Trang chủNewsNhân quyềnNhà nông vùng cao "thay tư duy, đổi cuộc đời"...

Nhà nông vùng cao “thay tư duy, đổi cuộc đời”…


Nỗ lực nhiều…

Công bằng mà nói: ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu trong những năm qua đã được một số thành tựu nhất định so với nhiều năm trở lại đây. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã bắt đầu thay đổi thói quen canh tác, tư duy mùa vụ “ơn trời mưa nắng phải thì”, thay vào đó là tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, như: Sâm ngọc linh, cây chè cổ thụ, hoa địa lan và rau củ quả… Đồng bào các DTTS ở Lai Châu không đơn thuần trồng ngô, lúa. Đã biết thay đổi cơ cấu cây trồng theo thị hiếu của thị trường, nhu cầu người tiêu dùng.

Lai Châu từ năm 2020 đến nay có khoảng 124 sản phẩm của 57 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP, đạt 3 sao trở lên 113 sản phẩm, 4 sao 11 sản phẩm và 5 sao có 2 sản phẩm. Đó chưa phải là tất cả những gì của ngành nông nghiệp Lai Châu đã và đang có, song phần nào phản ánh những nỗ lực của địa phương, của ngành và đồng bào các DTTS ở Lai Châu.

Song, có một thực tế hiện nay, Lai Châu và một số tỉnh trong Khu vực Tây Bắc đang tồn tại một thực trạng, sản phẩm OCOP chỉ đủ để chào và giới thiệu sản phẩm tại một số gian hàng nhỏ lẻ, hội chợ thương mại nông sản trong nước và trong tỉnh.

chuoi_lchau.jpg
Cây chuối cây xóa đói giảm nghèo của bà con vùng biên huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Vùng nguyên liệu chưa đủ để các thương lái hàng nông sản có thể tham gia mua với số lượng lớn. Ở Lai Châu các sản phẩm nông nghiệp dường như thứ gì cũng có, nhưng không tập trung, nên sản phẩm nông nghiệp của Lai Châu chưa thể trở thành hàng hóa theo đúng nghĩa để tham gia thị trường lớn…

Trong những khó khăn của ngành sản xuất nông nghiệp có yếu tố khách quan do địa hình dốc, đất canh tác không tập trung, khó đưa cơ giới vào trong sản xuất, nên đồng bào mất nhiều công lao động. Mặt khác, khí hậu phân biệt rõ 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, nên làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Hệ thống kênh mương thủy lợi vì thế cũng bị bão lũ thường xuyên làm hư hại, đất trồng bị rửa trôi màu mỡ…

Ngoài ra còn có yếu tố xã hội, đơn cử một lao động tham gia sản xuất nông nghiệp có sự may rủi, chịu sự tác động từ nhiều phía thời tiết, khí hậu, thị trường… Nhẩm tính, mỗi một hộ gia đình người dân vùng cao bỏ ra 2 lao động chính để sản xuất lúa nương, sau 1 năm trừ chi phí, công chăm sóc thì lợi nhuận không xứng với công sức bỏ ra. Trung bình, 1ha lúa nương chỉ được khoảng hơn 1 tấn lúa tươi/ vụ đầu, nếu mất mùa thì chỉ được 7 – 8 bao. Trong khi 1 tấn lúa tươi chỉ bán được khoảng 7 – 8 triệu đồng. Nếu 1 công lao động chính tham gia làm công nhân cho các nhà máy trừ chi tiêu ăn uống, tiết kiệm mỗi năm vẫn để ra được vài chục triệu đồng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến ngành nông nghiệp nói chung, ở Lai Châu nói riêng gặp khó khăn trong quá trình triển khai các đề án tái cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp.

… và hướng đến giảm nghèo bền vững

Trước những thực trạng đó của ngành nông nghiệp Lai Châu đã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung; đề án phát triển rừng và một số cây dược liệu; đề án phát triển sản xuất nông nghiệp dành riêng cho những xã biên giới đặc biệt khó khăn; đề án xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn… cho cả giai đoạn từ 2021 – 2025 và định hướng tầm nhìn đến năm 2030 cùng với đó là một số chính sách đi kèm như: chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp hàng hóa; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho cả giai đoạn.

Nhìn lại ngành nông nghiệp Lai Châu trong thời gian qua, sản lượng lúa đông xuân tăng so với kế hoạch 280 tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đưa tổng đàn gia súc chính ước đạt 323.130 con, tăng 13.665 con so với kế hoạch cùng kỳ năm trước, thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 21.588m3. Diện tích cây chè 9.357ha, sản lượng chè búp tươi 48.000 tấn; cây ăn quả 8.170ha, sản lượng ước đạt 60.000 tấn…

Cùng với đó, Lai Châu đã triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, quản lí lâm sản quý hiếm, nên các vụ cháy rừng giảm rõ rệt. Công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng rừng được từng bước được nâng lên và cải thiện đáng kể. 

Chương trình xây dựng nông thôn mới từng bước được nâng lên đã có 39/94 xã đạt chuẩn từ 15 – 18 tiêu chí trở lên, 35 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí. Kinh tế trang trại có khoảng 135 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu, thu hút 1.207 thành viên, giải quyết việc làm cho 1.451 lao động; có 20 HTX tham gia liên kế, tổng thu nhập bình quân lao động ước đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 450 triệu đồng/HTX. 

Đó là những con số biết nói, phản ánh những nỗ lực cố gắng của ngành nông nghiệp Lai Châu. Tuy chưa phải là tất cả, song đã đem lại phần nào đời sống ấm no, thu nhập ổn định cho người dân.

anh-5.jpg
Phát triển  vùng sâm trên địa bàn tỉnh Lai Châu sẽ tạo việc làm, thu nhập ổn định giúp người dân vươn lên làm giàu

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hoàng Văn Bình, Chủ nhiệm HTX cá tầm Dương Yến cho biết: Việc thành hay bại đều phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song cơ bản nhất vẫn là chất lượng tuyên truyền xuống cho người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chính sách đi kèm và năng lực của cán bộ cùng với khát vọng làm giàu của người dân. 

Nếu lòng dân đã thuận, có ý trí vươn lên, có khát vọng làm giàu, không ngại khó, ngại khổ, không trông chờ ỷ nại… thì mọi khó khăn trước mắt chỉ là một vật cản rất nhỏ trên đường đi đến đích. Chẳng có con đường hạnh phúc no ấm nào lại không lao tâm khổ tứ, không đổ mồ hôi. Quan trọng là người dân có thực sự muốn thoát nghèo. 

Gắn bó với vùng cao nhiều năm, tôi nhận thấy, nếp nghĩ cách làm của đồng bào các DTTS vài năm trở lại đây đã thay đổi. Họ đã bắt đầu biết áp dụng khoa học – kỹ thuật vào trong chăn nuôi, trồng trọt, biến sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa. Điển hình như huyện Phong Thổ, tính riêng năm 2021, 2022 huyện đã bán cho các thương lái mua chuối xuất khẩu sang Trung Quốc hàng vài trăm tấn. Trong những năm qua, cây chuối là cây xóa đói giảm nghèo của huyện Phong Thổ, Lai Châu. 

chi-tan-thi-van-ban-son-thau-1-xa-ma-li-pho-huyen-phong-tho-tinh-lai-chau-thu-mua-chuoi-xk-sang-tq.jpg
Chị Tẩn Thị Vân, bản Sòn Thẩu 1, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua chuối của người dân xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh M.H

Chính quyền cấp huyện, thị các địa phương đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, việc thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu thổ nhưỡng ở Lai Châu.  Chính vì vậy, đã có nhiều mô hình được hình thành nhân rộng từ địa phương, như: Mô hình nuôi cá hồi, cá tầm, mô hình trồng địa lan của huyện Phong Thổ; Mô hình trồng sâm ngọc linh, cây đương quy dưới tán rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả, thu nhập cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Cảnh Đức, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Thổ, chia sẻ: Những năm trở lại đây, đồng bào các DTTS bắt đầu chuyển hướng nuôi, trồng những giống cây, giống con mang lại hiệu quả kinh tế cao thay cho việc trồng ngô, trồng lúa. Đó là những tín hiệu tốt trong việc nhận thức của người dân hướng đến sản xuất nông sản theo hàng hóa. Điển hình như huyện Phong Thổ, diện tích trồng chuối của người dân đã tăng lên gần 4.000 ha, mặc dù đang trong giai đoạn bước vào thoái hóa cần trồng thay thế. Song điều đó đã cho thấy đồng bào các DTTS biết thay đổi nếp nghĩ để trồng cả một vùng, biến địa phương mình trở thành vùng nguyên liệu để thu hút các tư thương lớn có mối xuất khẩu sang thị trường lớn. Nhiều hộ gia đình của Phong Thổ vì đó vươn lên thoát nghèo trong những năm qua.

Không riêng gì cây chuối, cây sâm… một số giống cây trồng khác như: Lúa, ngô, chè… đã giúp đồng bào Lai Châu thoát nghèo trong những năm qua. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn nhà báo Hà Nội, tỉnh Điện Biên, Lai Châu làm việc với quận Tây Hồ

Đại diện đoàn Hội Nhà báo có các đồng chí: Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội và đồng chí Phạm Ngọc Hân - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên. Về phía UBND quận Tây Hồ có các đồng chí: Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận; Trần Thị Thu Hường - Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ cùng đại diện các phòng chức năng liên quan....

Điện Biên, Lai Châu chủ động đề xuất vướng mắc để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

Về đầu tư công, mặc dù các tỉnh phía Bắc được quan tâm nhưng Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị lãnh đạo tỉnh đôn đốc để địa phương triển khai, giải ngân vốn đầu tư công kịp thời tạo động lực phát triển kinh tế...

Quy định Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024

Theo đó, giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu được quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 4, Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai, xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu...

Lai Châu kỷ niệm 20 năm chia tách thành lập tỉnh

Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lai Châu nhằm ôn lại truyền thống, phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào dân...

Lai Châu ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp, cửa khẩu

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 542/TB-VPCP ngày 29/12/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu.Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậuThông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Mới nhất

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan...

Mới nhất