Đi bằng đầu ngón chân: Vấn đề về não, cơ
Có thể do gân gót chân quá ngắn, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về cơ như hội chứng bại não hoặc loạn dưỡng cơ. Bại não ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ. Loạn dưỡng cơ gây suy nhược dần dần và mất khối lượng cơ. Đi bộ bằng ngón chân cũng phổ biến ở trẻ tự kỷ.
Bước cao chân: Rối loạn thần kinh, cơ
Bước đi như leo cầu thang vô hình có thể do tổn thương dây thần kinh ở chân hoặc rối loạn thần kinh, cơ, não hoặc cột sống như chứng loạn dưỡng cơ hoặc bệnh đa xơ cứng.
Đi chậm hơn trước đây: Bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học cho biết những thay đổi về tốc độ đi bộ theo thời gian có thể là một cách để dự đoán bệnh Alzheimer hay các vấn đề về trí nhớ. Nếu bị bệnh Alzheimer, thì khi bệnh càng nặng, người đó càng đi chậm.
Đi lắc lư: Chấn thương não
Nếu không phải do rượu, cần phải đi bác sĩ kiểm tra đầu. Va chạm vào đầu có thể gây tổn thương não nhẹ khiến đầu lắc lư trong một thời gian. Đặc biệt, điều này phổ biến ở những người chơi các môn thể thao tiếp xúc.
Kéo lê chân: Bệnh Parkinson
Bước chân chậm chạp, rời rạc – đặc biệt là ở nam giới trên 60 tuổi – có thể là dấu hiệu cho thấy não đang gặp khó khăn trong việc truyền tín hiệu “di chuyển” đến cơ chân. Bước đi xiêu vẹo trong tư thế cúi gập người hoặc không cử động cánh tay thường được gọi là “dáng đi của người bệnh Parkinson”, theo WebMD.
Dáng đi cứng đơ, vặn vẹo, không vững: Bệnh đa xơ cứng
Người bệnh này có thể bước đi cứng nhắc, thường bị mất thăng bằng. Đầu gối có thể bắt chéo khi đi – gọi là “cắt kéo”. Hoặc có thể mất cảm giác ở bàn chân, làm cho người bệnh khó nhận biết được vị trí của sàn nhà.