Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGiáo dục không phải đào tạo ra các "siêu nhân" giỏi toàn...

Giáo dục không phải đào tạo ra các “siêu nhân” giỏi toàn diện



Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, vậy nên cách giáo dục cũng phải thay đổi. Bên cạnh kiến thức, trẻ cần học tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, khả năng kiểm soát thông tin, khả năng ứng phó với mọi khó khăn gặp phải trong cuộc sống.

d
Giáo dục toàn diện không phải là đào tạo ra các “siêu nhân” giỏi toàn diện các môn. (Nguồn: TT)

Thực tế lâu nay, chúng ta thường chỉ đánh giá đứa trẻ qua điểm số (điểm thi, điểm học bạ…). Trong khi, việc tuyển sinh chỉ dựa vào điểm số là phiến diện. Theo thuyết đa thông minh của Howard Garner, có đến 8 loại hình thông minh gồm: logic – toán học, vận động, không gian thị giác, ngôn ngữ, âm nhạc, tương tác giao tiếp, tự nhiên, nội tâm. Do vậy, thông qua bài thi, thường chúng ta sẽ đề cao sự nổi trội về logic – toán học, về ngôn ngữ. Như vậy, còn những học sinh có khả năng ở những loại hình thông minh khác thì sao?

Từ cách đánh giá sai nên chúng ta rất dễ định hướng con sai, vô tình đẩy con em mình vào guồng quay của việc học, học để thi. Đó là thực trạng không ít đứa trẻ đang phải cặm cụi học ngày học đêm, học cả cuối tuần, học hè, mải miết luyện thi, luyện đề…

Giáo dục toàn diện không phải là đào tạo ra các “siêu nhân” giỏi toàn diện các môn, cũng giống như câu chuyện đừng bắt con cá phải leo cây. Nhiều quốc gia trên thế giới họ tuyển sinh học sinh là những người nổi trội về một mặt nào đó chứ không chỉ dựa vào điểm số. Không có gì quá bất ngờ khi có một bạn trẻ học yếu môn Toán vẫn có thể đỗ vào trường nổi tiếng.

Quay trở lại câu chuyện giáo dục ở nước ta, có lẽ còn không ít đứa trẻ vẫn đang mang trên mình gánh nặng thi cử. Đã có nhiều bài học đắt giá từ áp lực học tập. Ám ảnh thi trượt, ám ảnh trường chuyên khiến cho không ít đứa trẻ đánh mất niềm tin vào chính mình, thậm chí có những hành động dại dột.

Phần lớn người ta vẫn tin vào đánh giá năng lực của một đứa trẻ qua việc vào được trường chuyên, qua học bạ đẹp, những điểm số 10 tròn trĩnh. Đến khi nào người lớn mới cho các em quyền được thi trượt, quyền được trải nghiệm, quyền thất bại và tôn trọng những nỗ lực của các em dù kết quả có như thế nào?

Các em cần môi trường học tập có khả năng phát huy giá trị bản thân, tham gia các dự án học tập theo hướng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cách giải toán nhanh, viết văn theo khuôn mẫu.

Thực tế, không có mô hình giáo dục nào là hoàn hảo với tất cả mọi người. Điều quan trọng là để trẻ không chịu những áp lực học tập, thi cử. Nhiều chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý vẫn lên tiếng, cho rằng cần bớt thời gian học chữ để trẻ học làm người, học kỹ năng sống, thực hành kỹ năng…

Hơn hết, yếu tố giáo dục gia đình luôn đứng ở vị trí số một trong quá trình giáo dục trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại đặt giáo dục nhà trường là số một, họ giao phó con em mình cho thầy cô và kỳ vọng về một tương lai xán lạn.

Để trẻ học bớt áp lực, có lẽ phụ huynh cần phải thay đổi trước. Cha mẹ nên định hướng lại giáo dục cho con em mình, rằng mục tiêu của các em không phải đến cái đích trường chuyên, không phải là giải thưởng, không phải được đặt chân vào trường đại học danh tiếng. Điều quan trọng là giáo dục trẻ đạt được các yếu tố nền tảng như kỹ năng sống, hướng đến làm người tử tế và hạnh phúc.

Muốn vậy, trẻ không thể “ngốn” thời gian vào những buổi đi học thêm, hay cặm cụi giải bài tập kể cả kỳ nghỉ lễ tết, nghỉ cuối tuần, bởi học ngày học đêm để được gì? Hơn cả, phụ huynh hãy thông cảm và đồng hành cùng con em mình. Con trẻ như những cái cây, cha mẹ cần vun đắp, tưới tắm thường xuyên.

Nhìn rộng ra, đó là câu chuyện 4 em nhỏ sống sót kỳ diệu trong rừng Amazon vừa được lực lượng cứu hộ Colombia giải cứu hôm 9/6. Chị cả 13 tuổi đã vận dụng các kỹ năng học từ trò chơi của bà để giúp các em sống sót trong rừng Amazon, chờ lực lượng cứu hộ. Tức là, kỹ năng sinh tồn từ trò chơi đã giúp các em nhỏ ứng phó được với những tình huống hiểm nguy gặp phải trong cuộc sống.

Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, vậy nên cách giáo dục cũng phải thay đổi. Thực tế, bên cạnh kiến thức, trẻ cần học tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, khả năng kiểm soát thông tin, khả năng ứng phó với mọi khó khăn.

Có lẽ, chúng ta không cần những “sản phẩm đầu ra” biết giải toán nhanh mà cần những con người biết cách giải quyết vấn đề, biết cách làm việc nhóm sao cho hiệu quả. Để từ đó, trẻ không chỉ được phát triển kiến thức, kỹ năng mà còn nhận thức, lối sống, không bị lúng túng khi bước vào đời.

Để tạo ra một người trẻ thành công, hạnh phúc cần khơi dậy, nuôi dưỡng đam mê cũng như giúp trẻ phát triển được thế mạnh của bản thân. Đứa trẻ cũng cần được học và thực hành ứng xử với cha mẹ, thầy cô, với người lớn, bạn bè; được rèn luyện lòng tự tin như phát biểu, thảo luận, phản biện trước đám đông… Khi đề cao những yếu tố đó, chắc chắn thước đo đặt ra trong mỗi kỳ thi sẽ không còn nằm ở điểm số.





Nguồn

Cùng chủ đề

“Cùng con đi khắp thế gian” công bố định hướng giáo dục công dân toàn cầu

(NLĐO) - Không chỉ phát triển học thuật, dự án "Cùng con đi khắp thế gian" còn đi kèm những kỹ năng sống theo tiêu chuẩn toàn cầu cho học sinh. ...

10 mẹo dạy con thành người có trách nhiệm

Giáo dục con cái không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp, bao gồm cả việc sống có trách nhiệm. Tin tưởng vào khả năng của conTheo Bright Side, nhiều phụ huynh quen với việc hướng dẫn và dạy dỗ trẻ, nhưng điều quan trọng hơn là tin tưởng vào khả năng và mong muốn của con. Truyền đạt niềm tin của cha mẹ là cách tốt nhất để...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi 'quên' luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn. ...

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Sống là để cống hiến

Dấn thân vào hoạt động cộng đồng là cách hiệu quả nhất để gen Z tăng cường hiểu biết về thế giới xung quanh ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Bài đọc nhiều

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi theo cách này để ổn định đường huyết, ngừa biến chứng tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi được không?Măng tươi là loại thực phẩm có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích như canh măng, măng hầm chân giò, măng...

Chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Đây là lần đầu tiên Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cán bộ Công đoàn giỏi, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ công đoàn y tế trên cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Cán bộ...

Bệnh viện FV trợ giá đến 20% viện phí cho bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe

DNVN - Bệnh viện FV là bệnh viện quốc tế đẳng cấp khu vực nhưng nhiều năm qua vẫn áp dụng một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh niêm yết tại Việt Nam chỉ bằng 50% so với các bệnh viện cùng tiêu chuẩn ở một số quốc gia hàng đầu khu vực...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Cùng chuyên mục

Phát hiện cơ sở trồng giá đỗ bằng hóa chất ở Huế

Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa phát hiện và ngăn chặn một cơ sở trồng giá đỗ bằng hóa chất. Theo cơ quan công an, hóa chất này không được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm bởi khi sử...

Chưa có bệnh viện nào báo cáo thiếu thuốc nghiêm trọng lên Bộ Y tế

Trả lời về phản ánh của người bệnh vể tình trạng thiếu thuốc còn xảy ra ở một số bệnh viện tại buổi gặp mặt báo chí chiều 20/12 do Bộ Y tế tổ chức, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) thừa nhận, trong thời gian qua, ngành y tế có tình...

“Giáng sinh yêu thương” mang an lành đến cho bệnh nhi

NDO - Những chiếc bờm màu đỏ xinh xắn, những bộ mũ khăn choàng ấm cổ, những quả bóng được tạo hình đa dạng... dù chỉ nhỏ về giá trị, nhưng là những món quà có giá trị khích lệ tinh thần các em nhỏ đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Như mọi năm, "Giáng sinh yêu thương" tại đây, vẫn luôn mang đến những điều vui tươi, ấm áp và sẻ chia tới...

‘Tái sinh’ hơi thở cho bệnh nhân bị sẹo hẹp khí quản và rò khí thực quản hiếm gặp

Các y bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng (TP.HCM) vừa phẫu thuật lấy lại hơi thở tự nhiên cho một bệnh nhân bị sẹo hẹp khí quản và rò khí thực quản hiếm gặp. Ngày 20-12, Bệnh viện Tai mũi họng thông tin...

Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm

Phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, phương pháp điều trị hiện đại giúp bệnh nhân không phải hóa xạ trị. Phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, phương pháp điều trị hiện đại giúp bệnh nhân không phải hóa xạ trị. Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên, với sự...

Mới nhất

“Giáng sinh yêu thương” mang an lành đến cho bệnh nhi

NDO - Những chiếc bờm màu đỏ xinh xắn, những bộ mũ khăn choàng ấm cổ, những quả bóng được tạo hình đa dạng... dù chỉ nhỏ về giá trị, nhưng là những món quà có giá trị khích lệ tinh thần các em nhỏ đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Như mọi năm,...

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật và 1 Pháp lệnh

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và 1 Pháp lệnh. 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm: Luật...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều...

Mới nhất