắk Lắk | 66.700 | -300 |
Lâm Đồng | 66.200 | -300 |
Gia Lai | 66.400 | -300 |
Đắk Nông | 66.900 | -300 |
Tỷ giá USD/VND | 23.320 | 0 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2023 được ghi nhận tại mức2.807 USD/tấn sau khi giảm 0,92% (tương đương 26 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2023 tại New York ở mức 177,45 US cent/pound sau khi giảm 4,03% (tương đương 7,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).
EC vừa đưa ra dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng.
Cụ thể, quy định mới của EU về chống phá rừng bắt buộc các công ty phải đảm bảo các sản phẩm được bán ở Liên minh châu Âu (EU) không dẫn đến nạn phá rừng và làm suy thoái rừng.
Các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy định mới, bao gồm cà phê, dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cao su (kể cả các sản phẩm phái sinh có chứa, được nuôi bằng hoặc đã được tạo ra từ những sản phẩm được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng) kể từ sau ngày 31/12/2020 từ các quốc gia vào EU. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa nêu trên nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU.
Quy định mới sẽ đưa ra các yêu cầu bắt buộc mới vào cuối năm 2024. Thời gian chính thức thực hiện dự luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng của các quốc gia châu Âu không còn nhiều, do đó Việt Nam phải đẩy mạnh việc phổ biến và thực thi quy định trên.
VICOFA nhận định cà phê là mặt hàng xuất khẩu sang EU với số lượng lớn và ổn định, hiện chiếm khoảng 42% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hằng năm. Để ổn định và không biến động thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua và có hiệu lực từ ngày 16/5/2023.
Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 1,3 triệu nông hộ trồng cà phê, diện tích phần lớn chỉ từ 0,5 ha trở xuống tại 11 tỉnh trồng cà phê.
Số diện tích này thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.
Bộ NN&PTNT cho rằng quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng đối với sản xuất nông sản, trong đó có cà phê vừa là thách thức vừa là cơ hội để chúng ta cấu trúc lại các mặt nông sản, chứng minh với thế giới rằng Việt Nam thực sự tăng trưởng xanh.
Bên cạnh đó, những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm nông sản là đòi hỏi tất yếu từ thị trường, trong đó có thị trường EU.
Bộ yêu cầu Vụ Hợp tác Quốc tế sớm trình Bộ trưởng khung hành động để thực hiện quy định này của EU; đề nghị các cơ quan tham mưu Bộ điều chỉnh khung hành động, lấy ý kiến của các hiệp hội, ngành hàng để sớm có chương trình triển khai phù hợp với quy định mới của châu Âu.
Trong khung hành động cần đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan chức năng và nông dân hiểu rõ quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất nông sản, trong đó có cà phê; phân định rõ ràng trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, chính quyền các cấp và người dân để thực hiện quy định của EU.