Trang chủNewsThời sựĐại biểu: Không nên bỏ thông tin quê quán trên căn cước...

Đại biểu: Không nên bỏ thông tin quê quán trên căn cước công dân


Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng quê quán là thông tin quan trọng phản ánh nhân thân, lai lịch nên đề nghị ban soạn thảo tiếp tục thể hiện trên căn cước công dân.

Tham gia thảo luận về dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) chiều 22/6, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) băn khoăn khi dự thảo đề xuất bỏ thông tin về quê quán của công dân trên căn cước.

Theo bà, điều này không phù hợp và mâu thuẫn với chính nội dung trong Điều 3 của dự thảo, nêu định nghĩa căn cước công dân “là thông tin về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người”. “Quê quán cũng là thông tin quan trọng về nhân thân, lai lịch giúp nhận diện con người và phục vụ trong các giao dịch hàng ngày”, bà nói, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc không bỏ mục thông tin quê quán trên căn cước.





Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp). Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp). Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (nguyên Viện trưởng Huyết học truyền máu Trung ương) cho rằng thông tin về công dân như quê quán đang có ý kiến khác nhau và chưa rõ ràng.

“Ghi là quê quán, hay quê của bố nhưng bố đã xa quê gốc, thậm chí ra nước ngoài sinh sống 3-5 đời hoặc lâu hơn nữa thì ghi thế nào? Rất nhiều người lúng túng nội dung này khi khai báo cho con cháu của mình”, ông Trí nói.

Đại biểu Hà Nội đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, hướng dẫn công dân khai báo quê quán sao cho hợp lý, đúng, khoa học và thống nhất. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần ghi đủ các mục như nơi sinh, trú quán, quê quán, nguyên quán, đảm bảo thông tin rõ ràng, dễ khai, dễ quản lý.

“Lúc tôi đang còn nhỏ, các mục này đều có cả, nhưng dần dần về sau bị mất đi. Cần phải khai đủ vì 4 mục này có thể giống hoặc khác nhau, không nên rút gọn lại”, ông Trí nói.





Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Media Quốc hội

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi được Chính phủ trình Quốc hội ngày 2/6. Dự luật đề xuất trên thẻ căn cước bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng và thay thông tin quê quán thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư trú. Cải tiến này theo Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi sử dụng thẻ căn cước, hạn chế phải cấp đổi và đảm bảo tính riêng tư; thông tin người dân được khai thác qua chíp điện tử.

Thay nơi thường trú thành nơi cư trú được Chính phủ cho là phù hợp thực tiễn vì nhiều người hiện chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại. Với quy định này, tất cả người dân đều đủ điều kiện được cấp thẻ căn cước; đảm bảo quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân làm thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Việc cấp đổi thẻ căn cước thực hiện theo nhu cầu của người dân. Khi chưa có điều kiện đổi thẻ căn cước mới, công dân có thể tích hợp thông tin vào căn cước điện tử (miễn phí trên ứng dụng VNeID) để làm thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.





Đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp) tại nghị trường. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp) tại nghị trường. Ảnh: Media Quốc hội

Ý kiến khác nhau về việc đổi tên thành Luật Căn cước

Phó giám đốc Sở Tư pháp TP HCM Nguyễn Thị Hồng Hạnh đồng tình việc đổi tên dự án luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước nhằm bổ sung đối tượng điều chỉnh là người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam chưa có quốc tịch.

Theo bà, số lượng người trong diện này nhiều ở các tỉnh phía Nam, người dân không có giấy tờ tùy thân để tham gia vào các quan hệ xã hội, dân sự. Vì vậy, việc đổi tên luật là chính sách nhân văn và phù hợp, giúp người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, tìm kiếm việc làm, học tập, hỗ trợ xã hội.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp) nói Luật Căn cước công dân ban năm 2014 là văn bản pháp lý quan trọng để quản lý dân cư. Tên gọi căn cước công dân đã quen thuộc, trong sử dụng không có gì bất cập. “Đề nghị Chính phủ giải trình rõ, có tính thuyết phục cao”, ông nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị không thay đổi tên luật bởi tên hiện tại đã đầy đủ, rõ nghĩa và trong sáng.

Kết luận cuối phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết tổng hợp ý kiến thảo luận tổ, có 34 đại biểu đồng ý đổi tên thành Luật Căn cước; 3 người đề nghị đánh giá rõ tác động và 38 ý kiến đề nghị giữ tên Luật Căn cước công dân như cũ.

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 6 cuối năm 2023.


Sơn Hà



Source link

Cùng chủ đề

Có bắt buộc lấy ADN khi làm căn cước?

Ngày 27/11/2023, Quốc hội Khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước sẽ được thực hiện thế nào?Tại điểm d, khoản 1, Điều 16, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập AND, giọng nói như sau: “Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:- Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ...

Đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì?

Việc chuyển đổi từ căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân là một bước đi quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý dân cư và nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ công. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, người dân cần nắm rõ những giấy tờ cần chuẩn bị. Ngày 1/7, luật Căn cước 2023 chính thức có...

TP.HCM cấp giấy tờ tùy thân cho hàng trăm trẻ nhân khẩu đặc biệt

Theo thống kê, tính đến ngày 6-9, TP.HCM đã rà soát, xử lý cấp giấy tờ tùy thân, mã định danh cho hàng trăm trẻ có nhân khẩu đặc biệt. Trong đó giấy khai sinh đã được cấp cho 362 em; mã định danh cấp cho 344 em; đăng ký thường trú cho 201 em; cấp căn cước công dân cho 78...

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7

Xuất phát từ thay đổi tiền lương cơ sở, từ ngày 1/7 tới đây sẽ có nhiều thay đổi với chính sách BHYT mà người dân cần biết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Bella Vũ được vinh danh tại Women of the Future 50 Rising Stars in ESG

Chương trình Women of the Future 50 Rising Stars in ESG (Phụ nữ tương lai - 50 ngôi sao mới ở các lĩnh vực môi trường - xã hội - quản trị) vừa công bố danh sách 50 người được vinh danh năm 2024. Bella Vũ (tên thật Vũ Huyền Diệu) là người Việt Nam duy nhất vinh dự có mặt trong danh sách này. Bella Vũ cũng xem đây là cơ...

Bộ TT&TT đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (cơ quan chủ quản của Tạp chí Môi trường và Đô thị) về việc dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam. ...

Cuộc đua marathon, bước chân mở đường và dấu ấn lịch sử trên đất Ả Rập

(Dân trí) - "Máu lửa", "chạy đua" là điều Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh để khích lệ việc thúc đẩy hợp tác. Nhờ đó, 6 ngày công du ở 3 nước Trung Đông của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử.   Trong tâm trí nhiều người, vùng đất Ả Rập chỉ có nắng, gió, cát vàng cùng những câu chuyện huyền thoại trên sa mạc rộng lớn. Nhưng ngày nay, các quốc gia...

Ukraine tung “cú đấm thép” ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Ukraine tung 'cú đấm thép" ở Kursk; Ukraine tố Nga không kích xuyên đêm vào Kiev... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11. Ukraine phải điều "quân tinh nhuệ" giải cứu sĩ quan Mỹ? Bộ Quốc phòng Nga vừa qua cho biết, quân Ukraine đã xâm nhập vào lãnh thổ vùng Kursk tiếp tục hứng chịu thất bại; Lữ đoàn 47 của quân đội Ukraine được điều...

Cùng chuyên mục

Lãng phí đất đai đang để ‘đất khóc người than’

Địa phương rất tích cực triển khai các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng lại gặp nhiều rào cản, trở lực để "đất khóc, người than". Sáng 4/11, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề phòng, chống lãng phí. Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) khẳng định, cần sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã...

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Văn Quan (Lạng Sơn): Ghi dấu trên những công trình cơ sở hạ tầng

Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km,...

ĐBQH: Chống lãng phí, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mai Thị Phương Hoa, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua, đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình. Ngày 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh...

‘Sập bẫy’ lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

Nhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một cụ bà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng. Ngày 4/11, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng ngân hàng Vietinbank kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo qua điện thoại tinh vi, giúp cụ bà H.T.H.H. (ngụ phường Hiệp Hoà, TP Biên Hoà) tránh mất 380 triệu đồng. Theo thông tin...

Lo ngại hệ lụy từ tình trạng cán bộ coi nhẹ việc chống lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội. ...

Mới nhất

Công cụ mới giúp khôi phục hệ sinh thái biển

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Flinders, Úc vừa công bố một công cụ trực tuyến mới hỗ trợ các nhà quản lý và chuyên gia lĩnh vực biển trong việc tăng cường khả năng phục hồi của các loài sinh vật hình thành môi trường sống ở biển.  ‘Reef Adapt’ khai thác dữ liệu di truyền từ nhiều...

Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành...

(MPI) – Ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức Chung khảo Hội thi "Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính", với sự tham gia của 14 đội thi đến từ các công đoàn ban, bộ, ngành Trung ương và Công đoàn Viên...

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

Tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện,...

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề...

Nỗi lo đột quỵ trẻ hóa tại miền Tây, người dân cần hiểu đúng và đủ về bệnh lý này

Những năm gần đây, khu vực miền Tây với tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa gióng lên hồi chuông báo động người dân cần trang bị hiểu biết về...

Mới nhất