Trang chủDestinationsĐắk NôngGiá điện nào để không nhập nhèm giữa kinh doanh và phúc...

Giá điện nào để không nhập nhèm giữa kinh doanh và phúc lợi


Được – mất của thị trường điện cạnh tranh

Dường như, có một luồng quan điểm cho rằng căn nguyên của mọi vấn đề là tình trạng độc quyền trong ngành điện và phá bỏ độc quyền sẽ giúp ngành điện phát triển như đã từng diễn ra với viễn thông, hàng không.

Chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về cái được và mất của cạnh tranh hoá thị trường điện.

Truyền tải điện luôn là dịch vụ có tính độc quyền tự nhiên, ở mọi quốc gia trên thế giới, bất kể là độc quyền tư nhân hay độc quyền nhà nước. Nếu để doanh nghiệp độc quyền tự do, họ sẽ tăng giá lên cao để hưởng lợi nhuận còn người tiêu dùng chịu thiệt. Đây là một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và cần bàn tay hữu hình của Nhà nước can thiệp.

Cách thức can thiệp cơ bản là Nhà nước ấn định giá bán điện. Nhưng Nhà nước dựa vào đâu để đưa ra giá bán đó?

Liệu có nên tham khảo các quốc gia khác trên thế giới rồi tính toán ra giá điện trong nước không? Điều này có vẻ không khả thi vì điều kiện của mỗi quốc gia rất khác nhau.

Phương pháp định giá khả thi nhất là phương pháp chi phí. Tất cả chi phí để sản xuất, kinh doanh điện của năm trước sẽ được cộng hết lại, chia cho sản lượng điện cả năm để ra giá điện cho năm tiếp theo. Đây là cách mà không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác đang làm.

dien1.png
Chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về cái được và mất của cạnh tranh hoá thị trường điện (Ảnh: Lương Bằng)

Nhưng phương pháp này dẫn đến một hệ quả không mong muốn. Vì biết rằng đằng nào các chi phí mình bỏ ra trong năm nay cũng sẽ được hoàn lại ở năm tiếp theo, nên công ty điện lực sẽ không có động lực tiết kiệm. Nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với tình trạng công ty điện lực độc quyền chi trả lương cho nhân viên rất cao, mua sắm trang thiết bị hiện đại nhất.

Nhà nước có thể thuê kiểm toán, có thể tự mình kiểm tra chi phí, nhưng rất khó để xác định được chi phí sản xuất, kinh doanh điện có hợp lý hay không, đã được tiết kiệm chưa. Hơn nữa, bản thân cán bộ nhà nước cũng không có quá nhiều động lực để yêu cầu công ty điện lực độc quyền tiết kiệm, vì lương của cán bộ đâu có tăng khi làm việc đó?!

Người duy nhất có động lực để yêu cầu công ty điện lực tiết kiệm là người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng triệu người tiêu dùng quá nhỏ bé, thiếu chuyên môn thì không thể tham gia vào quá trình kiểm tra chi phí này. Kể cả trong trường hợp có các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay các hiệp hội doanh nghiệp sử dụng điện thì cũng vẫn không hiệu quả.

Có giải pháp nào cho vấn đề này không? Cạnh tranh hoá thị trường bán lẻ điện có thể là giải pháp cho mâu thuẫn này.

Đầu tiên phải nói, cạnh tranh hoá thị trường bán lẻ điện không có nghĩa là không còn độc quyền. Độc quyền tự nhiên về đường dây truyền tải vẫn còn, chỉ là khách hàng của doanh nghiệp độc quyền đó thay đổi.

Theo mô hình cạnh tranh, sẽ có một số doanh nghiệp trung gian, mua điện từ nguồn của các nhà máy, thuê đường dây của công ty truyền tải điện độc quyền “chở” điện đến và bán cho khách hàng. Người tiêu dùng khi đó sẽ được lựa chọn giữa nhiều công ty bán lẻ điện như vậy.

Các công ty bán lẻ điện này vẫn phải thuê đường dây của một doanh nghiệp độc quyền. Họ không được lựa chọn như người tiêu dùng.

Nhưng lúc này, khách hàng của công ty độc quyền không còn là hàng triệu người, mà chỉ còn là vài doanh nghiệp bán lẻ điện. Các doanh nghiệp này có chuyên môn và có động lực yêu cầu công ty độc quyền truyền tải này tiết kiệm. Nhà nước lúc này chỉ cần can thiệp để bảo đảm rằng công ty bán lẻ điện nào “lớn tiếng” yêu cầu công ty truyền tải tiết kiệm thì không bị công ty truyền tải này đối xử bất bình đẳng so với các công ty bán lẻ khác.

Như vậy, cạnh tranh hoá thị trường bán lẻ điện sẽ có tác dụng chống lãng phí về đầu tư, vận hành hệ thống truyền tải.

“Vấn đề” của cạnh tranh?

Tuy nhiên, cạnh tranh hoá không phải không có vấn đề của nó.

Thứ nhất, cạnh tranh hoá sẽ làm tăng chi phí giao dịch. Có thể nhìn thấy ngay là bỗng dưng trên thị trường xuất hiện thêm một số doanh nghiệp, đi kèm với đó là nhân sự, ban bệ, chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí đàm phán, chi phí quảng cáo, chăm sóc khách hàng… Toàn bộ chi phí này sẽ được cộng vào giá rồi người tiêu dùng phải trả.

Chi phí giao dịch tăng thêm này sẽ lớn hơn hay việc không còn lãng phí sẽ lớn hơn? Nói cách khác, giá điện cuối cùng sẽ tăng hay giảm? Rất khó để trả lời câu hỏi này vì nó còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia và mức độ triệt để áp dụng mô hình mới.

Thứ hai, các doanh nghiệp bán lẻ này cũng sẽ chỉ cạnh tranh với nhau ở khu vực thành phố, nơi có sản lượng điện lớn và chi phí thuê đường dây trên mỗi đơn vị điện bán thấp. Còn tại các khu vực vùng sâu vùng xa, sản lượng điện nhỏ, chi phí cấp điện cao mà doanh thu thấp thì các doanh nghiệp bán lẻ này sẽ không mặn mà. Lúc đó, Nhà nước sẽ buộc phải can thiệp, có thể trực tiếp hoặc thông qua công ty truyền tải độc quyền kia, để cung cấp điện cho vùng sâu vùng xa.

Chính vì thế, không ít ý kiến phản đối cạnh tranh hoá bán lẻ điện bởi sẽ xuất hiện tình trạng chỗ ngon thì tư nhân nhảy vào kiếm lợi nhuận, chỗ xương xẩu thì vẫn để nhà nước độc quyền đi làm phúc lợi.

Tóm lại, cạnh tranh hoá thị trường bán lẻ có cái lợi là tạo cơ chế kiểm soát chi phí của doanh nghiệp độc quyền tốt hơn, tránh lãng phí. Người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn và có xu hướng được hưởng dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Nhưng ích lợi của người tiêu dùng đó chỉ có ở khu vực thành thị, còn tại vùng sâu, vùng xa thì chưa chắc đã có thay đổi (?). Giá điện cuối cùng, tăng hay giảm vẫn còn là một dấu hỏi.

Tuy nhiên, có một giá trị không đo được bằng tiền đó là xã hội sẽ minh bạch hơn. Sẽ không còn nhập nhèm giữa kinh doanh và phúc lợi, không có người tự dưng được hưởng lợi chỉ vì sự lãng phí do cơ chế.

Xã hội vận hành đúng nguyên tắc có làm thì mới có ăn. Đó có phải là văn minh?



Nguồn

Cùng chủ đề

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không “giật cục”

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thông báo kết luận nêu rõ, trong 9 tháng năm 2024 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta tính chung đã đạt mức 6,82% (riêng Quý III/2024 đạt 7,4% so với cùng...

Biểu giá điện hiện nay đang hỗ trợ người nghèo

Tham gia chất vấn trong lĩnh vực Công thương, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, thời gian gần đây, tình hình cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng có tiến bộ rất rõ rệt không giống như...

Quy định rõ nguyên tắc, lộ trình về cải cách giá điện trong Luật Điện lực

Trình bày tờ trình Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, Dự Luật gồm 9 chương với 121 điều, trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều, bỏ 4 điều, gộp 4 điều vào các điều khác. Dự Luật bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án...

doanh nghiệp tự quyết định giá bán xăng nhưng không vượt giá trần

Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức chiều 29/3, lãnh đạo Bộ Công Thương đã trả lời báo chí về đề xuất một số nội dung thay đổi trong dự thảo nghị định xăng dầu mà Bộ Công Thương vừa hoàn thiện để đưa ra lấy ý kiến. Nói về công thức và cơ chế giá xăng dầu trong dự thảo nghị định, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thúy Hiền cho biết, dự...

Bộ Công Thương lý giải đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng/lần

Phóng viên đặt câu hỏi, việc yêu cầu nghiên cứu xây dựng biểu giá điện 2 thành phần để giảm bù chéo đã được đưa ra từ Quyết định 28/2014/QĐ-TTg. Thế nhưng, đến nay Bộ Công Thương vẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đắk Nông triển khai Chiến dịch truyền thông ‘Hướng về lá cờ Tổ quốc’

Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Nông đề nghị các đơn vị, địa phương triển khai Chiến dịch 'Hướng về lá cờ Tổ quốc'. Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), Cục Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch truyền thông “Hướng về lá cờ Tổ quốc” nhằm lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc đến...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông xứng đáng với niềm tin của Nhân dân

 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông (20/8/2013-20/8/2023), phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về những thành tựu nổi bật của Ban trong 10 năm qua.PV: Xin đồng chí khái quát...

Quốc hội Thái Lan xác nhận ngày bầu Thủ tướng mới

Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan cho biết, các nhà lập pháp Thái Lan sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày 22/8 tới. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của đảng Tiến bước (MFP) liên quan việc tái đề cử Chủ tịch của MFP vào vị trí thủ tướng. ...

700 trẻ em biết bơi nhờ… công an

Những ngày hè năm 2023, Trung úy Phan Văn Hải, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Đắk Mil hầu như kín lịch công tác. Bên cạnh việc bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn thường nhật, hàng tuần, anh giành từ 4 - 5 buổi để tham gia đứng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em huyện Đắk Mil. Công việc này, anh Hải đã...

Sự tích rừng lạnh Đắk Song

Ngày xưa ở Tây Nguyên có một trận lụt rất lớn. Nước dâng ngập cả lên ngọn núi cao, đồi to. Núi Nâm Nung ngập hết chỉ còn đỉnh núi to bằng cái rổ xúc cá, núi Nâm N’Jang ngập chìm chỉ còn lại bằng bàn tay, núi Gà Rừng còn bằng một vạc trẻ. Trong lúc đó, người nào kịp làm bè, ngồi trên bè mới thoát chết. Bon nào gần núi cao,...

Bài đọc nhiều

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ năm 2023 được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là thứ Năm ngày 22/6/2023.Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi...

Điểm danh nghề truyền thống ở Đắk Nông

Hai tổ hợp tác nghề truyền thống hiện nay đều đang hoạt động tại bon N’Jriêng và bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa.Các tổ hợp tác được cấp giấy công nhận nghề truyền thống và được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các hỗ trợ khác theo...

Khởi tố nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông

Các bị can bị khởi tố gồm: Đặng Gia Dũng, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông; Hồ Sỹ Điệp, Phó Giám đốc và Trần Quốc Đạt, Trưởng phòng Dự án 1, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông.Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Đường Việt (ở Đà Nẵng) là đơn vị tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát, thiết kế bản...

Hóa giải

Hơn mười năm trước, tôi theo gia đình vào Tây Nguyên để làm kinh tế. Hôm nay, tôi mới có dịp trở về quê. Tôi đến thăm cô giáo chủ nhiệm thời còn học cấp hai. Giàn bông giấy trước cổng được uốn cắt gọn gàng chứng tỏ chủ nhà rất quan tâm, chăm chút. Những chùm bông rực rỡ khoe sắc, tô điểm cho lối vào nhà trở nên thơ mộng. Cô vẫn...

Cùng chuyên mục

Sở TT&TT Đắk Nông kỉ niệm 20 năm ngày thành lập

Chiều ngày 29/8, Sở TT&TT Đắk Nông đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập (01/9/2004 - 01/9/2024). Dự buổi lễ có các đồng chí: Y Quang B'Krông, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Bốn, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở TT&TT các thời kì. Một số kết quả nổi bật sau 20 năm xây dựng và...

Bảo tồn và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho giới trẻ

Văn hóa cồng chiêng là một di sản vô giá của Tây Nguyên, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Để bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này, việc truyền dạy cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Âm thanh của cồng chiêng gắn kết cộng đồng, tạo ra không khí vui tươi, đoàn kết. Việc học đánh cồng chiêng giúp các em rèn luyện tính kiên...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông xứng đáng với niềm tin của Nhân dân

 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông (20/8/2013-20/8/2023), phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về những thành tựu nổi bật của Ban trong 10 năm qua.PV: Xin đồng chí khái quát...

Quốc hội Thái Lan xác nhận ngày bầu Thủ tướng mới

Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan cho biết, các nhà lập pháp Thái Lan sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày 22/8 tới. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của đảng Tiến bước (MFP) liên quan việc tái đề cử Chủ tịch của MFP vào vị trí thủ tướng. ...

700 trẻ em biết bơi nhờ… công an

Những ngày hè năm 2023, Trung úy Phan Văn Hải, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Đắk Mil hầu như kín lịch công tác. Bên cạnh việc bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn thường nhật, hàng tuần, anh giành từ 4 - 5 buổi để tham gia đứng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em huyện Đắk Mil. Công việc này, anh Hải đã...

Mới nhất

Tác giả ca khúc “Mưa phi trường” tái xuất

Nhạc sĩ Việt Anh trở lại với thị trường âm nhạc Việt sau 5 năm định cư nước ngoài cùng gia đình ...

VietinBank Chi nhánh 6 TP. HCM thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6 TP. HCM (VietinBank Chi nhánh 6 TP. HCM) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Cung cấp dịch vụ bảo vệ các phòng giao dịch tại VietinBank Chi nhánh 6 TP. HCM”....

Sụt giảm, USD tăng giá

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay suy yếu do kỳ vọng Mỹ nới lỏng lãi suất ít quyết liệt hơn, khiến USD tăng giá, làm giảm...

Trong nước đồng loạt tăng trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/11/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk tăng 1.000 đồng/kg; Bình Phước đi ngang; giá tiêu mới nhất ngày 16/11/2024 thế nào? Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 16/11/2024, khu vực Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng tăng...

Chủ tiệm bánh mì người Việt ở Singapore: “Tôi lãi gần 60 triệu đồng/tháng”

(Dân trí) - Sau khi trừ các khoản chi phí điện nước, thuê nhà và thuế, bà Hue, chủ một cửa tiệm bán bánh mì kiểu Việt ở Singapore nhẩm tính tiền lãi nhận về khoảng 3.000 SGD (gần 60 triệu đồng). Trên các nền tảng mạng xã hội ở Singapore, một cửa tiệm bánh mì của người Việt đang...

Mới nhất

Sụt giảm, USD tăng giá