Trang chủDestinationsNinh ThuậnSản xuất công nghiệp gặp khó, doanh nghiệp kỳ vọng sớm hồi...

Sản xuất công nghiệp gặp khó, doanh nghiệp kỳ vọng sớm hồi phục

Tổng cục Thống kê nhận định, do tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước.

Tình trạng sụt giảm hoặc tăng trưởng thấp của ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo có thể còn tiếp tục trọng thời gian tới, ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Tốc độ suy giảm sâu

5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm ở một số địa phương là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm.

Tổng cục Thống kê chỉ ra, tốc độ tăng chỉ số IIP bắt đầu chậm lại từ quý IV/2022 (chỉ tăng 3%) và giảm trong các tháng đầu năm 2023. Đây là hiện tượng hiếm thấy và ngược chiều so với cùng kỳ nhiều năm trước đây (5 tháng năm nay giảm 2%, trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%).

Dây chuyền sản xuất gỗ MDF tại nhà máy của Công ty

Cổ phần Gỗ MDF Thanh Thành Đạt (Hà Tĩnh). Ảnh minh họa: TTXVN

Đáng chú ý, IIP giảm thấp diễn ra ở 2 ngành chủ yếu là: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành khai khoáng. Ngành là sản xuất và phân phối điện tăng nhẹ 0,8%; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%. Tuy nhiên, 2 ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ.

Sự sụt giảm hoặc tăng thấp của công nghiệp diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2023, Quảng Nam giảm 36,7%; Bắc Ninh giảm 19,1%; Vĩnh Long giảm 16,6%; Sóc Trăng giảm 16,5%; Đà Nẵng giảm 4,8%; Hòa Bình giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, những diễn biến trên đã tác động tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu về giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp, đến tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo, đến mục tiêu tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, tình trạng này có thể còn tiếp tục trong những tháng tới, do nhiều yếu tố. Trước hết, là chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp. Toàn ngành giảm 3,5%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm sâu hơn (3,7%). Một số ngành cụ thể còn giảm sâu hơn nữa, như: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất kim loại; dệt, may; sản xuất da và các sản phẩm khác có liên quan; sản xuất vật liệu xây dựng…

Cùng với đó, so với cùng kỳ năm ngoái, số doanh nghiệp công nghiệp khởi nghiệp giảm 1,6%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 7,4%; số doanh nghiệp giải thể tăng 6,5%; số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh tăng 20,3%; số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng 34,1%. Những doanh nghiệp đang hoạt động gặp rất nhiều khó khăn ở đầu ra.

Về sản xuất, những hạn chế của ngành công nghiệp tuy có cải thiện, nhưng chưa đáng kể. Công nghiệp hỗ trợ còn yếu; tính gia công, lắp ráp còn lớn; tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có trình độ kỹ thuật công nghệ cao còn thấp.

Đặc biệt, ở đầu ra, ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp giảm; trong đó, có một số mặt hàng giảm sâu hơn tốc độ chung hoặc những mặt hàng có kim ngạch lớn, như sợi dệt, sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép… Kim ngạch xuất khẩu giảm có phần do lượng sản xuất giảm, có phần do giá xuất khẩu giảm, có phần do địa bàn, do thị trường…

Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) chia sẻ, thị trường chủ lực của SADACO là Mỹ và châu Âu nhưng cùng lúc cả hai thị trường này đều xảy ra lạm phát lớn và kéo dài đã khiến sức mua đồ gỗ tại ngày càng giảm sút.

Mức độ sụt giảm đơn hàng tăng lên và đỉnh điểm là trong hai tháng gần đây không có đơn hàng mới, hoạt động sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn. Điều này gây ra nhiều hệ lụy, khó khăn trong thời gian tới là doanh thu và tìm kiếm lao động. Bởi lao động trong ngành chế biến gỗ là lực lượng khó kiếm, khó giữ chân mà lại dễ mất vào các ngành nghề khác khi xảy ra biến động việc làm

Trước những khó khăn, hiện, hầu hết các doanh nghiệp đã có động thái đối phó tương ứng bằng cách giảm cả sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang kỳ vọng, quá trình hồi phục của ngành sản xuất sẽ diễn ra trong những tháng tới.

Cần các giải pháp để nhanh chóng phục hồi

Nhằm sớm tháo gỡ khó khăn về thị trường, vốn vay giúp doanh nghiệp phục hồi, từ đó góp phần hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra, Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, hiện sức chống chịu của doanh nghiệp rất yếu, đối với doanh nghiệp, vốn chính là máu. Mặc dù, có thời điểm Chính phủ yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất, nhưng lãi suất hiện vẫn còn rất cao, trên 10% chưa thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

“Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải hết sức chia sẻ với doanh nghiệp. Vì nếu doanh nghiệp “sống tốt” thì mới tạo ra được các giá trị cho xã hội. Hơn bao giờ hết, cần phải có ưu tiên cho doanh nghiệp ở thời điểm này”, đại biểu Trịnh Xuân An đề xuất.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) cho rằng, khó khăn của kinh tế toàn cầu là phép thử đối với sự chống chịu của kinh tế trong nước, nhưng cũng là cơ hội để sắp xếp, điều chỉnh chính sách như: chính sách thu hút đầu tư, xác định thế mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm để điều chỉnh giảm thời giờ làm việc, thời giờ làm thêm cho người lao động.

Còn theo đại biểu Trần Chí Cường (Đoàn Đà Nẵng), để phát huy tối đa hiệu quả các gói hỗ trợ, Chính phủ cần rà soát tất cả chính sách đã ban hành, nhất là chính sách trong phục hồi, phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để xem đã phù hợp chưa.

Chẳng hạn như việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thông qua ngân hàng thương mại vẫn khá thấp. Số tiền hỗ trợ khách hàng lũy kế từ đầu chương trình chỉ đạt khoảng 409 tỷ đồng. Nếu không gỡ thì nút thắt này sẽ trở thành hạn chế trong phát triển nguồn lực trong thời gian tới.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, thách thức các quý tới là rất khó khăn. Hiện, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, công điện, chỉ thị, giải quyết nhiều ách tắc, tháo gỡ nhiều vướng mắc khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, doanh nghiệp đang gặp 3 khó khăn chính là dòng tiền, thị trường và khả năng hấp thụ vốn. Doanh nghiệp nếu không có đơn hàng thì không thể vay vốn.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ cố gắng tháo gỡ dòng tiền để doanh nghiệp có tiền trả nợ đến hạn, đóng thuế, trả lương cho nhân viên, dùng làm vốn lưu động… Còn một vấn đề nữa là tháo gỡ khó khăn về ách tắc thủ tục hành chính.

Bộ trưởng Dũng cho biết, hiện, nhiều địa phương chậm giải quyết các thủ tục hành chính kiến các doanh nghiệp kêu ca, phàn nàn. Điều này cản trở hoạt động doanh nghiệp, gây khó khăn, cản trở sự phát triển của nền kinh tế.

“Tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm làm chậm lại việc giải quyết công việc. Điều này làm khó khăn thêm cho nền kinh tế. Đề nghị các các địa phương nhanh chóng giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

 



Source link

Cùng chủ đề

Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Ngày 24/1, người dân Romania đã đi bỏ phiếu cho vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống, đưa ra sự lựa chọn từ 14 ứng cử viên để lãnh đạo đất nước trong năm năm tới.

TPHCM liên tục xuất hiện sương mù, bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép

TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  Sương mù tại khu vực quốc lộ 1 (đoạn qua quận Bình Tân, TPHCM) vào sáng 24/11. Ảnh: Hữu Huy...

Giới trẻ xếp hàng từ 4 giờ sáng đi săn mây, ngắm hoa dã quỳ

TPO - Vào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi. 24/11/2024 | 12:40 TPO - Vào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ...

Đại học Duy Tân lên tiếng vụ ‘học ngành bác sĩ răng – hàm – mặt nhưng nhận bằng bác sĩ nha khoa’

Sinh viên học ngành bác sĩ răng - hàm - mặt tại Đại học Duy Tân cho biết rất hoang mang khi trường cấp bằng bác sĩ nha khoa và không thể đi xin việc. Ông Dàng cho hay ông và nhà trường rất...

Những điểm mới về chi trả, chuyển tuyến, thuốc và vật tư cho người bệnh bảo hiểm y tế

Dự kiến đầu tuần tới Quốc hội sẽ xem xét dự luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với rất nhiều điểm mới được mong đợi, ví dụ như khám chữa bệnh tại nhà được bảo hiểm chi trả, mức hưởng bảo hiểm được thiết kế trên cơ sở xóa 'địa giới hành chính'... Bên cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Ninh Hải: Vào mùa du lịch hè

Từ đầu tháng 6, du lịch (DL) hè đã chính thức vào mùa. Là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về phát triển DL, nhất là DL biển. Tận dụng lợi thế điều kiện thiên nhiên, Ninh Hải đang tập trung thu hút khách mùa DL hè 2023.

Khuyến khích sinh viên tìm hiểu về sở hữu trí tuệ

Hội thảo do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức.Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2023, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế...

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển...

Thông báo kết luận nêu rõ, thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong "hệ sinh thái" kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch, lưu trú, sản xuất vật liệu, tài chính, ngân hàng,… tác động đến chuỗi sản xuất như vật liệu, sắt thép, đồ gia dụng, thị trường vốn, tín dụng, thị trường lao động, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô.Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổ...

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.Theo đánh giá, trong những năm qua, công tác PCTN-TC được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lãnh...

Lễ Ăn mừng đầu lúa mới của người Raglai xã Phước Hà trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Ăn mừng lúa mới của đồng bào Raglai xã Phước Hà được diễn ra hằng năm, vài năm hoặc 5 năm một lần tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, tộc họ. Thời điểm diễn ra Lễ Ăn mừng đầu lúa mới thường được tổ chức vào dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, sau khi người dân kết thúc vụ mùa.Lễ vật cúng đầu lúa mới gồm có: Con heo, gà luộc,...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Trời rét nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?

Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh Ăn súp gà Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có...

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Đoàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tham gia tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan và làm việc tại Petronas có Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng và Phó Tổng Giám đốc Lê Mạnh Cường.

Soobin động viên Tùng Dương thi Anh trai vượt ngàn chông gai mùa 2

Là khách mời trong liveshow "Người đàn ông hát", Soobin dạy Tùng DÆ°Æ¡ng nhảy và động viên nam ca sÄ© thi "Anh trai vượt ngàn chông gai" mùa sau. Liveshow Người đàn ông hát của ca sĩ Tùng Dương diễn ra tối 23/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội với sự theo dõi của 4.000 khán...

Vào lớp 1 trở thành “cuộc chiến”, thi khó, tỷ lệ chọi cao

Giáo viên tiểu học cho biết nhu cầu cho con thi vào lớp 1 trường "hot" ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực để trẻ trúng tuyển vào các...

Mới nhất