Trang chủNewsThế giớiHàn Quốc và ước vọng toàn cầu

Hàn Quốc và ước vọng toàn cầu



Chiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc dưới thời ông Yoon Suk Yeol có điểm tương đồng so với tài liệu 15 năm trước, song với nhiều nét mới đáng chú ý.

NSS mới của Hàn Quốc xem Nhật Bản là láng giềng quan trọng và tìm kiếm hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh quốc gia và kinh tế. (Nguồn: Văn phòng Quan hệ công chúng Nội các Nhật Bản)
NSS mới của Hàn Quốc xem Nhật Bản là láng giềng quan trọng và tìm kiếm hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh quốc gia và kinh tế. (Nguồn: Văn phòng Quan hệ công chúng Nội các Nhật Bản)

Tuần qua, Hàn Quốc đã công bố Chiến lược An ninh quốc gia (NSS) đầu tiên dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol. Khác với láng giềng Nhật Bản và đồng minh Mỹ, đây không phải là tài liệu thường niên và chỉ xuất hiện một lần trong mỗi nhiệm kỳ tổng thống như ông Lee Myung Bak (2008), bà Park Geun Hye (2014), ông Moon Jae In (2018) và giờ là ông Yoon Suk Yeol (2023).

Khoảng cách từ 4-5 năm giữa các phiên bản và thường xuất hiện ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ đồng nghĩa rằng, tài liệu này mang tính xuyên suốt, hướng tới xác định các vấn đề, mục tiêu trong nhiệm kỳ duy nhất của Tổng thống Hàn Quốc.

Trong số đó, một vấn đề, mục tiêu tồn tại xuyên suốt các phiên bản NSS là tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Giờ đây, câu chuyện ấy vẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Song NSS năm 2023 của Hàn Quốc không chỉ có vậy.

Dư âm cũ, cách tiếp cận mới

Trước hết, tiêu đề của tài liệu này là “Quốc gia quan trọng toàn cầu vì tự do, hòa bình và thịnh vượng”, gợi nhớ tên gọi bản NSS của xứ sở kim chi dưới thời của cố Tổng thống Lee Myung Bak, “Một Hàn Quốc toàn cầu”. Tài liệu năm 2009 này chỉ dày 39 trang, ngắn hơn nhiều so với văn bản dài 107 trang được công bố vừa qua. Tuy nhiên, văn bản này đã trở thành kim chỉ nam để Seoul đóng một vai trò tích cực, có ảnh hưởng hơn trên trường quốc tế trong các vấn đề như tự do thương mại, chủ nghĩa đa phương, gìn giữ hòa bình và biến đổi khí hậu.

Trên khía cạnh đó, bản NSS mới mong muốn làm điều tương tự, phản ánh rõ thông qua những ưu tiên nêu trong phần đánh giá về môi trường an ninh. Thay vì đi theo phong cách truyền thống và khởi đầu với tình hình bán đảo Triều Tiên, chương Hai của NSS đề cập vấn đề này cuối cùng.

Thay vào đó, phần này khởi đầu với đánh giá sơ bộ về an ninh toàn cầu, lưu ý rằng “các cuộc khủng hoảng, vốn chỉ xuất hiện vài trăm năm một lần, giờ lại diễn ra cùng một lúc”. Nhận định về ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa “quốc gia” và “quốc tế”, cùng mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa an ninh và phát triển, tài liệu này đã dẫn chứng một số thách thức then chốt từ bên ngoài như cạnh tranh Mỹ – Trung, gián đoạn chuỗi cung ứng – vốn đóng vai trò then chốt đối với quốc gia thương mại như Hàn Quốc và các thách thức an ninh phi truyền thống.

Trong khi đó, chương Ba, Bốn và Năm vạch ra kế hoạch của Seoul nhằm giải quyết các thách thức này thông qua củng cố quan hệ đồng minh với Washington và đối tác chiến lược; củng cố trật tự quốc tế và nâng cao năng lực quốc phòng.

Những phần này có nhiều điểm tương đồng với nội dung đã được đề cập trong các văn bản chính sách được công bố vài tháng trước, bao gồm Chiến lược vì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng (tháng 12/2022) và Sách Trắng Quốc phòng năm 2022 (tháng 2/2023). Từ bán dẫn tới quốc phòng và sản xuất năng lượng phát thải thấp, vai trò của Hàn Quốc đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cân bằng quyền lực toàn cầu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, chương Bảy và Tám về an ninh kinh tế và đối phó thách thức an ninh mới nổi thừa nhận rằng, những vụ việc liên quan tới hành vi “cưỡng ép kinh tế” và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng gần đây cho thấy sự trỗi dậy của Hàn Quốc có thể bị cản trở. Điều này buộc Seoul nỗ lực xây dựng quan hệ với đối tác mới, song song việc duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống.

Ngoại giao dựa trên giá trị

Đặc biệt, bản NSS mới của Hàn Quốc nhận định, trọng tâm của ngoại giao thời gian tới sẽ là “triển khai đồng thời ngoại giao dựa trên giá trị (value – based diplomacy) và ngoại giao thực tế (pragmatic diplomacy) vì lợi ích quốc gia”.

Tuy nhiên, không khó để thấy sự tương phản giữa hai mục tiêu này và chương Sáu về mối quan hệ liên Triều là minh chứng rõ nét hơn cả. Chiến thắng của ông Yoon Suk Yeol trong cuộc bầu cử Tổng thống một năm về trước phần nào đó đến từ nỗ lực không thành của chính quyền tiền nhiệm trong hòa giải hai miền. Trên cơ sở đó, chương này có đề cập những biện pháp răn đe quân sự và vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, phần còn lại của chương này chủ yếu nhắc tới nỗ lực chưa được hồi đáp của Hàn Quốc nhằm tiếp cận thực chất hơn với Triều Tiên.

Tương tự là lập trường của Seoul trong quan hệ với Bắc Kinh và Moscow. Như thường lệ, NSS này nhiều lần nhắc đến sự đoàn kết giữa Hàn Quốc với các đối tác, đồng minh chia sẻ cùng hệ giá trị như Mỹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, Seoul phủ nhận quan hệ với Bắc Kinh và Moscow. Tài liệu nhấn mạnh quan hệ Trung – Hàn có thể phát triển thông qua “sự tôn trọng và tương hỗ”, dù Nhà Xanh sẽ “ngăn cản sự phụ thuộc quá mức vào một số quốc gia về những khoáng sản than chốt”. Một mặt, Hàn Quốc “chỉ trích mạnh mẽ” Nga vì cuộc xung đột tại Ukraine. Mặt khác, Seoul muốn “duy trì quan hệ ổn định” với Moscow.

Tìm kiếm điểm cân bằng giữa theo đuổi thực tế lợi ích quốc gia và hành xử tương ứng với các hệ giá trị của mình là bài toán khó đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là với một quốc gia tầm trung tại khu vực láng giềng phức tạp như Hàn Quốc.

Dù vậy, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn vạch ra tầm nhìn tham vọng, hướng tới xác lập vị trí của Seoul trên bản đồ thế giới, thay vì chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra tại Đông Bắc Á. Song trước một thế giới đầy biến động, với các cuộc khủng hoảng “trăm năm có một… đang diễn ra cùng một lúc” như NSS đã nêu, hiện thực hóa giấc mơ ấy chắc chắn không hề đơn giản.





Nguồn

Cùng chủ đề

“Đấu khẩu” căng ở EU, Triều Tiên ra chiêu quyết tuyệt, Thủ tướng Israel cảnh báo sự hủy diệt ở Lebanon

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng mới, cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc, thử đạn pháo phản lực...

Quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ cắt đứt toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 9/10, và củng cố khu vực ở phía bên kia biên giới.

Quan hệ đồng minh với Nga là “bất khả chiến bại”, sẽ “tăng cường vô hạn” răn đe hạt nhân

Mới đây, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi thông điệp chúc mừng sinh nhật lần thứ 72 tới Tổng thống Nga Valdimir Putin và tới thăm một trường đại học quốc phòng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Triều Tiên có động thái đặc biệt quan trọng, có thể hủy bỏ các thỏa thuận liên Triều

Ngày 7/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên dường như đã tổ chức một cuộc họp quốc hội quan trọng theo đúng lịch trình để sửa đổi hiến pháp của quốc gia này.

Hàn Quốc làm sâu sắc chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bắt đầu chuyến công du ba nước Đông Nam Á từ hôm nay, 6/10, tham dự các cuộc gặp thượng đỉnh song phương cũng như các cuộc họp liên quan đến ASEAN.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Đêm hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (14/11/1994-14/11/2024), Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức Đêm hòa nhạc đặc biệt “Q" pop & Quechua Concert” vào ngày 23/10 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Bài đọc nhiều

Mỹ là đồng minh duy nhất hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ sự tự do của chúng tôi

Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, cũng như tầm nhìn về thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho 3 nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein, công cụ hóa học độc đáo của sự sống. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2024 gồm: David Baker, 62 tuổi, Giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ; Demis Hassabis, 48 tuổi, hiện là...

Hezbollah nhắm vào quân đội Israel ở biên giới Lebanon, Trung Đông “căng mình” chờ phản ứng của Tel Aviv

Lực lượng Hezbollah ngày 9/10 đã sử dụng đạn pháo và tên lửa nhắm vào binh sĩ Israel ở gần làng Labbouneh tại biên giới Lebanon. Vụ việc diễn ra một ngày sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt 2 nhân vật do Hezbollah bổ nhiệm thay thế cho lãnh đạo mới bị sát hại - Hassan Nasrallah.

Cùng chuyên mục

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Ngày 10/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov.

Mới nhất

Kỳ vọng mới cho thị trường bất động sản

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, giai đoạn 2022 - 2023, thị trường bất động sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nguyên nhân liên quan tới các vướng mắc pháp lý. Tuy nhiên, từ năm 2024, thị...

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản, ASEAN + 3 và ASEAN

* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 27, lãnh đạo các nước đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo vào tháng 12/2023, và hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ thời gian qua....

Khách hàng VinaPhone tại nhiều địa phương sẽ được trải nghiệm 5G miễn phí

Trước đó, vào tháng 3/2024, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trúng đấu giá thành công khối băng tần C2 (3700MHz - 3800MHz) dành cho 5G. Việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép VNPT có nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai...

Ông Phạm Ngọc Dương giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng

Chiều 10/10, Thường trực Thành ủy Hải Phòng triệu tập hội nghị công bố quyết định về công...

Mới nhất