Trang chủNewsThời sựQuốc hội chốt áp giá trần vé máy bay, sách giáo khoa

Quốc hội chốt áp giá trần vé máy bay, sách giáo khoa


Chiều 19/6, Quốc hội thông qua Luật Giá (sửa đổi) với 459 đại biểu tán thành (đạt tỉ lệ 92,91%). Luật Giá sửa đổi với 8 chương 75 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có báo cáo lý giải việc chưa bỏ khung giá và để mặt hàng này theo cơ chế thị trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa (vé máy bay) đa số  ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ: Nhà nước định giá tối đa (giá trần) để đảm bảo lợi ích nhân dân; có ý kiến đề nghị nên bỏ quy định về khung giá.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường hàng không còn mang tính cạnh tranh hạn chế; việc thúc đẩy các loại hình vận tải phát triển đồng bộ, hiện đại còn phải phấn đấu, đặc biệt là khi đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao chưa được triển khai, vận hành; khi chưa đánh giá được tác động và hệ quả của việc bỏ quy định về giá trần.

Việc này để một mặt đảm bảo quyền chủ động của các hãng hàng không, song mặt khác vẫn bảo vệ quyền lợi của người dân thì Nhà nước vẫn cần giữ quy định giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa với tính chất là công cụ quản lý Nhà nước về giá nhằm bảo đảm trách nhiệm của Nhà nước trong ổn định thị trường, giữ được cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Sự kiện - Quốc hội chốt áp giá trần vé máy bay, sách giáo khoa

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giá (sửa đổi).

Trên cơ sở căn cứ bối cảnh thực tế, nghiên cứu thận trọng các luồng ý kiến khác nhau, dựa trên nguyên tắc quyết định theo đa số, tại thời điểm hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép quy định giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không nội địa.

Về ý kiến đề nghị quy định khung giá đối với sách giáo khoa (quy định cả giá sàn), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo Luật Giá hiện hành, sách giáo khoa không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá.

Tuy nhiên, từ Quốc hội khóa XIV đến nay, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Nhà nước cần kiểm soát giá mặt hàng này nhằm bảo vệ lợi ích người dân, tránh tác động tăng giá từ các nhà xuất bản.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo quy định giá trần và không quy định giá sàn đối với mặt hàng này, vì sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, đối tượng tiêu dùng rất lớn, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến số đông người dân, trong đó có người thu nhập thấp.

Hiện nay, trong phương pháp tính giá sách giáo khoa, các nhà xuất bản cộng cả chi phí phát hành sách, mức chiết khấu rất cao (năm học 2022-2023, mức chiết khấu đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35% giá bìa) dẫn đến đẩy giá sách lên cao so với thu nhập của nhiều người dân. Vì vậy, cần thiết phải có công cụ kiểm soát để bảo đảm không tác động tiêu cực người dân.

Việc không quy định giá sàn là hợp lý vì đây là mặt hàng có tính đặc thù, đối tượng tiêu dùng mang tính bắt buộc, trong đó có cả đối tượng yếu thế. Nếu quy định giá sàn, các đơn vị phát hành sách không thể bán cho người dân với giá thấp hơn giá sàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, nhất là người có thu nhập thấp.

Hiện nay, Chính phủ không đề xuất quy định giá sàn cho nên chưa đánh giá tác động nếu quy định giá sàn đối với sách giáo khoa. Vì vậy, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chưa đủ căn cứ để bổ sung quy định về giá sàn.

Hơn nữa, sách giáo khoa là mặt hàng đa dạng về chủng loại, lại tiêu dùng trên phạm vi cả nước, việc tính toán mức giá sàn phù hợp với từng cho từng loại sách và phải phù hợp với mọi khu vực khác nhau là khó khả thi. Trên thực tế điều hành, tùy tình hình kinh tế – xã hội từng thời điểm, Chính phủ sẽ quyết định mức giá trần phù hợp.

Về ý kiến cho rằng sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh nếu không quy định giá sàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Luật Cạnh tranh đã quy định rất rõ những hành vi cạnh tranh bị cấm. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát. Trường hợp vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để ổn định thị trường đối với giá sách giáo khoa, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép chỉ quy định giá trần, không quy định giá sàn đối với mặt hàng sách giáo khoa tại Dự thảo Luật.

Quốc hội cũng đồng ý không bổ sung mặt hàng “sữa dành cho người cao tuổi” và thịt lợn vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cung ứng hàng hóa sau bão: Nước rút đến đâu, chuyển lương thực đến đó

Các doanh nghiệp bán lẻ cho biết đã lên kế hoạch vận chuyển hàng hoá tập kết tại kho trung tâm, nước rút đến đâu, chuyển lương thực đến đó. ...

Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ học sinh bị thiệt hại do bão Yagi

Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập.

Bộ GD-ĐT đề nghị hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh bị thiệt hại do bão Yagi

Theo đó, để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã đi qua?

Bất động sản đi qua thời kỳ khó khănSau một thời gian thị trường bất động sản "đứng hình" vì chịu ảnh hưởng chung bởi nền kinh tế, nhiều phân khúc nhà ở trong trạng thái giao dịch ì ạch, làm cho toàn bộ thị trường...

Đề nghị cho vay mới với khách hàng không còn tài sản thế chấp do bão

Ngày 18/9, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Cao Tường Huy - Chủ tịch UBDN tỉnh, vừa ký văn bản gửi lãnh đạo các ngân hàng đề nghị tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng trên địa bàn đang vay vốn chịu...

Đất 2 mặt tiền ở huyện Mê Linh trúng đấu giá gần 50 triệu đồng/m2

Chiều ngày 18/9, Công ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam đã tổ chức thành công buổi đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (đợt 6).Giá...

Nợ xấu của nhóm khách hàng tại Sacombank bị VAMC rao bán

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa có thông báo tổ chức bán đấu giá các khoản nợ xấu của nhóm khách hàng là CTCP Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang và Công ty...

OCB hút thêm 2.500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu ngày 12/9/2024.Theo đó, ngân hàng đã huy động thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu mã OCBL2427014 kỳ hạn 3 năm tại thị trường trong nước. Lô trái...

Bài đọc nhiều

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Bộ đội biên phòng Quảng Bình khẩn trương giúp dân trước bão

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình, các đơn vị đã triển khai lực lượng xuống địa bàn giúp nhân dân phòng, chống và ứng phó áp thấp nhiệt đới khẩn cấp.   Chiều 18.9, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết đến thời điểm 16 giờ ngày 18.9, trên biển còn 4 phương tiện với 24 ngư dân tỉnh Quảng Bình đang hành trình vào bờ. Số...

Quân đội huy động gần 270.000 người, 10 máy bay ứng phó áp thấp nhiệt đới

(Dân trí) - Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, cho biết quân đội đã huy động 268.806 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 4.000 phương tiện sẵn sàng ứng phó áp thấp nhiệt đới. Chiều 18/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 11 tỉnh, thành...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới: Nguy cơ thành bão và gây lũ lụt

Tại cuộc họp với các bộ, ngành và các tỉnh miền Trung về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp quan ngại sẽ có một đợt mưa và không ngoại trừ sẽ xảy ra một trận lũ lụt như năm 2020. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ hình thành bão...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, Bắc và Trung Trung Bộ mưa to

Vị trí và hướng đi của ATNĐ. Ảnh: TT KTTV  ...

Phát biểu khai mạc của Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Sáng 18-9-2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. Báo SGGP trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIKhai mạc trọng thể Hội nghị...

Mới nhất

Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối di động vùng biển đảo bị ảnh hưởng của bão số 3

NDO - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, ngày 17/9, Viettel đã khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. nhân...

Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ

Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên. Mưa bão, ngập lụt, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc thăm khám, điều trị các bệnh lý da mạn tính. ...

Nguồn cung bất động sản cải thiện nhưng giá neo cao ‘bất hợp lý’

Tại hội nghị "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Bình Dương" tổ chức ở TP.HCM ngày 18-9, ông Nguyễn Quốc Anh, phó tổng giám đốc Batdongsan (thành viên Tập đoàn PropertyGuru), cho hay dữ liệu...

Mới nhất