Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững thách thức trong công cuộc thám hiểm đại dương sâu 

Những thách thức trong công cuộc thám hiểm đại dương sâu 


Với áp suất cực cao, môi trường tối tăm và lạnh giá, việc lặn xuống biển sâu được cho là còn khó hơn du hành vũ trụ.





Tàu lặn Titan trong phóng sự của CBS năm ngoái. Ảnh: CBS

Tàu lặn Titan trong phóng sự của CBS năm ngoái. Ảnh: CBS

Titan, tàu lặn chở 5 người tham quan xác Titanic mất liên lạc ở Đại Tây Dương hôm 18/6, là một phần trong những hoạt động cho phép du khách trả tiền để khám phá đại dương sâu – một hoạt động chỉ mới phát triển gần đây, CNN hôm 21/6 đưa tin

Dù con người đã khám phá bề mặt đại dương hàng chục nghìn năm, chỉ khoảng 20% diện tích đáy biển được lập bản đồ, theo số liệu năm 2022 của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Các nhà nghiên cứu thường nói, du hành vũ trụ còn dễ hơn lặn xuống đáy biển. Có 12 phi hành gia hoạt động trên Mặt Trăng trong tổng cộng 300 giờ, nhưng chỉ có 3 người xuống tới vực thẳm Challenger, điểm sâu nhất dưới đáy biển của Trái Đất, và thám hiểm trong khoảng 3 giờ, theo Viện Hải dương học Woods Hole. “Thực tế, chúng ta có bản đồ về Mặt Trăng và sao Hỏa còn tốt hơn bản đồ về hành tinh xanh”, tiến sĩ Gene Feldman, nhà hải dương học tại NASA, cho biết.

Việc thám hiểm biển sâu của con người bị hạn chế như vậy vì lặn xuống đại dương đồng nghĩa với bước vào một nơi có áp suất cực lớn, rủi ro cao. Môi trường tối tăm gần như không nhìn thấy gì và nhiệt độ cũng đặc biệt lạnh.

Lịch sử khám phá đại dương sâu

Chiếc tàu ngầm đầu tiên do kỹ sư Hà Lan Cornelis Drebbel chế tạo vào năm 1620, nhưng chỉ xuống tới vùng nước nông. Gần 300 năm sau, công nghệ sonar (định vị bằng sóng âm) mới bắt đầu cung cấp cho các nhà khoa học bức tranh rõ ràng hơn về đáy đại dương.

Một bước tiến quan trọng xảy ra vào năm 1960 với chuyến lặn lịch sử của tàu Trieste xuống vực thẳm Challenger, ở độ sâu khoảng 11.000 m dưới Thái Bình Dương. Từ đó đến nay, chỉ có một số ít nhiệm vụ xuống tới độ sâu như vậy và những chuyến đi này cực kỳ nguy hiểm, Feldman nói.

Theo NOAA, cứ 10 m xuống dưới bề mặt đại dương, áp suất sẽ tăng thêm 1 atm. Atm là đơn vị đo áp suất, tương đương 14,7 pound (6,4 kg) trên 1 inch vuông (6.5 cm2). Điều này đồng nghĩa, tàu xuống vực thẳm Challenger có thể chịu áp suất tương đương 50 máy bay Boeing 747 đồ sộ.

Với áp lực này, chỉ một khiếm khuyết cấu trúc nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến thảm họa. Trong chuyến lặn bằng tàu Trieste năm 1960, các hành khách Jacques Piccard và Don Walsh đã vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những sinh vật sống.





Nhà thám hiểm kiêm nhà vật lý Auguste Piccard mặc áo phao khi chui ra từ tàu Trieste sau chuyến lặn kỷ lục xuống sâu 3.150 m ngày 3/10/1953, ngoài khơi bờ biển phía tây Italy. Ảnh:

Nhà thám hiểm kiêm nhà vật lý Auguste Piccard mặc áo phao khi chui ra từ tàu Trieste sau chuyến lặn kỷ lục xuống sâu 3.150 m ngày 3/10/1953, ngoài khơi bờ biển phía tây Italy. Ảnh: Keystone/Hulton Archive

Khó khăn lớn khi lập bản đồ đáy đại dương

Con người mới chỉ nhìn thấy tận mắt một tỷ lệ rất nhỏ phần đáy, thậm chí phần giữa, của đại dương. Và cũng chỉ có một phần rất nhỏ đáy đại dương được lập bản đồ, theo Feldman. Một nguyên nhân quan trọng là chi phí. Tàu trang bị công nghệ sonar có thể đội chi phí lên rất cao. Feldman cho biết, chỉ riêng tiền nhiên liệu cũng có thể lên tới 40.000 USD mỗi ngày.

Trong kho kiến thức về biển sâu vẫn còn những lỗ hổng lớn. Trong số 2,2 triệu loài được cho là tồn tại trong các đại dương trên Trái Đất, chỉ có 240.000 loài đã được mô tả khoa học, theo dự án Ocean Census. Tuy nhiên, không thể biết chắc chắn có bao nhiêu sinh vật biển tồn tại, Feldman nhận định.

Các tiến bộ công nghệ giúp con người không cần trực tiếp xuống biển sâu để thám hiểm. Robot biển sâu, chụp ảnh độ phân giải cao dưới nước, học máy và giải trình tự ADN trong nước biển sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ và quy mô phát hiện những dạng sống mới.

“Chúng tôi có bản đồ bề mặt Mặt Trăng còn tốt hơn đáy biển vì nước biển cản trở radar và các phương pháp khác vốn dùng để lập bản đồ trên cạn. Tuy nhiên, 150 năm hải dương học hiện đại đã giúp chúng tôi hiểu hơn về nhiều khía cạnh của đại dương, ví dụ như sự sống ở đó, thành phần hóa học và vai trò trong hệ thống Trái Đất”, nhà sinh thái biển Alex Rogers, giáo sư tại Đại học Oxford ở Anh, cho biết.





Con người thám hiểm đại dương sâu  - 2

Đáy biển phủ đầy nốt mangan trong chuyến thám hiểm do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và các đối tác tổ chức năm 2019. Ảnh: NOAA

Thám hiểm đại dương sâu mang lại những gì?

“Lập bản đồ đại dương giúp chúng ta hiểu hình dạng đáy biển ảnh hưởng thế nào đến các dòng hải lưu và nơi sinh vật biển xuất hiện. Việc này cũng giúp chúng tôi hiểu được các nguy cơ địa chấn. Đó là khoa học nền tảng và có tầm quan trọng rất lớn với nhân loại”, Rogers nói thêm.

Đại dương rất giàu các loại hợp chất và việc khám phá khu vực này mang lại nhiều đột phá trong lĩnh vực y sinh học. Loại thuốc đầu tiên có nguồn gốc từ biển, Cytarabine, được phê duyệt vào năm 1969 để điều trị bệnh bạch cầu. Các chuyên gia chiết xuất loại thuốc này từ bọt biển. Nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học trong nọc độc của ốc nón giúp phát triển loại thuốc giảm đau mạnh ziconotide.

Theo giới nghiên cứu, đại dương và các sinh vật sống ở đó có thể cung cấp câu trả lời cho những thách thức y học lớn, ví dụ như tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, nghiên cứu biển cũng có thể cho biết sự sống đã tiến hóa như thế nào.

Thu Thảo (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Trở về từ Thành phố Trắng, nhóm thám hiểm mắc bệnh đáng sợ

(NLĐO) - Nhiều thành viên của đoàn thám hiểm đã bị hủy hoại khuôn mặt sau chuyến đi đến Thành phố Trắng, còn gọi là Thành phố của Thần Khỉ ở Honduras. ...

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ. ...

Rùa biển tái xuất ở vịnh Nha Trang sau nhiều năm

Dù là nơi rùa biển tìm về đẻ trứng vào mùa sinh sản, nhưng vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã vắng bóng loài động vật này nhiều năm nay. Tuy nhiên, chuyên viên Phòng Bảo tồn thuộc Ban Quản lý vịnh Nha Trang phát hiện một cá thể rùa...

Mỹ có thể đánh chìm con tàu lịch sử để tạo rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới

TPO - Một tàu biển lịch sử, từng là biểu tượng của niềm tự hào và sự xa hoa của Mỹ, có thể bị đánh chìm xuống đáy Vịnh Mexico để trở thành điểm thu hút du lịch lặn, tạo ra hàng triệu USD doanh thu du lịch. Hạt Okaloosa, bang Florida đã ký một thỏa thuận sơ bộ để đánh chìm tàu SS United States và biến nó thành rạn san hô nhân tạo lớn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hiện ra sau 400 triệu năm, quái vật nhiều chân dung gây bối rối

(NLĐO) - Quái vật Palaeospondylus được các nhóm nghiên cứu phân loại vào các nhóm trái ngược nhau, với mô tả hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. ...

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

Ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu đang thiếu hụt lao động nữ

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nữ, cần có những thay đổi mang tính hệ thống để khuyến khích phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn ở cấp đại học và thậm chí sớm hơn. Tại một triển lãm thương mại chất bán dẫn quy mô lớn diễn ra tại Tokyo tuần trước, hơn 1.000 công ty, đại diện cho gần như mọi...

Anh thử nghiệm hệ thống camera AI phát hiện… lái xe sử dụng rượu, ma túy

DNVN - Tại Anh, một hệ thống camera thông minh được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đang được thử nghiệm với mục tiêu phát hiện người điều khiển phương tiện trong trạng thái say rượu hoặc sử dụng ma túy. Theo nhà sản xuất, đây là lần đầu tiên trên thế giới...

Cùng chuyên mục

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng. Ngày 17/12, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội An toàn thông...

Điều kỳ lạ vừa xảy ra ở nơi NASA tin có sự sống ngoài Trái Đất

(NLĐO) - Một "bóng ma" bí ẩn đã xuất hiện, lan rộng rồi lại tuyệt tích sau vài năm ở thế giới sự sống tiềm năng Enceladus. ...

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

Loài bò sát 205 triệu tuổi “làm rung chuyển lịch sử tiến hóa”

(NLĐO) - Giữa các tảng đá kỷ Tam Điệp gần TP Bristol - Anh, hóa thạch một loài bò sát chưa từng được biết đến trước đây vừa được tìm thấy. ...

Thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu...

(ĐCSVN) – Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề như: Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đánh giá những kết quả đạt được thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trên các lĩnh vực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền...

Mới nhất

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? ...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. ...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành...

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ thống nhất phương án luyện tập chung về xử lý các tình huống khẩn cấp trên...

(Bqp.vn) - Sáng 17/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ khu vực 4 đã tiến hành trao đổi và thống nhất phương án luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống cháy nổ và ứng phó sự...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

(MPI) – Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025) với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã...

Mới nhất