Trang chủNewsNhân quyềnXây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở...

Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế


hue-1.jpg
Ông Dương Đình Luân

PV: Thưa ông, Thừa Thiên – Huế là địa phương có nhiều tôn giáo hoạt động. Ông có thể khái quát về tình hình tôn giáo tại Thừa Thiên – Huế hiện nay?

Ông Dương Đình Luân: Thừa Thiên – Huế là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, là trung tâm tôn giáo của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, có 4 tổ chức tôn giáo hoạt động trên địa bàn gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 60% dân số toàn tỉnh; với 693 cơ sở tôn giáo, 1.653 chức sắc, 2385 chức việc.

Đời sống tâm linh là một bộ phận cấu thành những nét đặc trưng của văn hoá Huế, nên sinh hoạt tôn giáo là một nét đậm trong đời sống văn hoá tinh thần của phần đông người dân xứ Huế. Tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang giữ vai trò quan trọng, chi phối và ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của đa số nhân dân trong tỉnh.

Sinh hoạt tôn giáo trong những năm qua có chiều hướng phát triển. Số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng nhiều; các hoạt động thuần túy tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng. Chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cùng nhau đoàn kết, chung sức, chung lòng tham gia các phong trào ích nước lợi dân vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

hue-2.jpg
Các tôn giáo tại Huế đồng hành cùng người dân nghèo

PV: Với hoạt động tôn giáo phong phú như vậy việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc có đặc điểm gì nổi bật, thưa ông?

Ông Dương Đình Luân: Với đường hướng hành đạo: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Công giáo, “Sống Phúc âm, Phụng sự Thiên chúa, Phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” của Tin lành, “Nước vinh, Đạo sáng” của Cao Đài… thì trong thời gian qua, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Cụ thể, cộng đồng các tôn giáo đã tham gia có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên – Huế “Sáng – Xanh – Sạch, không rác thải”, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, mô hình “Tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn”, “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”…; thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động xã hội như: giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện nhân đạo; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, vận động ủng hộ bão lụt, phòng chống dịch Covid-19 với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng…. Các hoạt động trên đã phát huy được những phẩm chất cao quý, tình yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước trong các chức sắc, chức việc, đồng bào các tôn giáo, thể hiện việc hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của một tín đồ tôn giáo và trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

Có thể nói, tình hình tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, hoạt động của các tổ chức tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật. Quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền các cấp ngày càng tốt hơn, gần gũi và hợp tác chặt chẽ. Phần lớn tín đồ, chức sắc phấn khởi trước những thành tựu của đất nước và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; tích cực xây dựng cuộc sống hài hòa “tốt đời – đẹp đạo”, đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần sớm đưa Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

hue-3.jpg
Các tôn giáo hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19

PV: Để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong tôn giáo, theo ông thời gian tới tỉnh cần có những nhiệm vụ, giải pháp nào ?

Ông Dương Đình Luân: Là một tỉnh phần lớn nhân dân có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, nên các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh xác định đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cốt lõi công tác vận động quần chúng là công tác tôn giáo vận, trong những năm qua công tác vận động giáo hội, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo luôn được quan tâm, với những việc làm thiết thực và hiệu quả đã góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Để tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo chung sức, chung lòng, đồng hành cùng địa phương xây dựng quê hương Thừa Thiên – Huế ngày càng giàu đẹp, thời gian tới tỉnh nhà quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau.

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch; thường xuyên quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong chức sắc và tín đồ các tôn giáo.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo ngay từ khi phát sinh, không để diễn biến kéo dài, tạo thành điểm nóng tôn giáo.

hue-4.jpg
Thu gom ve chai, tạo quỹ giúp người nghèo

Ba là, tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo trong việc vận động tín đồ thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện… góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

Bốn là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan thường xuyên tiếp xúc, tăng cường đối thoại, lắng nghe, tìm hiểu để nắm chắc tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn để tập hợp đầy đủ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các tôn giáo. Qua đó, giải quyết hợp lý, hợp tình những nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc và tín đồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo tổ chức các hoạt động thuần túy tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách về tôn giáo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Năm là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ không chuyên trách, lực lượng tư vấn, cộng tác viên, thu hút người tiêu biểu trong các tôn giáo tham gia công tác tôn giáo của Mặt trận ở các cấp và có cơ chế, chính sách phù hợp từng điều kiện của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho chức sắc, tu sỹ tiến bộ tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời.

PV: Xin cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. Ngày 19-12, lãnh đạo Ban đào tạo và công tác sinh viên (Đại học Huế) cho biết...

Ghép tủy đồng loại cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh

Ngày 19/12, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các y, bác sĩ vừa tổ chức lễ ra viện cho hai ca ghép tủy đồng loại cho cháu bé tan máu bẩm sinh là H.A.D. (38 tháng tuổi, quê Quảng Trị) và Đ.M.A.T. (10 tuổi, quê TP Đà Nẵng). Theo đó, bệnh nhi H.A.D được phát hiện bệnh alpha-thalassemia cách đây khoảng một năm và phải nhập viện truyền máu hàng tháng. Sau khi xét nghiệm, cháu...

Bắt nhóm thanh thiếu niên tụ tập dùng ma tuý, tàng trữ vũ khí ở Huế

Ngày 19/12, thông tin từ Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ nhóm 11 thanh thiếu niên có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ và dương tính với ma tuý. Đáng chú ý phần lớn trong số này là các thiếu nữ có độ tuổi còn rất trẻ. Danh tính nhóm người bị phát hiện, bắt giữ gồm Trần Thị Thủy T....

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Khởi tố Giám đốc trung tâm thuộc Sở KH&CN Thừa Thiên – Huế và hai thuộc cấp

Ngày 18/12, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thi hành quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ba người là lãnh đạo và nhân viên thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ (thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế).Người bị khởi tố là Lê Đình Hoài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ An năm thứ 3 liên tiếp lọt tốp 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước

Theo số liệu thống kê, từ tính từ đầu năm nay đến hết tháng 11/2024, Nghệ An thu hút được 15 dự án mới với số vốn đăng ký 691,5 triệu USD và điều chỉnh vốn cho 12 dự án với tổng số vốn 877,16 triệu USD; ngoài ra có 1 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị 0,04 triệu USD đưa tổng số vốn FDI vào Nghệ An đạt 1,5687 tỷ USD. ...

Hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch

Sáng 19/12, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây chỉ kết quả bước đầu và đề nghị trong thời gian tới, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát xem cái gì còn là “điểm nghẽn”, còn khó khăn,...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường cho Đại sứ Úc tại Việt Nam

(TN&MT) - Bày tỏ lòng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của Ngài Đại sứ, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao tặng Đại sứ Andrew Goledzinowski Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường về những đóng góp quý báu của đại sứ cho ngành. ...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. ...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Mới nhất

Một địa phương thí điểm cho học sinh học 5 ngày/tuần, nghỉ học thứ bảy

(NLĐO)- Tỉnh Phú Thọ thực hiện thí điểm đối với học sinh khối 6, 7, 8, 10, 11 ở một số trường từ học kỳ 2 năm...

Ông Putin khen tên lửa Oreshnik, thách đấu hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ

Tại cuộc họp báo cuối năm ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được câu hỏi về tên lửa thử nghiệm mới Oreshnik mà quân đội Nga sử dụng trong cuộc tấn công vào miền đông Ukraine tháng trước.“Oreshnik là loại vũ khí tiên tiến và rất mới”, ông Putin ca ngợi, đồng thời thừa nhận tuyên bố...

Chê quân ‘nội địa’, Indonesia muốn nhập tịch sao Serie A về dự bị

Theo Bola, Emil Audero là cái tên đáng chú ý tiếp theo mà Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) nhắm đến để tăng cường lực lượng. Thủ môn này đang khoác áo câu lạc bộ Como tại Serie A, từng khoác áo các đội tuyển trẻ Italy.Emil Audero có quốc tịch Italy nhưng sinh ra tại Indonesia, có...

Học sinh ở Phú Thọ được nghỉ thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy. Cụ thể, việc thí điểm trên được áp dụng với khối 6, 7, 8 cấp THCS và khối 10, 11 cấp THPT. Sẽ có 14 trường THPT tại 13 huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ...

Mới nhất