Ăn vịt Tết Mùng Năm


Nhớ năm ấy nhà chuyển hướng không ăn vịt cỏ mà dùng vịt xiêm. Mạ góa con côi, mạ phải kiêm luôn phần chọc tiết, nhổ lông vịt, mổ thịt… So với vịt cỏ, con vịt xiêm to khỏe hơn hẳn. Mạ chọc tiết rồi mà vịt ta vẫn vùng dậy chạy quanh nhà, máu me đầm đìa thật đáng sợ. Chưa hết, đem trụng nước sôi để nhổ lông, trú trớ thế nào, chú vịt xiêm đạp tung tóe. Mạ bị bỏng, không chỉ ở tay chân mà còn bị luôn ở mặt. May mà không quá nặng nhưng buổi trưa Mùng Năm hôm đó, miếng thịt vịt xiêm nhà tôi dai cứng và chán ngắt.

Tết Mùng Năm còn có tên là tết Đoan Ngọ, hay tết Đoan Dương, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Lúc còn nhỏ tôi cứ băn khoăn khi nghe ngoại bảo là ta ăn tết Mùng Năm theo người Tàu gắn với cái chết của nhà thơ Khuất Nguyên. Vậy nhưng, tôi lại thấm thía khi có ai đó gọi đây là cái “tết diệt sâu bọ” với ý nghĩa đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Mùng 5 tháng 5 Âm lịch là thời điểm miền Trung và Huế mình nắng gắt. Gieo cấy vụ mùa cơ bản xong xuôi. Đó là lúc cây lúa ngoài đồng bén rễ, và hơn lúc nào hết, luôn cần tới sự chăm sóc của nông phu. “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Cây lúa lên xanh và sâu bọ cũng theo đó mà sinh sôi, phá hoại. Vậy nên, ăn tết Mùng Năm là để bước sang giai đoạn mới, tập trung chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh.

Có lắm chuyện để nhớ về Tết Mùng Năm. Không tính ăn uống, còn nữa với nào chuyện hái lá Mùng Năm với niềm tin bất kỳ loại lá cây nào cũng trở thành vị thuốc quý. Lá Mùng Năm mọc quanh nhà chứ không khó tìm như lá diêu bông mà vị nhạc sĩ nào đó từng sáng tác. Nào là tìm bắt con thằn lằn. Mùng Năm lạ lắm, thằn lằn với côn trùng trong nhà chạy trốn đâu mất tiêu, tìm hoài không ra, trong khi đó ngày thường nhiều vô số còn chạy cắn đuôi nhau trên tường nhà. Vậy nên, nếu giữa trưa Mùng Năm mà bắt được con thằn lằn thì hơn cả… trúng số. Bỏ nó vào chậu thau, đổ nước và bê ngay ra giữa sân tắm còn có tác dụng hơn cả lá Mùng Năm. Đó là tôi nghe người ta bảo thế.

Trở lại với chủ đề chính là bữa ăn trưa Mùng Năm. Đúng nghĩa bữa cơm Mùng Năm, phải có thịt, chè (chè kê ăn kèm bánh tráng), bánh tro, xôi, cây trái và cả đồ uống. Xưa ở làng, nhà nào dù khó khăn đến mấy cũng không thể thiếu món thịt vịt đã từng làm khổ mạ tôi. Lại nhớ dạo ấy, từ con vịt nhà nuôi, mạ tôi chế biến ít nhất được 3 món: Thịt vịt luộc (chấm nước mắm gừng), thịt vịt nấu cháo và thịt vịt kho. Sau này nhà có dâu rể, có thêm món tiết canh vịt. Còn nữa, bữa cỗ Mùng Năm đầy đủ và sang trọng còn có thêm món thịt vịt quay, gỏi vịt, vịt tiềm thuốc Bắc…

Vịt tên trong sách thuốc cổ là “Gia Áp”, có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Vào ngày Tết Mùng Năm, khí trời nóng nực, nhiệt độ cao. Thịt vịt theo Đông y lại có tính chất mát, ngọt, có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều. Vậy nên, chọn vịt làm thức ăn là không có chi bằng. Đó là món ăn có thể để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống, ăn vịt để xả xui.

Vịt nhà theo kiểu “tự cung tự cấp” dù béo, nhưng vẫn không ngon bằng vịt chạy đồng. Đó mới đích thị là vịt Mùng Năm. Bao quanh làng tôi ở Hương Thủy là những cánh đồng làng. Chừng một tuần trước ngày Mùng Năm ở chợ làng là chợ Hôm quê tôi đã rộn ràng tiếng vịt kêu, đó là lúc các chủ vịt “xả hàng”. Mấy tháng liền chăn thả trên đồng, đến thời điểm này, con vịt trở nên béo hơn và chắc hơn và không còn mùi hôi nữa. Đặc biệt, thịt thơm lừng và đầy chất, vì no tròn bởi lúa rơi vãi, ốc, cua và cả cá tép giao thời mùa gặt.

Tết Mùng Năm đang đến rất gần. Cùng với bao gia đình ở phố rạo rực về quê, cùng mạ ăn bữa cỗ Đoan Ngọ thật vui vẻ, tôi chợt xốn xang khi nghe ai đó hỏi nhau “Đã mua vịt Mùng Năm chưa?” 



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghệ An: Hoàn thành đại dự án từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719- Vấp nhiều cái khó

Công trình “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương” là dự án mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đại dự án này khó hoàn...

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Tuổi Trẻ làm cầu nối tân sinh viên nghèo với xã hội nhân ái

Tối 17-11, Thành Đoàn TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ đã trao học bổng Tiếp sức đến trường tại TP.HCM, tổng kết hành trình tiếp sức cho 1.334 tân sinh viên nghèo khó 63 tỉnh thành cả nước năm 2024. ...

Hội tụ tinh hoa khoa học thế giới tại VinFuture 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 đến 7-12 tại Hà Nội với tâm điểm là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc. ...

Thụy Điển phát triển kháng thể có tiềm năng điều trị ung thư

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Uppsala và Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Thụy Điển đã phát triển một kháng thể mới có khả năng điều trị nhiều loại ung thư khác nhau. Theo GlobalData, với phương pháp mới,...

Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê

(MPI) - Ngày 13/11/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BKHĐT quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo đó, Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê nhằm thu thập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Những “lời ru buồn” trên rẻo cao

Những “lời ru buồn” Theo chân một cán bộ Phòng Dân tộc huyện A Lưới, chúng tôi đến gặp một cặp tảo hôn mới làm đám cưới đầu năm nay, đó là T.X.N. (dân tộc Pa Cô, sinh năm 2004, ở xã Trung Sơn, huyện A Lưới) và N.T.H.M. (dân tộc Vân Kiều, sinh năm 2007, ở huyện Phong Điền). Theo lời kể của N., em bỏ học từ năm lớp 9, ở nhà phụ giúp bố mẹ công việc...

Đưa văn hóa truyền thống người Pa Hy vào khai thác du lịch

Chiêu đãi "món mới" Lần thứ hai đến với điểm du lịch sinh thái thượng nguồn Ô Lâu (Hầm Heo), xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, thật bất ngờ khi chúng tôi được đón tiếp bằng những điệu múa, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn đặc trưng do những người đồng bào dân tộc Pa Hy của bản Khe Trăn biểu diễn. Điểm du lịch thượng nguồn Ô Lâu được biết đến đã nhiều năm. Tuy nhiên, thu hút được nhiều...

“Mạ già lút cút lui cui”

Quyển sách thơ nhỏ thôi, những đóa hồng vàng nổi bật trên nền bìa màu xanh là món quà quý mà chị nhận được từ vị Tỳ Khưu đáng kính, sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh - chùa Huyền Không Sơn Thượng. Đã bao lần, những lúc nhớ mạ, chị lại mở quyển thơ này, đọc lại những bài thơ ngắn của Thầy và lòng được an ủi rất nhiều về nỗi nhớ. “Con muốn nói với mẹ/ Một...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Những cô giáo yêu nghề, mến trẻ

Cô giáo Quách Thị Hồng Nhiệm vào ngành Giáo dục năm 2019, hiện là Tổ trưởng chuyên môn Trường Mầm non xã Trung Bình (huyện Trần Đề). Được phân công dạy lớp mầm, cô giáo Nhiệm luôn ý...

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền...

Khám phá Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu

Cách thành phố biển Phan Thiết khoảng 30km về phía nam là Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu - huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Bưng Thị - khu vực có nhiều điều kì thú thuộc khu bảo tồn này - là đích đến của chúng tôi trên hành trình đi bằng xe máy khám phá cảnh quan...

Bão Man-yi vào Biển Đông, trở thành bão số 9

(ĐCSVN) – Sáng nay, bão Man-yi đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành bão số 9 trong năm 2024. Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ thời tiết có mưa, Nam Bộ ngày nắng. ...

Mới nhất

Sài Gòn trong tôi

Vươn xa, nhìn gần