Trang chủNewsThế giớiTại sao Đức trì hoãn công bố Chiến lược Trung Quốc?

Tại sao Đức trì hoãn công bố Chiến lược Trung Quốc?


Vòng tham vấn chính phủ Đức-Trung Quốc lần thứ 7, diễn ra vào ngày 20/6, bị phủ bóng bởi xung đột ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Berlin về một loạt vấn đề, từ việc Trung Quốc duy trì quan hệ thân thiện với Nga bất chấp cuộc chiến ở Ukraine đến căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Và sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa Trung Quốc và Mỹ – một đồng minh của Đức – chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình.

“Cùng nhau hành động bền vững” là phương châm của vòng tham vấn chính phủ Đức-Trung Quốc lần thứ 7, có sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) và một số thành viên trong Nội các của ông.

Nhưng cảm giác về sự hợp tác giữa Đức và Trung Quốc ngày càng nhạt hơn trong khi cảm giác căng thẳng vẫn thường trực.

Điều này thể hiện rõ trong cuộc gặp gần đây giữa Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore sau khi có thông tin cho rằng các cựu sĩ quan Không quân Đức có liên quan đến một chương trình đào tạo phi công Trung Quốc. Ông Pistorius tuyên bố điều này nên kết thúc ngay lập tức.

Ông Thorsten Benner, Giám đốc Viện Chính sách Công của Đức (GPPi) – một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Berlin, nói với DW rằng đó là “dấu hiệu cho thấy chúng ta phải cảnh giác vì Bắc Kinh đang tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận các công nghệ hoặc khả năng quan trọng, nhằm củng cố cơ sở công nghiệp và quân sự của chính họ”.

Vừa là đối tác, vừa là đối thủ

Xung đột giữa Bắc Kinh và Berlin ngày càng gia tăng về nhiều vấn đề, từ việc Trung Quốc tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” với Nga bất chấp cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, đến căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan và vấn đề với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Và sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ, một đồng minh của Đức, chỉ càng làm tình hình thêm bết bát.

Thế giới - Tại sao Đức trì hoãn công bố Chiến lược Trung Quốc?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại Berlin, ngày 19/6/2023. Việc ông Lý Cường chọn Đức cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa nền kinh tế đầu tàu châu Âu và gã khổng lồ châu Á. Ảnh: DW

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức trong năm thứ 7 liên tiếp vào năm 2022. Kim ngạch thương mại song phương lên tới khoảng 300 tỷ Euro, tăng khoảng 21% so với năm 2021, theo dữ liệu từ cơ quan thống kê của Đức (Destatis). Ngoài ra, thâm hụt thương mại của Đức với Trung Quốc lên tới 84 tỷ Euro năm ngoái.

Các tài liệu chính thức của Đức đồng thời gọi Trung Quốc là “đối tác”, “đối thủ cạnh tranh” và “đối thủ chiến lược”. Chính phủ Đức từng nhấn mạnh khía cạnh hợp tác – như các cuộc tham vấn song phương diễn ra kể từ năm 2011 đã chứng minh. Hình thức đối thoại cấp cao này chỉ được tiến hành với những đối tác đặc biệt thân thiết.

Năm 2014, mối quan hệ này thậm chí còn được nâng lên thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Nhưng kể từ đó, tâm trạng ở Berlin và các thủ đô khác của EU đối với Trung Quốc đã chuyển xấu: Đối tác đã chuyển sang thành đối thủ chiến lược.

Tuần trước, Chính phủ Đức đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, nhấn mạnh sự thay đổi trọng tâm của Berlin từ lợi ích kinh tế sang địa chính trị kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trong bản tài liệu chiến lược, Đức sử dụng ngôn từ thẳng thừng về đối tác thương mại hàng đầu của mình.

“Trung Quốc đang cố tình sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để đạt được các mục tiêu chính trị”, tài liệu này cho biết, đồng thời thừa nhận Trung Quốc vẫn là một đối tác mà thế giới cần để giải quyết các thách thức và khủng hoảng toàn cầu.

Các nhà phân tích lưu ý rằng chiến lược này không ưu tiên chống lại mối đe dọa nào hoặc ngăn chặn bất kỳ bất ngờ lớn nào. Nó cũng bỏ qua một số vấn đề lớn, chẳng hạn như Đài Loan, và không thành lập một Hội đồng An ninh Quốc gia để giúp thực hiện nó.

“Đây là một thay đổi lớn đang được chúng tôi thực hiện ở Đức trong cách chúng tôi xử lý chính sách an ninh”, chuyển từ chiến lược quân sự sang khái niệm an ninh tổng hợp, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết tại buổi trình bày tài liệu, đồng thời bổ sung thêm rằng một bản chi tiết về Chiến lược Trung Quốc do chính phủ của ông soạn thảo sẽ sớm được công bố.

Tham vấn là quan trọng

Việc trì hoãn công bố chiến lược cụ thể của Berlin đối với Bắc Kinh – do có sự khác biệt về quan điểm trong liên minh cầm quyền – sẽ thuận lợi hơn cho các cuộc đàm phán song phương như vòng tham vấn liên chính phủ lần thứ 7 này, ông Eberhard Sandschneider, Giám đốc Viện Nghiên cứu của Hiệp hội Chính sách Đối ngoại Đức, cho biết.

“Nếu bây giờ có một tài liệu chỉ trích Trung Quốc quá mức, rất có khả năng Bắc Kinh – với sự kiêu hãnh của mình – sẽ hủy bỏ hoàn toàn các cuộc tham vấn”, ông Sandschneider nói. “Việc có những bất đồng nội bộ trong Chính phủ Đức là một bí mật mở. Người Trung Quốc cũng biết điều đó”.

Thế giới - Tại sao Đức trì hoãn công bố Chiến lược Trung Quốc? (Hình 2).

Từ trái sang: Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Christian Lindner, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser, trong lễ công Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên, ngày 14/6/2023. Ảnh: Bloomberg

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì các cuộc tranh luận đang diễn ra công khai, đặc biệt là giữa Đảng Xanh có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Scholz tập trung nhiều hơn vào lợi ích kinh tế.

Ví dụ, trong khi Ngoại trưởng Annalena Baerbock của Đảng Xanh tìm cách công khai “đấu” với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương khi bà đến thăm Bắc Kinh vào tháng 4, thì phe bảo thủ của SPD đã xuất bản một tài liệu lập trường kêu gọi chính sách phải thực dụng hơn là thù địch.

Mặc dù có những khác biệt lớn giữa bà Baerbock và ông Scholz, và rằng cách tiếp cận hiện tại của Đức đối với Trung Quốc được đặc trưng bởi chính trị đảng phái, bà Pongratz của Viện Mercator nói, “nếu các vị lắng nghe kỹ, các vị sẽ thấy rằng có những khác biệt về giọng điệu nhưng thông điệp không khác nhau lắm”.

Vì ông Scholz sẽ chủ trì vòng tham vấn vào ngày 20/6 nên có thể thấy chủ nhà Đức có giọng điệu thân thiện hơn với các vị khách đến từ Trung Quốc.

Ông Sandschneider không cho rằng sẽ có bất kỳ kết quả cụ thể nào, nhưng theo ông, điều quan trọng là các cuộc đàm phán phải được tổ chức, đặc biệt là sau 3 năm không có cuộc đàm phán mặt đối mặt quy mô lớn nào giữa Đức và Trung Quốc.

“Tôi đồng ý với các đồng nghiệp Trung Quốc mà tôi đã trò chuyện cùng”, ông nói. “Đã đến lúc các quan chức hai bên gặp lại nhau, và không chỉ trong các phiên họp chính thức, mà còn trong những tiếp xúc cá nhân với nhau bên lề cuộc tham vấn. Điều đó sẽ làm thay đổi bầu không khí”.

Minh Đức (Theo DW, Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Quốc phòng Đức bác bỏ đề xuất lập “vùng cấm bay” ở Ukraine

Ý tưởng về vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine không được xem xét vì điều đó có nghĩa là NATO sẽ bị cuốn vào các hoạt động thù địch, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết hôm 21/5. “Việc thiết lập vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine sẽ giống như tham gia vào chiến sự, đó là lý do tại sao chúng tôi không xem xét điều đó”, ông Pistorius được hãng Reuters dẫn...

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Ukraine sẽ nhận được 3 Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) từ kho dự trữ của Mỹ và Đức sẽ đứng ra thanh toán, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết hôm 9/5. Ông Pistorius, người tiết lộ kế hoạch trên sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc, cho biết ý tưởng này xuất hiện trong thời gian chờ đợi kéo dài về...

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng Nga đang sản xuất nhiều vũ khí hơn mức cần thiết để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình công cộng ARD hôm 24/4, ông Pistorius được hỏi liệu ông có đồng tình với đánh giá của các nước vùng Baltic rằng Nga có thể sẵn sàng tấn công lãnh thổ NATO trong vài...

Đức “đại tu” lực lượng vũ trang

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 4/4 trình bày kế hoạch tái cơ cấu các lực lượng vũ trang của quốc gia Tây Âu – một thành viên chủ chốt của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương NATO và Liên minh châu Âu (EU). Phát biểu tại cuộc họp báo được phát trực tiếp, ông Pistorius cho biết, khả năng phòng thủ của Bundeswehr (Các lực lượng vũ trang Đức hay Quân đội Đức)...

Đức lần đầu triển khai quân thường trực ở nước NATO kể từ Thế chiến II

Trong bối cảnh các đồng minh NATO tiếp tục từ chối lời kêu gọi gửi quân bộ binh vào Ukraine, khoảng 5.000 binh sĩ Đức đang chuẩn bị chuyển đến Litva (Lithuania) vào năm 2027. Đây là một động thái lịch sử, chứng kiến đợt triển khai thường trực đầu tiên của Quân đội Đức (Bundeswehr) kể từ Thế chiến II. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đến Bavaria thăm các quân nhân, những người sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Mới nhất

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Mới nhất