Đây được coi là bước tiến lớn đối với hiệp ước có tính “lịch sử” với môi trường thế giới sau hơn 15 năm thảo luận.
Một vùng biển. Ảnh: Americanoceans.
Mục tiêu của Hiệp ước này là thiết lập một khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường tới các vùng biển quốc tế. Hiện các vùng biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia nào chiếm hơn 60% diện tích các đại dương trên thế giới.
Hiệp ước cũng đưa ra các yêu cầu để thực hiện các nghiên cứu tác động môi trường tới các vùng biển quốc tế, từ đánh bắt cá và vận tải hàng hải đến những mục tiêu gây tranh cãi hơn, như khai thác mỏ dưới biển sâu. Hiệp ước cũng thiết lập các nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ “nguồn gen biển” tại các vùng biển quốc tế, một điểm mấu chốt gây tranh cãi nhất trong suốt quá trình đàm phán đến nay.
Sau khi Liên Hợp Quốc thông qua, Hiệp ước quốc tế về “Đa dạng sinh học ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia” cần được ít nhất 60 quốc gia thành viên phê chuẩn để có hiệu lực thi hành./.
Mỹ Hà/VOV1