Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrúng đòn ‘triệt hạ’ từ phương Tây, Nga và ông lớn Gazprom...

Trúng đòn ‘triệt hạ’ từ phương Tây, Nga và ông lớn Gazprom bớt điêu đứng nhờ được ‘chống lưng’?


Một quan chức của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ từng nói, “chiến dịch” trừng phạt từ Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga như một hình thức “gây sốc và kinh hoàng” về kinh tế.

Mỹ tính đường bắt tập đoàn khí đốt khổng lồ Nga Gazprom chịu phạt? Vì Dòng chảy phương Bắc 2? (Nguồn: Gettyy Images)
Trúng đòn ‘triệt hạ’ từ phương Tây, Nga và ông lớn Gazprom bớt điêu đứng nhờ được ‘chống lưng’. (Nguồn: Gettyy Images)

Hoạt động của Gazprom – Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào doanh nghiệp nhà nước do ông Alexei Miller, một cộng sự thân cận của Tổng thống Vladimir Putin, đứng đầu. Lợi nhuận ròng của công ty đã giảm 41,4% vào năm 2022.

Động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Nga?

Vậy đằng sau sự sụt giảm lợi nhuận là gì? và Gazprom đã đối phó với lệnh trừng phạt như thế nào?

Một tuyên bố được các hãng thông tấn Nga đăng tải, tiết lộ rằng, việc tăng nộp thuế trong nửa cuối năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của Công ty. “Biên lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi việc tăng thanh toán thuế trong nửa cuối năm”, nguồn tin cho biết.

Ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Nga-Ukraine, dưới các lệnh trừng phạt, nhập khẩu khí đốt tự nhiên qua đường ống của châu Âu từ Nga đã giảm 55% vào năm 2022, theo báo cáo của Diễn đàn Các quốc gia xuất khẩu khí đốt vừa được công bố trong tháng trước.

Để đối phó với những hạn chế do thị trường châu Âu áp đặt, ngoại trừ việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Gazprom đã tìm cách chiến lược xoay trục sang châu Á. Cũng có thể coi châu Á đã chống lưng cho không chỉ Gazprom, mà còn đảm bảo cho ngành năng lượng Nga và cả hoạt động kinh tế của quốc gia này.

Đặc biệt, Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác kinh tế quan trọng đối với Nga, đặc biệt là kể từ khi phương Tây thực hiện các lệnh trừng phạt chưa từng có sau chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Hồi tháng 3, Gazprom công bố họ đã đạt kỷ lục về lượng khí đốt hàng ngày cung cấp cho Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia. Hơn nữa, tổng lượng giao hàng thông qua đường ống đạt mức cao nhất mọi thời đại là 15,5 tỷ m3 trong năm trước.

Tuy nhiên, chuyển hướng xuất khẩu khí sang các thị trường mới đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng đắt tiền và một quá trình mất nhiều thời gian. Theo báo cáo, Gazprom dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 vào năm 2024.

Gazprom sở hữu trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, sử dụng khoảng nửa triệu nhân viên và do đó họ vẫn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nga.

Báo cáo tài chính của Gazprom cho năm 2022 cho thấy lợi nhuận là 1,2 nghìn tỷ Ruble (15 tỷ USD), giảm đáng kể so với mức 2,1 nghìn tỷ Ruble được ghi nhận trong năm trước. Theo một tuyên bố của công ty, do lợi nhuận giảm, hội đồng quản trị đã khuyến nghị giữ lại các khoản chi trả cổ tức.

Các mối ràng buộc quan trọng Nga-châu Á

Như một quan chức của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ từng nói, “Chiến dịch trừng phạt nhằm vào Nga như một hình thức “gây sốc và kinh hoàng” về kinh tế. Tuy nhiên, sau một cuộc khủng hoảng tài chính ngắn ngủi, Nga đã định tuyến lại phần lớn hoạt động thương mại của mình hướng tới các nền kinh tế châu Á.

Các nền kinh tế châu Á đã đóng vai trò là điểm đến thay thế cho hàng xuất khẩu của Nga cũng như các nguồn nhập khẩu mới. Liên kết thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh và các nước Trung Á đã thúc đẩy nền kinh tế Nga.

Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc tăng 29% năm 2022 và 39% trong quý I/2023. Con số này có thể đạt 237 tỷ USD vào cuối năm 2023, lớn hơn tổng thương mại song phương của Trung Quốc với các nền kinh tế như Australia, Đức…

Năm 2022, thương mại của Nga với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tăng 68%, trong khi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ tăng 87%. Thương mại Nga-Ấn Độ tăng 205% lên 40 tỷ USD.

Chuyển hướng xuất khẩu là cứu cánh cho doanh số bán năng lượng của Nga, chiếm một phần lớn trong thương mại của nước này. Tháng 1/2022, các nước châu Âu đã nhập khẩu 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, trong khi các khách hàng châu Á mua 1,2 triệu thùng/ngày. Đến tháng 1/2023, doanh số bán hàng của Nga sang châu Âu đã giảm xuống dưới 100.000 thùng mỗi ngày, nhưng xuất khẩu sang châu Á đã tăng lên 2,8 triệu thùng/ngày.

Nhu cầu của châu Á đã bù đắp nhiều hơn cho sự sụt giảm xuất khẩu dầu của Nga sang châu Âu. Ấn Độ đã trở thành nước mua dầu thô vận chuyển bằng đường biển lớn nhất của Nga, mua hơn 1,4 triệu thùng mỗi ngày kể từ đầu năm 2023. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc theo sát phía sau, mua từ 800.000-1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Trong một năm, Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh đã thay thế hoàn toàn nhu cầu của châu Âu đối với xuất khẩu dầu của Nga.

Các nhà xuất khẩu châu Á cũng đã lấp đầy một phần khoảng trống do các nhà cung cấp thiết bị sản xuất tiên tiến và công nghệ cao của phương Tây để lại. Các công ty Trung Quốc hiện chiếm 40% doanh số bán ô tô mới và 70% doanh số điện thoại thông minh ở Nga.

Việc phương Tây rút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ô tô trong nước. Nga đã chuyển sang nhập khẩu ô tô châu Âu và Nhật Bản đã qua sử dụng thông qua các nước thứ ba, trong đó ô tô mới chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đã trở thành những nhà cung cấp vi mạch chính, thứ linh kiện mà Nga đã bắt đầu dự trữ trước xung đột. Năm 2022, các công ty Nga chuyển sang nhập khẩu chip cao cấp hơn, với giá trị nhập khẩu chất bán dẫn và mạch điện tử trong khoảng thời gian từ tháng 1-9/2022 tăng 36% so với cùng kỳ năm 2021. Vẫn còn phải chờ xem hiệu quả của các kênh nhập khẩu này về lâu dài như thế nào, nhưng trong ngắn hạn, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của phương Tây đã không tạo ra “nạn đói” chip ở Nga.

Các đối tác thương mại của Nga trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) cũng đóng một vai trò trong việc giảm bớt ảnh hưởng của các hạn chế xuất khẩu công nghệ. Các nền kinh tế Trung Á đang hoạt động tích cực như các đường dẫn nhập khẩu song song và thương mại quá cảnh.

Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu kết luận rằng, mặc dù thương mại của Nga với Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã giảm đáng kể, song xuất khẩu của EU và Anh sang Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan… đã tăng rõ rệt. Điều này phản ánh việc định tuyến lại thương mại từ các nước này sang Nga. Hiệu ứng định tuyến lại này qua Trung Á là đáng chú ý trong việc nhập khẩu máy móc và các sản phẩm hóa chất.

Tính đến tháng 10/2022, mức tăng hàng năm trong xuất khẩu sang Nga từ Trung Quốc, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia gần bằng mức giảm xuất khẩu của châu Âu, Mỹ và Anh sang Nga.

Các nền kinh tế châu Á đóng vai trò là nhà cung cấp thay thế cho nền kinh tế Nga, là khách hàng mới cũng là bên định giá cho xuất khẩu dầu của Nga trên thị trường toàn cầu, giúp giảm đáng kể tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong khi các biện pháp trừng phạt đã làm giảm tiềm năng tăng trưởng của Nga, thì nền kinh tế của nước này vẫn được duy trì nhờ sự tái tổ chức thương mại lớn. Sự tham gia của một số nền kinh tế châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore trong các biện pháp trừng phạt tài chính và công nghệ ít có tác dụng, một phần vì quan hệ thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á này với Nga vẫn tiếp tục trong lĩnh vực sản xuất và thương mại năng lượng.

Do đó, sức mạnh thương mại chống lại các biện pháp trừng phạt của châu Á chủ yếu thuộc về Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như một số nền kinh tế Trung Đông và Trung Á.

Những thực tế địa kinh tế này dường như sẽ làm phức tạp thêm các biện pháp trừng phạt của phương Tây trong tương lai.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

LNG 2 ở Bắc Cực – dự án thúc đẩy tham vọng khí đốt của Nga

Mới đây, Công ty Novatek của Nga đã tạm dừng hoạt động tại dự án LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại dự án này vào mùa Đông năm nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Giá vàng quay đầu giảm sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Đúng như dự đoán, ngày 6-11 giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh, có lúc về sát 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Giá vàng thế giới giảm sâuLúc 18h30, giá vàng thế giới ở mức 2.718,7...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Ông Donald Trump tuyên bố thắng cử: Giá vàng lao dốc, Bitcoin, USD tăng vọt

Lần đầu phát biểu sau khi cuộc bầu cử kết thúc, ông Donald Trump tuyến bố "đã làm nên lịch sử". Giá vàng lao dốc, trong khi đồng Bitcoin và USD tăng vọt. Trưa 6/11 (giờ Việt Nam), các hãng truyền thông lớn của thế giới đồng loạt đưa tin kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa tuyên bố chiến thắng, vượt qua ngưỡng 270 phiếu...

Cùng chuyên mục

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Công ty cổ phần Vĩnh...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. Phát biểu tại bữa tiệc của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ -...

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương (Hải Phòng) sẽ nhập vào quận Hồng Bàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. ...

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CRV, Civic lỗi thước lái

Honda Việt Nam vừa thông báo đợt triệu hồi lớn nhất từ trước đến nay với hơn 11.000 xe CR-V, Civic và Civic Type R. Honda Việt Nam vừa thông báo trong tháng 11-2024 đến khách hàng, hãng xe tiến hành triệu hồi quy...

Mới nhất

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. ...

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa...

Mới nhất