Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính: Biến khát vọng thành hành động cụ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Biến khát vọng thành hành động cụ thể trong chuyển đổi số

Chiều 14/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên 2023 về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk; Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti đồng chủ trì.

Diễn đàn có sự tham dự của lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước tại Việt Nam; lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế.

Chuyển đổi số rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Diễn đàn cấp cao thường niên và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2023) là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự và chủ trì Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Diễn đàn bao gồm một phiên toàn thể, 4 phiên hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0. Diễn đàn nhằm thảo luận về những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động nhằm nâng cao năng lực sản xuất thông minh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước…

Trước phiên toàn thể, sáng 14/6, chuỗi 4 phiên hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 đã diễn ra, tập trung vào các chủ đề chính: Sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghiệp, chuyển đổi xanh, năng lượng xanh, tài chính xanh và giáo dục xanh…

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu khai mạc Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phiên toàn thể tập trung vào 4 báo cáo chính. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Dự thảo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày báo cáo: Thúc đẩy chuyển đổi số trở thành phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti trình bày báo cáo: Chuyển đổi xanh và bản sao số ở Châu Âu và Việt Nam: Hàm ý chính sách cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) trình bày báo cáo về Tăng trưởng xanh và đổi mới sáng tạo: Những thách thức chính và giải pháp.

Trong khuôn khổ phiên Toàn thể cấp cao, Tọa đàm cấp cao đã diễn ra với sự tham gia trao đổi, thảo luận của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Các nhóm nội dung lớn tập trung trao đổi, thảo luận như: Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động ở Việt Nam; Sự tham gia của quốc tế trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động ở Việt Nam; Hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể hóa các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù; các chiến lược, chương trình quốc gia, đề án liên quan về công nghiệp hóa, hiện đại hóa…. Các đại biểu thảo luận các nội dung trọng tâm nhằm xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự cường gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chuyển đổi số ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và thực sự đang bước vào giai đoạn phát triển mới với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Với việc chuyển đổi theo mô hình tăng trưởng mới dựa trên nền tảng là năng suất và đổi mới sáng tạo, giảm bớt sự phụ thuộc vào những lợi thế cạnh tranh cũ như tài nguyên thiên nhiên hay nguồn nhân công giá rẻ, kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ.

Chủ trương phát triển dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được Đảng, Nhà nước khẳng định trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, công nghiệp chế tạo, chế biến được xác định là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó có chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đối với Việt Nam, ý thức rõ về cơ hội và yêu cầu, Chính phủ đã chủ động thích ứng, đổi mới để phát triển. Trước hết, không ngừng nỗ lực để tiếp tục xây dựng một Chính phủ có đủ năng lực quản trị phát triển trong thời đại số. Các cấp, các ngành, toàn xã hội đã có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để tận dụng cơ hội và thích ứng với thách thức của thời đại số.

Chuyển đổi số ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Thể chế cho phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, kinh tế số đang từng bước được hoàn thiện. Chuyển đổi số trong nội khối cơ quan hành chính nhà nước có nhiều kết quả tích cực. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến có chuyển biến rõ rệt, với gần 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các cơ sở dữ liệu làm nền tảng để triển khai xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số tiếp tục được thúc đẩy triển khai, kết nối, chia sẻ phục vụ xây dựng chính phủ số.

Biến khát vọng thành việc làm và hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Để đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị bám sát các yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ sẽ ban hành tới đây để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Giai đoạn 2021 – 2030 tập trung chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; thực hiện chuyển đổi số; chuyển đổi xanh. Giai đoạn 2031 – 2045 tập trung nâng cao chất lượng công nghiệp hóa và đẩy mạnh hiện đại hóa toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trước mắt, thực hiện có hiệu quả “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia” và “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Qua đó, tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

“Chúng ta phải đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số; xây dựng, triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; triển khai tích cực, hiệu quả các nội dung của Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII để tiến tới giảm và cân bằng phát thải theo các cam kết của Việt Nam tại COP26, COP27” – Thủ tướng yêu cầu.

Theo Thủ tướng, Việt Nam phải xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

“Việt Nam là quốc gia đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về đổi mới sáng tạo trong 12 năm liền và tiếp tục được WIPO coi là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, với xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Với quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần đổi mới tư duy, tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với đó, tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược tạo động lực cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhanh chóng thể chế hóa quan điểm nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

“Quá trình chuyển đổi số, tăng trưởng xanh của Việt Nam phải lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực và nguồn lực và do con người Việt Nam thực hiện là chính; với nền tảng là tiền năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước; dựa vào trí tuệ, sức sáng tạo của người Việt Nam và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam để phát triển. Song không thể thiếu sự hợp tác quốc tế, trong đó có kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện thể chế, nguồn lực tài chính, công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực và khoa học quản trị”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, là nền kinh tế phát triển năng động, Việt Nam kiên định nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, đến năm 2045 phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đảng, Nhà nước rất coi trọng và xem chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập tới việc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược và đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 29-NQ/TW.

Việt Nam với rất nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tiếp cận và hưởng lợi từ cách mạng lần thứ tư. Đó là, có cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, năng động, sáng tạo; hạ tầng cho công nghệ số hóa phát triển nhanh; cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện. Vì vậy, dù phải chú ý đến những yếu tố tác động tiêu cực nhưng đây thực sự là cơ cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tích cực đồng hành và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để cùng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp này nhằm mang lại hòa bình, thịnh vượng chung cho các dân tộc trên thế giới.

Thủ tướng đề nghị, sau Diễn đàn này, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực, biến khát vọng thành việc làm, hành động cụ thể để tiếp tục phấn đấu, đạt được những bước tiến mới góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Trước khi dự phiên toàn thể của Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu đã tham quan Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0; dự và thực hiện nghi thức khởi động chuỗi hoạt động triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Source link

Cùng chủ đề

Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

(CLO) Chiều 7/11, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng để triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024. ...

Tổng Bí thư: Việt Nam kêu gọi gỡ bỏ cấm vận Cuba

Chiều 2.11, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba, nhân dịp thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ gắn bó, đồng chí anh em mẫu mực, hiếm có trong quan...

Ông Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

(Dân trí) - Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025. Sáng 26/10, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Quang...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc

Ngày 24.10, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Tô Lâm đã tiếp thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc, đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của thượng tướng Trương Hựu Hiệp trong việc cụ thể hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, góp...

Công bố các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

NDO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV công bố các Nghị quyết về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (Ảnh: DUY LINH) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1226/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết số 1228/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ nhiệm nhân sự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Làng cổ Phong Nam nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 10km với diện tích khoảng 1,62 km2. Dù trải qua cả trăm năm kể từ lúc lập làng, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, hồn...

Cùng chuyên mục

Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh nội dung trên khi tham gia trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, sáng 12/11. Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí Tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) đặt vấn đề: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã...

Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh

Chiều 12/11, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 thanh niên gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh gồm: Lê Văn Lộc (26 tuổi, trú tại phường 1, quận 8, TP.HCM) và Huỳnh Dương Bảo (33 tuổi, trú tại phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).Trong đó, Lộc từng có 4 tiền án cùng về...

Có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, hành vi tuyên truyền nội dung chứa tin giả, sai sự thật tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội, an ninh trật tự, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. ...

Sunhouse 4 lần liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tại lễ công bố các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 vừa qua, Sunhouse là doanh nghiệp duy nhất trong ngành hàng Gia dụng Việt Nam có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia. Điều này minh chứng cho chất lượng, uy tín sản phẩm của Sunhouse trên thị trường. Bộ Công Thương cho biết tại kỳ xét chọn lần thứ 9 năm 2024 ghi dấu ấn với sự tham gia của nhiều thương...

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn bẩy", góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo...

Mới nhất

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025

Đề thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thí sinh làm bài thi trên giấy, thời gian 150 phút.Xem chi tiết đề minh hoạ Tại đây.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo...

Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh

Chiều 12/11, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 thanh niên gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh gồm: Lê Văn Lộc (26 tuổi, trú tại phường 1, quận 8, TP.HCM) và Huỳnh Dương Bảo (33 tuổi, trú...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối...

Có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, hành vi tuyên truyền nội dung chứa tin giả, sai sự thật tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội, an ninh trật tự, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. ...

Mới nhất