Trang chủNewsThế giớiUkraine mất 900 xe bọc thép, New Zealand nêu quan điểm về...

Ukraine mất 900 xe bọc thép, New Zealand nêu quan điểm về Trung Quốc



Nga nói cầu nối Crimea bị bắn phá, Ukraine quan ngại về Zaporizhzhia, tàu tuần duyên Mỹ đi qua eo biển Đài Loan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(06.22) Vết thủng trên cây cầu nối giữa bán đảo Crimea với các khu vực ở vùng Kherson, Ukraine hiện do Nga kiểm soát. (Nguồn: Zuma Press)
Vết thủng trên cầu Chonhar nối giữa bán đảo Crimea với khu vực Kherson hiện do Nga kiểm soát ở Ukraine. (Nguồn: Zuma Press)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga: Ukraine bắn phá cầu nối Crimea với Kherson: Ngày 22/6, Ủy ban Điều tra Nga cho biết đêm qua, các lực lượng Ukraine đã phóng bốn tên lửa vào cầu Chonhar nối bán đảo Crimea với các phần lãnh thổ do Nga kiểm soát ở Kherson. Khu vực gọi này là một trong số ít điểm liên kết giữa Crimea với đất liền Ukraine. Trước đó, các quan chức thân Nga cho biết tên lửa Ukraine đã tấn công cầu này, làm gián đoạn giao thông và buộc các phương tiện phải chuyển hướng. (Reuters)

* Nga: Ukraine mất hơn 900 xe bọc thép trong 2 tuần: Ngày 21/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đang tổn thất đáng kể về con người và phương tiện kỹ thuật. Theo ông, Nga đã phá hủy 245 xe tăng và 678 xe bọc thép chở quân của Ukraine kể từ khi Kiev bắt đầu phản công.

Nhà lãnh đạo này cho rằng hiện VSU đang tập trung khôi phục khả năng chiến đấu, song các lực lượng của Ukraine sợ phải chịu những tổn thất mới, vì điều này có thể gây suy giảm chung khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ông cũng lưu ý rằng có rất nhiều vũ khí do nước ngoài sản xuất trong các thiết bị Ukraine bị phá hủy. Tuy nhiên, Tổng thống Nga nhấn mạnh, bất chấp những tổn thất đáng kể, khả năng tấn công của VSU vẫn chưa cạn kiệt, Ukraine vẫn còn nguồn lực dự trữ.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine 250 xe tăng, trong đó có 120 chiếc Leopard và 31 chiếc Abram và 95 chiếc xe tăng T-72 mà họ “thu thập được trên khắp thế giới”. Quan chức quốc phòng Nga cũng cho biết thêm các lực lượng nước này sẽ hoàn tất việc lập lực lượng dự bị vào cuối tháng Sáu và một quân đoàn trong tương lai gần, với các đơn vị dự kiến sẽ nhận được hơn 3.700 thiết bị. (Sputnik/TTXVN)

* Tổng thống Ukraine: Nga lên kế hoạch tấn công nhà máy Zaporizhzhia: Ngày 22/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói: “Tình báo nhận được thông tin nói rằng Nga đang xem xét kịch bản tấn công nhà máy Zaporizhzhia – hành động nhằm gây cho rò rỉ phóng xạ. Họ đang chuẩn bị cho kế hoạch đó”.

Tuy nhiên, Nga đã phủ nhận cáo buộc này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các thanh sát viên từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (IAEA) vừa có chuyến thăm nhà máy này và đánh giá cao mọi thứ.

Cùng ngày, quân đội Ukraine đã thông báo về “những thành công” trong trận chiến ở hướng Đông và Đông Nam, nơi các binh sĩ nước này đang tiếp tục chiến dịch phản công. Các lực lượng của Kiev, bắt đầu một đợt phản công quân sự chống lại lực lượng Nga trong tháng này, đang củng cố vị trí họ đạt được sau khi tấn công các làng phía Đông Nam Rivnopil và Staromayorske. (Reuters)

* WB viện trợ bổ sung 1,75 tỷ USD cho Ukraine: Ngày 21/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đăng tải thông cáo nêu rõ: “Ngân hàng Thế giới hôm nay đã công bố khoản hỗ trợ bổ sung 1,75 tỷ USD cho Ukraine. Số tiền trên bao gồm khoản cho vay trị giá 500 triệu USD do Vương quốc Anh bảo lãnh, khoản viện trợ không hoàn lại 1,25 tỷ USD từ Mỹ và 15 triệu USD do Chính phủ Phần Lan tài trợ”.

WB cho biết thêm gói hỗ trợ mới là một phần trong Dự án Chi tiêu công nhằm tăng sức chịu đựng cho các cơ quan hành chính ở Ukraine (PEACE), giúp Kiev duy trì năng lực cung cấp các dịch vụ quan trọng và các chức năng cốt lõi của Chính phủ ở nhiều cấp, bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thanh toán lương hưu, các chương trình trợ giúp xã hội và tiền lương cho người lao động. Hiện nay, tổng viện trợ của WB dành cho Ukraine đã lên đến gần 35 tỷ USD.

Bình luận về thông tin này, Giám đốc điều hành WB Anna Bjerde nói: “Sự hỗ trợ quốc tế ổn định này là điều cần thiết giúp Ukraine đáp ứng nhu cầu tài chính năm 2023… Cùng với các đối tác, chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng người dân Ukraine, hỗ trợ họ bằng tất cả các công cụ tài chính và tư vấn của chúng tôi”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Chiến dịch phản công của Ukraine: Kiev thừa nhận tiến độ ‘chậm hơn mong muốn’, Nga ‘khoe thành tích’

Nga-Mỹ

* Tòa án Nga bác kháng cáo của phóng viên Mỹ: Ngày 22/6, tòa án Nga đã bác bỏ kháng cáo của phóng viên người Mỹ Evan Gershkovich về việc giam giữ trước khi xét xử với cáo buộc làm gián điệp. Trước đó, ông đã kháng cáo quyết định của tòa án Nga về gia hạn thêm 3 tháng giam giữ ông trước khi xét xử.

Hồi tháng Ba, Phóng viên Evan Gershkovich, 31 tuổi đã bị Cơ quan An ninh Nga (FSB) bắt giữ với cáo buộc thu thập bí mật quân sự ở thành phố Ekaterinburg. Washington tuyên bố phóng viên Gershkovich bị giam giữ trái phép và yêu cầu Moscow trả tự do cho ông. Ông Gershkovich là nhà báo Mỹ đầu tiên bị bắt và giam giữ ở Nga vì cáo buộc gián điệp kể từ sau Chiến tranh Lạnh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga bắt giữ cựu nhân viên ngoại giao Mỹ

Đông Nam Á

* Indonesia dời địa điểm diễn tập quân sự ASEAN: Ngày 22/6, người phát ngôn quân đội Indonesia Julius Widjojono cho biết tập trận từ ngày 18/9-25/9 sẽ được chuyển tới trong và xung quanh đảo Batam ở cửa eo biển Malacca, biển Nam Natuna thuộc Indonesia.

Ông nêu rõ: “Cuộc tập trận này không tập trung vào chiến đấu, vì vậy sẽ phù hợp với khu vực có sự tiếp xúc trực tiếp với người dân”.

Theo Jakarta, nước Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nay, việc di chuyển địa điểm là quyết định độc lập và “không có sự can thiệp” từ các quốc gia khác. Indonesia cũng cho biết, Campuchia và Myanmar không phản hồi lời mời tham dự cuộc họp chuẩn bị cho cuộc tập trận được tổ chức vào hôm 19/6 giữa các nước ASEAN.

Trước đó, ngày 7/6 tại Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN lần thứ 20 (ACDFM-20) tại Bali, Indonesia, tư lệnh quốc phòng các nước ASEAN đồng ý sẽ tập trận chung vào tháng Chín gần quần đảo Natuna, phía Nam Biển Đông. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
ASEAN ghi nhận tín hiệu tích cực về khủng hoảng Myanmar

Nam Thái Bình Dương

* Thủ tướng New Zealand nêu quan điểm về Trung Quốc: Ngày 22/6, phát biểu về chỉ trích mới đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước thềm chuyến công du chính thức tới Bắc Kinh cuối tháng này, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins nói: “Tôi không đồng ý với điều đó. Câu chuyện về hệ thống chính trị Trung Quốc là vấn đề của người dân nước này”.

Dự kiến, ông Hipkins sẽ có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 25-30/6, dẫn đầu phái đoàn thương mại bao gồm một số công ty lớn nhất của New Zealand. Ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Cường, và Chủ tịch Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Triệu Lạc Tế. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thêm một quốc gia ‘chạm tay’ vào suy thoái

Nam Á

* Trung Quốc kêu gọi đối thoại với Chính phủ lâm thời Afghanistan: Ngày 22/6, phát biểu trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Đại sứ nước này Trương Quân cho rằng thu hút Chính phủ lâm thời Afghanistan với một thái độ thực tế là cách cơ bản để tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau và giải quyết các mối quan tâm có liên quan.

Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, cộng đồng quốc tế cần đồng thuận về xây dựng một Afghanistan hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đồng thời hy vọng có thể đối thoại và can dự để giúp Chính phủ lâm thời Afghanistan xây dựng tính toàn diện về chính trị, quản lý điều độ và xây dựng một cấu trúc chính trị cởi mở và toàn diện.

Đại sứ Trung Quốc nêu rõ: “Chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ lâm thời Afghanistan sẽ có các nỗ lực tích cực vì lợi ích của người dân, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và thực hiện quản trị nhà nước độc lập và hiệu quả, bao gồm đảm bảo hiệu quả quyền của phụ nữ đối với giáo dục và việc làm”.

Ông Trương Quân cũng lưu ý rằng để thúc đẩy đối thoại và can dự, Ủy ban Trừng phạt HĐBA LHQ cần đưa ra gói các thỏa thuận miễn trừ cho việc đi lại quốc tế của các nhân viên hữu quan trong Chính phủ lâm thời Afghanistan. (Tân Hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Iran-Afghanistan: Tehran nhận tín hiệu vui, hy vọng Taliban làm điều này

Đông Bắc Á

* Tàu tuần duyên Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan: Ngày 22/6, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết một tàu tuần tra đa nhiệm hạng nặng USCGC Stratton đã tiến hành quá cảnh “thường lệ” qua Eo biển Đài Loan, “đi qua vùng biển nơi quyền tự do trên biển và trên không theo đúng luật pháp quốc tế”, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.

Tuyên bố của Hạm đội 7 nêu rõ: “Việc tàu Stratton quá cảnh qua Eo biển Đài Loan đã chứng minh cam kết của Mỹ với một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Máy bay và tàu thuyền của chúng tôi hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép”. (Reuters)

Châu Âu

* Hải quân Nga bổ sung 44 tàu trong năm 2023: Ngày 21/6, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Evmenov cho biết trong năm nay, Hải quân Nga sẽ được tăng cường thêm khoảng 44 tàu chiến và tàu hỗ trợ. Hiện ông Evmenov vẫn chưa nêu cụ thể những tàu và tàu chiến nào được đóng. Tuy nhiên, việc đưa vào phiên chế gần 50 tàu và tàu chiến sẽ cho phép Nga tăng cường đáng kể năng lực của Hải quân.

Tư lệnh Evmenov nêu rõ tình hình mới buộc Nga phải nhanh chóng đóng mới các tàu, tàu quân sự và bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực. Ông cho hay Hải quân Nga cũng sẽ sớm đưa tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Đô đốc Kuznetsov trở lại hoạt động, song không nêu rõ thời điểm cụ thể. (Sputnik)

* Đức nêu trở ngại của Ukraine để gia nhập EU: Ngày 22/6, phát biểu bên lề Hội nghị khôi phục Ukraine ở London (Anh), Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Ukraine phải loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng có hệ thống để gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Theo bà Baerbock, Kiev đã đạt tiến bộ “đáng kinh ngạc” về cải cách, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông tự do, pháp quyền và Đức ủng hộ điều này. Tuy nhiên, Ukraine cần có nhiều bước tiến hơn nữa.

Ngoại trưởng Annalena Baerbock cũng cho rằng việc Ukraine gia nhập EU là không có gì phải nghi ngờ. Vì vậy, các khoản đầu tư của các công ty tư nhân vào việc tái thiết này đều đáng giá hơn, bởi nó sẽ góp phần giúp củng cố thị trường nội địa châu Âu. Theo bà, Ukraine có thể là một nhân tố quyết định trong việc củng cố thị trường châu Âu, “đặc biệt là thị trường năng lượng sạch”. (Die Welt)

* Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ủng hộ Hiến pháp mới: Ngày 22/6, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nhấn mạnh việc soạn thảo Hiến pháp mới của đất nước cần bắt đầu bằng “thiện chí và việc không có định kiến”.

Trước đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết Hiến pháp hiện tại, vốn được thông qua năm 1982, đã không còn phù hợp với những thách thức của thời đại, mặc dù đã có một số sửa đổi. Ông nhấn mạnh Ankara cần một bản Hiến pháp mới, coi đây là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị tham gia tích cực vào xây dựng văn bản này. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Khủng hoảng triền miên bủa vây nền kinh tế, đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ ‘quay xe’?

Châu Mỹ

* Mỹ: Nghi phạm làm rò rỉ tài liệu mật của Lầu Năm Góc chối tội: Ngày 21/6, trong phiên tòa diễn ra ngày 21/6 tại bang Massachusetts (Mỹ), Jack Douglas Teixeira, phi công Mỹ 21 tuổi, đã phủ nhận mọi cáo buộc rằng mình đã làm rò rỉ các tài liệu tuyệt mật của Mỹ qua ứng dụng Discord.

Trước đó, ông Teixeira bị bắt giữ hồi tháng Tư vừa qua và bị truy tố sáu tội danh, trong đó có cố ý tàng trữ và phát tán thông tin mật liên quan đến quốc phòng của Mỹ. Mức phạt tối đa cho mỗi tội danh này là 10 năm tù giam. Ông Teixeira đã từng làm việc toàn thời gian trong hệ thống tình báo quân sự Mỹ trước khi bị tước quyền ra vào và quyền tiếp cận các thông tin mật của Chính phủ.

Hiện hai sĩ quan chỉ huy trong đơn vị của Teixeira đã bị đình chỉ công tác. Luật sư của ông Teixeira đã từng kiến nghị tòa để thân chủ tại ngoại khi chờ xét xử, song Thẩm phán David Hennessy đã phủ quyết đề nghị này. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Báo chí Mỹ dè chừng hỏa lực phòng không của Nga

Trung Đông-Châu Phi

* Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí với lộ trình của Nga về bình thường hóa quan hệ: Ngày 22/6, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về Syria Alexander Lavrentyev nói: “Tất cả các bên (Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran) nhìn chung đã nhất trí với quan niệm về lộ trình (của Nga) về thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ và bày tỏ quan điểm cũng như đề xuất của mình. Bây giờ chúng cần được hệ thống hóa và điều phối”.

Song ông cho rằng quá trình này sẽ mất một thời gian. Quan chức Nga cũng lưu ý: “Điều quan trọng nhất là quá trình này đang được thúc đẩy và có tiến triển. Không thể trì hoãn nữa, mọi người đều nhất trí với điều này”. (Sputnik)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tọa đàm “Quy định chống phá rừng của EU

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi” Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024,...

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)”. Sáng nay, ngày 13/11, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo với...

Ecuador tạm đình chỉ Phó Tổng thống, Nga cam kết giúp châu Phi chống khủng bố

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/11.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU. Ngày 7/11, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, Liên minh châu Âu (EU) ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật đặc biệt và khuyến cáo người dùng cập nhật ngay để khắc phục nhiều lỗ hổng quan trọng.

Hướng dẫn cách tạo website nhanh chóng và chuyên nghiệp

Với 5 bước đơn giản, bạn có thể tạo ngay một website cá nhân miễn phí và chuyên nghiệp mà không cần đầu tư nhiều. Cùng khám phá cách xây dựng trang web nhé!

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Giá vàng ngừng “thoái lui”, nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 "xoay mình" bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce. Chuyên gia nhận định: "Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt".

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Mới nhất

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu...

Ba tiêm kích thế hệ năm đồng loạt xuất hiện ở Trung Quốc

TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt...

Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ

Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam. Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh nên suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’. Ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh...

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Tổng thống đắc cử Trump gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp nhau tại Nhà Trắng theo lời mời của ông Biden. Ông Trump lần đầu tới Nhà Trắng sau khi đắc cử tổng thống Mỹ Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump có cuộc gặp tại Nhà Trắng...

Mới nhất