Trang chủDestinationsNinh ThuậnChung tay hành động vì tương lai các đại dương

Chung tay hành động vì tương lai các đại dương

Vào khoảnh khắc các quốc gia đạt được thỏa thuận, Chủ tịch hội nghị liên chính phủ, bà Rena Lee, dường như đã bật khóc và nghẹn lời thông báo “con tàu đã tới bến bờ”.

Sau gần 20 năm thảo luận và đàm phán, nhiều lúc căng thẳng, cam go tưởng như bế tắc, có thể nói Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), còn gọi là Hiệp định về Biển cả, là một trong những văn kiện pháp lý đàm phán khó khăn nhất tại Liên hợp quốc (LHQ).

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 quy định quyền tự do hàng hải, tự do đánh cá trên biển ngoài các vùng đặc quyền kinh tế, khoáng sản trong vùng đáy biển nằm dưới thềm lục địa của các nước là “di sản chung của nhân loại”, đồng thời thành lập cơ chế cấp phép, phân bổ lợi ích từ khai mỏ dưới đáy biển khơi. Tuy nhiên, thời điểm UNCLOS 1982 ra đời chưa có cơ chế tương tự đối với “nguồn gene biển”, một lĩnh vực được đánh giá là đầy tiềm năng và quan trọng trong tương lai. Tới nay, hầu như chỉ có các nước phát triển sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào, mới có khả năng thu thập nguồn gene biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, nhưng lại không có văn kiện quốc tế nào quy định họ phải chia sẻ lợi ích và nghĩa vụ bảo tồn biển.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia bị tẩy trắng nghiêm trọng. Ảnh: AFP/TTXVN

Do đó, BBNJ chính là văn bản mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm cụ thể hóa và phát triển Công ước UNCLOS 1982 trên khía cạnh này. Hiệp định gồm 17 Chương, 76 Điều, 2 Phụ lục với nội dung chính xoay quanh một số vấn đề gồm: (i) Chia sẻ lợi ích nguồn gene biển; (ii) Thiết lập vùng bảo tồn biển; (iii) Đánh giá tác động môi trường; (iv) Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; và (v) Vấn đề chung như cơ chế ra quyết định của hội nghị các quốc gia thành viên, thành lập, vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính. Thành công được đánh giá quan trọng nhất và quá trình đàm phán cũng khó khăn nhất là văn kiện ghi nhận nguyên tắc nền tảng về nguồn gene biển là “di sản chung của nhân loại”, kết hợp với quyền tự do nghiên cứu khoa học biển và các quyền tự do khác ở biển cả. Đây là cơ sở để mọi lợi ích thu được từ nguồn gene biển được chia sẻ một cách công bằng cho tất cả các quốc gia.

Đa số phát biểu đã hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua BBNJ, đồng thời thể hiện ý định sớm ký và phê chuẩn để hiệp định sớm có hiệu lực, được thực thi đầy đủ và hiệu quả. Đại diện cho nhóm các nước đang phát triển, Cuba đánh giá kết quả này là sự thắng lợi của ngoại giao đa phương và chủ nghĩa đa phương, thắng lợi của các nước đang phát triển nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi và đoàn kết chặt chẽ của các nước trong nhóm. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77, ông Csaba Kőrösi, gọi sự kiện thông qua BBNJ là một kỳ tích, cho rằng cùng nhau, các nước đã đặt nền móng cho việc quản lý tốt hơn các đại dương thế giới và bảo vệ chúng cho các thế hệ mai sau.

Đại diện phái đoàn thường trực Philippines tại LHQ cho hay với tư cách là một quốc gia quần đảo và đang phát triển, Philippines hoan nghênh cơ chế xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển, chia sẻ lợi ích một cách công bằng và hợp lý, cũng như đánh giá tác động đối với môi trường để bảo vệ môi trường sống và các loài ở biển cả. Phái đoàn Thường trực Trung Quốc tại LHQ lên tiếng chúc mừng việc thông qua lần cuối cùng BBNJ, đồng thời nhấn mạnh việc LHQ thông qua văn kiện này là một thành tựu quan trọng của chủ nghĩa đa phương đích thực, là một công cụ mang tính lịch sử để quản lý các đại dương thế giới, đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững. Phái đoàn đại diện Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định EU và các nước thành viên cam kết ký và phê chuẩn BBNJ sớm nhất có thể.

EU kêu gọi các quốc gia khác có hành động tương tự để văn kiện này được phổ biến và có hiệu lực. Về phần mình, ông Kevin Chand, Cố vấn pháp lý của Phái đoàn Thường trực Vanuatu tại LHQ, chia sẻ: “Tôi cho rằng việc thông qua hiệp định là một tuyên bố rất mạnh mẽ rằng chủ nghĩa đa phương thực sự hiệu quả. Sau vài thập kỷ từ khi UNCLOS 1982 ra đời và có hiệu lực, tôi nghĩ rằng chúng ta đang thấy một kết quả hết sức ý nghĩa với việc thông qua BBNJ. Điều đó có nghĩa là giờ đây chúng ta đã có công cụ pháp lý để bảo vệ quyền tài phán quốc gia trong biển cả và đại dương. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng với kết quả này”. Tuy nhiên, nhà ngoại giao Vanuatu cũng cảnh báo việc thông qua hiệp định mới chỉ là bước đi đầu tiên và còn khó khăn trong quá trình hiện thực hóa văn kiện này trong tương lai.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Trưởng đoàn đàm phán, đánh giá: “Sau hơn 15 năm đàm phán, hôm nay là sự kiện rất trọng đại, có ý nghĩa lịch sử khi LHQ đã thông qua được BBNJ. Đây là hiệp định thực thi UNCLOS 1982 và cũng là văn kiện thứ ba với mục đích thực thi công ước. Chính vì vậy, hiệp định có nghĩa hết sức quan trọng: Thứ nhất, khẳng định sự hợp tác đa phương của LHQ và vai trò của LHQ trong việc thúc đẩy, xây dựng các khuôn khổ, định chế toàn cầu; Thứ hai, thể hiện sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thúc đẩy sự phát triển của luật pháp quốc tế, khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế; và điểm thứ ba là một lần nữa khẳng định giá trị của UNCLOS 1982 – bản Hiến pháp của đại dương, khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển.”

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định “đại dương là nguồn sống của hành tinh và việc thông qua hiệp định nói trên đã tiếp thêm sức sống mới và hy vọng cho đại dương”. Ông kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký và phê chuẩn BBNJ sớm nhất có thể để ứng phó với các mối đe dọa đối với đại dương như biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên, khai thác quá mức, biến đổi hệ sinh thái biển, cũng như thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững vì các thế hệ hôm nay và mai sau.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Quảng Ninh xử lý hơn 30 trường hợp khai thác IUU bất hợp pháp

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hơn 30 trường hợp vi phạm có liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. ...

4 món ăn bổ dưỡng dễ làm ấm cơ thể nên tăng cường trong tiết Lập Đông

GĐXH – Lập Đông đến mang theo không khí lạnh, khô nên đòi hỏi con người cần có sự chuẩn bị để thích nghi với cái lạnh. 4 món ăn bổ dưỡng dễ làm ấm cơ thể này nên tăng cường trong tiết Lập Đông. ...

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự...

Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Hiện nay, việc mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Làng hoa Mỹ Bình vào xuân

(NTO) Sau những ngày mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, người dân ở phường Mỹ Bình, Tp Phan Rang – Tháp Chàm lại bắt đầu không khí tất bật, rộn ràng với những công việc quen thuộc của mình như: nhổ cỏ, theo nước cho hoa, phun thuốc trừ sâu bệnh… trên các ruộng hoa chuẩn bị phục vụ thị trường hoa Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần.

Những lưu ý khi gửi thực phẩm đi Canada bạn cần phải biết

Hiện nay, giao thương giữa Việt Nam và Canada ngày càng mở rộng, nhiều hàng hóa, trong đó có lương thực, thực phẩm được luân chuyển giữa hai nước. Vậy gửi thực phẩm đi Canada cần lưu ý những gì? Thực phẩm nào được phép gửi và thực phẩm nào không? hãy đọc ngay bài viết này nhé.

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Điểm đến Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ

(NTO) Được khởi công xây dựng vào cuối năm 2008 tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải), Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ có kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á Đông kết hợp mái chùa cổ điển Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tâm linh. Du khách Nga đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ.  Du khách...

Chị Nguyễn Kim Phụng nhiệt tình với công tác xã hội

Sau khi hoàn tất công việc ở cơ quan, mặc dù hơn 11 giờ 30 phút, chị Kim Phụng không nề hà đi đến từng nhà phát cơm chay từ thiện cho các hộ nghèo, người già neo đơn trên địa bàn thành phố. Chia sẻ về việc làm của mình, chị tâm sự: Đây là những công việc thường xuyên của tôi sau mỗi giờ làm, khi thì phát cơm, lúc lại đi kết nối, trao...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm...

Bão số 7 chưa qua, biển Đông lại sắp đón bão số 8

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Cường độ bão đã giảm nhưng ảnh hưởng trên biển, ven biển và đất liền vẫn rất đáng lo ngại. Trog khi bão số 7 chưa qua, cơ quan khí tượng thuỷ...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành...

Mới nhất